Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔ và Phật giáo thời đại (14)

5 /5
1 người đã bình chọn
Đã xem: 3090 | Cật nhập lần cuối: 2/3/2016 8:53:28 AM | RSS

Chương Bảy: Con đường hành động Phật Giáo qua hành trạng của Bồ Tát Huỳnh Phú Sổ.


Dù Huỳnh Phú Sổ là một triết gia, theo The New Encyclopaedia Britannica, dù ông là một nhà tư tưởng đã đề cập đến nhiều lãnh vực một cách thông thái, uyên bác, dù ông là một nhà Phật học đã đưa ra được cả một hệ thống tư tưởng Phật học bao quát, mới lạ, làm nền tảng cho một cuộc cách mạng Phật giáo, có giá trị thời đại hơn hẳn các nhà Phật học đương thời, nhưng Huỳnh Phú Sổ chính là một nhà hành động hơn là một lý thuyết gia.


Những thành tựu của ông, qua tư tưởng, thật ra không đáng kể so với những thành tựu qua hành động của ông.


Vắng bóng năm 27 tuổi, tính ra ông chỉ hoạt động có 7 năm, và phần lớn của thời gian ngắn ngủi này, ông đã bị thực dân Pháp quản thúc hay phải ẩn dạng cô lập không tiếp xúc với ai, hay phải kháng chiến trong bưng biền, rừng núi, và một phần lớn thời gian khác là phải đối phó với thời cuộc, họp hành với các tổ chức chống Pháp, giải quyết những việc hàng ngày của các đoàn thể tôn giáo và chính trị mà ông sáng lập và lãnh đạo, nhưng sự nghiệp ông để lại rất lớn lao, ít người sánh kịp.


Có thể nói, trong hàng ngũ các lực lượng dân tộc và dân chủ Việt Nam, không có một người Việt Nam nào trong thế kỷ này có một sự nghiệp lớn lao, ngang tầm với sự nghiệp của ông. Qua việc phác họa, trình bày các tổ chức, đoàn thể mà ông đã sáng lập và lãnh đạo, với tư cách một lãnh tụ Phật giáo, và đồng thời là một lãnh tụ chính trị, ta sẽ thấy rõ con đường hành động Phật giáo. Con đường hành động này không những khẩn cấp, cần thiết trong giai đoạn lịch sử của thập niên 40, mà còn có giá trị lâu dài cho nhiều thế hệ Phật tử Việt Nam hôm nay và mai sau.

 

A) Tranh đấu cho độc lập, thống nhất của đất nước, cho hòa giải và đoàn kết của dân tộc


Hai tổ chức đầu tiên mà Huỳnh Phú Sổ thành lập, tham gia và lãnh đạo là Việt Nam độc Lập Vận động Hội và Việt Nam ái Quốc đảng. ái quốc, và tranh thủ độc lập, đó là tấm lòng và ưu tư hàng đầu của mọi người dân Việt Nam trong thời đó. Có thể nói suốt cả thời gian công khai hoạt động vì nước, từ năm 1945 đến khi bị ám hại năm 1947, yêu nước và tranh đấu cho nền độc lập của đất nước là động lực duy nhất và mục đích duy nhất của ông.


Đầu năm 1945, từ Sài gòn, sau khi quân đội Nhật đảo chánh Thực Dân Pháp vào ngày 10 tháng 3, chiếm giữ chính quyền trên toàn cõi Việt Nam và gông cùm Thực Dân được nới lỏng phần nào, ông ban hành huấn lịnh sau đây:


"Hỡi tất cả thiện nam tín nữ. Ngày mà chúng ta chịu khổ dưới gót giày của người Pháp và bọn quan lại hung tàn đã vừa qua. Kể từ nay tôn giáo của chúng ta sẽ được tự do truyền bá. Vậy tôi nhân cơ hội này tỏ cho các người được hiểu rằng: đạo Phật là đạo từ bi bác ái, dĩ đức háo sanh khoan hồng đại độ, tuy tình thế đổi thay chớ tấm lòng nhơn chẳng đổi. Vậy hãi coi toàn dân cũng như anh em một nhà, mong họ liên kết với chúng ta để kiến thiết quê hương cùng nền đạo nghĩa. Những kẻ bạo tàn từ trước đến giờ nay hãy ăn năn giác ngộ thì hãy dĩ đức nhiêu dung tội trạng của họ, để sau này quốc gia định đoạt, còn mình chỉ khuyên họ trở lại đường lành, chớ chẳng nên làm điều gì thái quá mà động đến từ tâm của Chư Phật. Mong các người hãy tuân theo huấn lệnh này".


 

80 năm Thực Dân Pháp và các phần tử tay sai thống trị, bóc lột dã man nhân dân Việt Nam, chúng đã gây biết bao tội ác, bao thảm cảnh cho dân tộc, thế nhưng với tấm lòng từ bi của người Phật tử, với viễn kiến nhìn xa thấy rộng nhân ái, khoan dung và khôn ngoan của nhà chính trị có trách nhiệm, ông đã khuyên mọi người nên xóa bỏ hận thù, hòa giải và đoàn kết dân tộc.


