Chữ Tín theo quan điểm của Tôn giáo Baha'i

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 3036 | Cật nhập lần cuối: 2/3/2016 8:53:28 AM | RSS

Đấng Giáo Tổ của Tôn giáo Baha'i - Đức Baha'u'llah - dạy rằng chân lý của tôn giáo là tương đối chứ không phải tuyệt đối, rằng Mặc khải Thiêng liêng là một tiến trình phát triển liên tục, dù có những khía cạnh thứ yếu khác nhau trong giáo lý của các tôn giáo, nhưng các tôn giáo “đều có chung một nguồn gốc thiên thượng, bay lên trên cùng một bầu trời, ngự chung một ngai vàng, phát biểu cùng một lời và công bố cùng một đức tin”. Tôn giáo Baha'i đã cổ xúy cho nguyên lý về sự thống nhất cơ bản của nhân loại như là sự biểu trưng cho tuyệt đích của toàn bộ quá trình tiến hóa của nhân loại. Giai đoạn sau cùng trong sự tiến hóa kỳ diệu này không chỉ cần thiết mà là chắc chắn xảy ra, rằng nó đang tiến dần và sự thống nhất đó sẽ không thể nào thiết lập được nếu không nhờ vào năng lực biến cải của Thánh Thư thiêng liêng đã ban cho.

 

Tôn giáo Baha'i nhìn nhận về sự thống nhất của Thượng Đế và của các Đấng Sứ giả của Ngài, tán dương nguyên lý tự tìm chân lý, loại bỏ mọi dạng mê tín và thành kiến, dạy rằng mục đích cơ bản của tôn giáo là thúc đẩy sự hòa hợp, rằng tôn giáo phải đi đôi với khoa học và rằng tôn giáo là nền tảng duy nhất của một xã hội trật tự, tiến bộ và hòa bình. Tôn giáo Baha'i khắc sâu nguyên lý bình đẳng về cơ hội, quyền và đặc ân giữa nam và nữ, chủ trương sự giáo dục phổ cập, loại bỏ sự chênh lệch quá mức giữa giàu nghèo, nâng cao sự làm việc trong tinh thần phụng sự lên hàng thờ phượng, tiến cử việc chấp dụng một thế giới ngữ phụ, và quy định những cơ quan cần thiết cho việc thiết lập và giữ gìn nền hòa bình thế giới bền vững.

 

Niềm tin cơ bản của Tôn giáo Baha'i là:

 

    * Thượng Đế duy nhất

    * Các Đấng Giáo Tổ đồng nhất và có cùng nguồn gốc thiêng liêng

    * Nhân loại thống nhất

 

Thượng Đế:

 

Thượng Đế là Đấng Sáng tạo vũ trụ và vạn vật, trong đó có loài người.Thượng Đế là Đấng Cha chung. Thượng Đế là Đấng mà về bản chất không ai biết được. Có nghĩa rằng dù là người thông minh hay khôn ngoan như thế nào, cũng không thể hiểu bản chất của Ngài.

 

“Đối với mọi tâm hồn sáng suốt và giác ngộ thì rõ ràng là Thượng Đế, Bản thể không ai biết, Đấng Thiên thượng, là vô cùng cao cả vượt trên mọi đặc tính của con người, như là sự tồn tại thân xác, lên và xuống, tiến và lùi. Vinh quang Ngài vô cùng cao xa, không lưỡi nào đủ sức dâng lời chúc tụng Ngài một cách thích hợp, không tâm hồn nào hiểu được sự huyền bí khôn dò của Ngài. Ngài đã từng và mãi còn phong kín trong Tôn chất vĩnh hằng cố cựu của Ngài, và sẽ còn ẩn mình đời đời trong Thực thể của Ngài đối với mắt loài người. “Không nhãn quan nào chứa được Ngài, nhưng Ngài thấu rõ mọi nhãn quan; Ngài là Đấng Tinh tế, Đấng Toàn giác”…(Trích Thánh Thư Đức Baha'u'llah đoạn XIX).

 

Mặc khải liên tục

 

Công cụ qua đó Đấng Sáng tạo muôn loài tác động qua lại với tạo vật hằng tiến hoá mà Ngài đã đưa vào cõi hiện hữu là sự xuất hiện của các Nhân vật Tiên tri biểu hiện những đặc tính Thượng Đế không ai vươn tới được: “Như thế là cửa tri thức về Đấng Cố cựu của các Thời đại đã đóng lại trước mặt mọi sinh linh, Nguồn thiên ân vô hạn… đã khiến những Châu ngọc Thiêng liêng sáng ngời xuất hiện từ cõi tinh thần, trong hình thức cao cả của đền thờ nhân thân, và được biểu hiện đối với mọi người, để các Ngài có thể truyền vào thế giới những bí mật về Đấng Bất biến và nói về những điều tế vi thuộc Bản thể bất hoại của Ngài” (Kinh Xác tín của Đức Baha’u’llah, đoạn 106).

 

Theo Giao ước Trường tồn, Thượng Đế không bao giờ bỏ mặc chúng ta mà không dẫn dắt. Đấng Thượng Đế chân chính duy nhất đã liên tục dắt dẫn và giáo dục loài người qua một chuỗi các Đấng Sứ giả Thiên thượng còn gọi là các Đấng Tiên Tri, Đấng Biểu hiện của Thượng Đế như Đức Krishna (Ấn Độ giáo), Đức Moses (Do Thái giáo), Đức Zoroaster (Bái Hỏa giáo), Đức Phật (Phật giáo), Đức Chúa (Thiên Chúa giáo), Đức Muhammad (Hồi giáo), Đức Bab (Tôn giáo Babi) và Đức Baha’u’llah (Tôn giáo Baha'i).

 

Các Ngài lần lượt xuất hiện vào các thời kỳ sa đọa đạo đức, tâm linh suy bại, hận thù, ích kỷ, tham lam, ganh tị. Do ảnh hưởng tâm linh và Thánh ngôn biến cải của các Ngài, các Ngài nâng cao và thánh hóa bản chất con người, hà hơi sự sống mới cho con người và đẩy nền văn minh con người tiến lên. Quá trình tiến hóa thiên định này trong tôn giáo được gọi là “Mặc khải liên tục”.

 

“Các Đấng Sứ giả của Thượng Đế là những Người Thầy đầu tiên và chính yếu. Mỗi khi thế giới trở nên tối tăm, có sự bất đồng ý kiến và thờ ơ, Thượng Đế sẽ cử đến một Đấng Sứ giả Thiêng liêng của Ngài” (Đức Abdul-Baha, Abdul-Baha tại London, tr.44).

 

“Các Đấng Tiên tri của Thượng Đế là những Nhà Giáo dục đầu tiên. Các Ngài ban nền giáo dục chung cho con người, nâng con người từ mức man dã thấp nhất lên đỉnh chót vót của sự phát triển tâm linh” (Đức Abdul-Baha, Promulgation, tr. 364).

 

Mặc khải liên tục này đã xuất hiện tự muôn đời trong quá khứ xa xăm và sẽ không bao giờ chấm dứt. Đức Baha'u'llah, Đấng Giáo Tổ của Tôn giáo Baha'i còn phán sau Baha'i trên 1.000 năm sẽ có một Đấng Biểu hiện khác của Thượng Đế đến với nhân loại để đưa nền văn minh của nhân loại tiếp tục tiến mãi không ngừng.

 

Mọi tôn giáo đều có hai mặt, mặt tâm linh vốn vĩnh cửu và trường tồn, mặt xã hội và nghi thức có tính tạm thời và phụ thuộc.

 

Đức Baha’u’llah phán: “Các luật và nguyên lý này, các hệ thống hùng vĩ và được thiết lập vững chắc này, đã phát xuất từ cùng một Nguồn, và đều là những tia của cùng một Ánh sáng. Việc hệ thống này khác với hệ thống kia là do những yêu cầu chuyển biến của các thời đại trong đó các hệ thống này được ban bố” (Sách Gleanings của Đức Baha’u’llah, đoạn VXXXII).

 

Theo lời của Đức Baha’u’llah, tôn giáo là “Chánh Đạo bất biến của Thượng Đế, trường tồn trong quá khứ, trường tồn trong tương lai” (Thánh kinh Kitab-i-Aqdas của Đức Baha’u’llah, đoạn 182).

 

Hiểu biết về Mặc khải Liên tục là điều then chốt có thể tạo nên sự hòa hợp và yêu quí nhau một cách chân thành giữa các tôn giáo trên thế giới, một nhận thức rất cần thiết cho kỷ nguyên mới này để thúc đẩy sự hòa hợp và sự đoàn kết của gia đình nhân loại chúng ta. Quan niệm này tỏ rõ rằng các tôn giáo lớn của nhân loại không phải là đối thủ của nhau, nhưng nó bổ sung cho nhau. Mỗi tôn giáo giữ một vai trò quan trọng trong cuộc tiến hóa của nhân loại, đưa nền văn minh nhân loại tiến mãi không ngừng, để đạt được mục tiêu chung là sự thống nhất, tình huynh đệ đại đồng và hòa bình thế giới.

 

Một trong những biểu lộ sớm nhất và rõ ràng nhất được nêu trong Sách Bhagavad-Gita: “Ta đến, Ta đi, rồi lại đến. Hỡi Bharata! Khi Đạo đức suy đồi, khi sự xấu xa mạnh lên, Ta đứng lên qua từng thời đại, và biến thành hữu hình, làm chuyển biến một người giữa nhiều người, cứu kẻ ngay lành, xua đi điều ác, và đặt Đức hạnh trở lại ngôi vị của nó” (Bhagavad-Gita, Chương 4).

 

Chính Đức Chúa đã cảnh cáo rằng không phải Ngài sẽ buộc tội những kẻ bác bỏ Sứ điệp Ngài mang đến, nhưng là Moses “là Người mà các ngươi đã trông cậy. Vì nếu các ngươi tin Môi-se, cũng sẽ tin Ta; bởi ấy là về Ta mà Người đã chép. Nhưng nếu các ngươi chẳng tin những lời Người chép, các ngươi há lại tin lời Ta sao?” (Giăng 5:45-47).

 

Với sự mặc khải Kinh Quran, chủ đề về sự tiếp nối nhau của các Đấng Sứ giả của Thượng Đế trở