Nạn nội chiến nồi da xáo thịt, lẫn nạn chiến tranh tái xâm lăng của Thực Dân và sự chia cắt, xé nát dân tộc, đưa toàn dân vào biển máu lửa, hận thù, tàn sát nhau như những con thú rừng hoang dại, man rợ và sự kiệt quệ, đói khổ, chậm tiến của đồng bào suốt gần 50 năm trời sau đó, phải chăng một phần lớn là người Việt Nam, nhất là những người lãnh đạo, đã thiếu từ tâm và sự khôn ngoan chính trị này? Vì họ đã trả thù, chém giết bừa bãi, thiếu khoan hồng độ lượng theo truyền thống nhân nghĩa của Việt Nam. Những lời kêu gọi lấy tình thương xóa bỏ hận thù để đoàn kết và xây dựng quê hương này làm ta nghĩ ngay đến thái độ nhân từ, khôn ngoan của các vị quân vương - Phật tử đời Trần.


Sau lời huấn lịnh trên, ông đưa ra một lời gọi khác tiếp tục kêu gọi hòa giải, đoàn kết để tranh thủ độc lập thật sự, sau khi vua Bảo đại xé bỏ các hiệp ước với Thực Dân Pháp và tuyên bố Việt Nam độc lập trên danh nghĩa, thực chất là vẫn lệ thuộc vào quân đội Nhật:


"Hỡi đồng bào Việt Nam. Nước nhà đã tuyên bố độc lập. Kẻ thù giết cho ông chúng ta hầu hết đã bị giam cầm. Giờ đây, bổn phận của mỗi người Việt Nam cần phải làm thế nào cho sự độc lập hoàn toàn của nước nhà chóng thực hiện, vậy tôi khuyên tất cả đồng bào muốn tỏ ra xứng đáng với một người dân một nước tự do thì chúng ta hãy nên đoàn kết chặt chẽ cùng nhau, hãy quên hết những mối thù hiềm ganh ghét, đừng bày ra cái họa nồi da xáo thịt khiến ngoại nhân khinh bỉ một dân tộc như dân tộc Việt Nam ta đã có nhiều tầm lòng nhân hậu và những trang sử vẻ vang...


Lo trả thù riêng, đốt phá nhà cửa, hoặc trộm cướp sát nhân, làm rối trật tự, có hại cho sự kiến thiết quốc gia. Kẻ yêu nước không nên làm... Bình tỉnh hiệp tác chặt chẽ với nhà đương cuộc, giữ sự an ninh cho dân chú,g có lợi cho sự kiến thiết quốc gia. Kẻ yêu nước nên làm. Nhân danh Việt Nam độc Lập Vận động Hội kiêm Cố Vấn Danh Dự Việt Nam ái Quốc đảng,


ký tên Hòa Hảo,

Sài Gòn, tháng 3 ất Dậu (1945)".


Một thanh niên 25 đã có những lời kêu gọi nhân từ, đức độ, trí tuệ và viễn kiến xa rộng như vậy sao? Phải chăng bằng tuệ giác, ông đã tiên tri Việt Nam sẽ có nạn huynh đệ tương tàn đẫm máu, anh em ruột thịt bắn giết nhau như loài dã thú hết sức bi thương, đau đớn, nên mới thốt lên những lời thống thiết như thế?


Ngoài ra, ông còn viết một lá thư riêng gởi cho các tín đồ nhấn mạnh không được trả thù. Lời lẽ hết sức mạnh mẽ, nghiêm khắc:


"Lời riêng cho bổn đạo.

Tôi lấy làm chẳng vui mà thấy một vài người trong đạo và ngoài đời nhận lấy cái danh từ của tôi mà làm một ít cử chỉ trả thù không có xứng đáng với tấm lòng đạo đức từ bi: trước kia chúng nó hà khắc ta, chúng đành, ngày nay ta hà khắc lại, sao đành. Vì lòng chúng nó đầy dự hung tàn, còn lòng ta đầy nhân ái. Nên kể từ nay, kẻ nào trong đạo còn làm điều gì không có mạng lịnh sẽ bị loại bỏ ra khỏi đạo và giao nhà đương cuộc xử một cách gắt gao.


Ký tên: Hòa Hảo,

Sài Gòn, tháng 2 ất Dậu (1945)".

 

 

Với lòng yêu nước thiết tha, với một ý thức sáng rực về một vận hội mới đang đến với quê hương và đồng thời những nguy cơ mới đang rình rập, đe dọa tổ quốc, với một quyết tâm tranh thủ cho kỳ được tự do độc lập hoàn toàn, dù không ở vị thế lãnh đạo như vua Bảo đại, như Thủ Tướng Trần Trọng Kim lúc đó và trước cả Chủ Tịch Hồ Chí Minh, ông cất cao lời hiệu triệu toàn dân hãy dốc toàn lực đoàn kết hy sinh tất cả, hiến dâng tất cả cho đất nước. Như sóng nước sông Hồng, sông Hương, sông Cửu Long trong mùa mưa lũ, như sóng thủy triều của biển Thái Bình trong mùa biển động, ông để cho tấm lòng yêu nước nóng hổi, cho quyết tâm giành lại độc lập, tự do tuôn trào cuồn cuộn:


"Hiệu triệu.

Hỡi đồng bào Việt Nam. Vì một cái chánh sách sai lầm của tiền nhân ta mà đế quốc Pháp có cơ hội tốt để chiếm đoạt lãnh thổ nước Việt Nam. Gần ngót trăm năm nay, đồng bào ta trải biết bao cay đắng: lớp kẻ thù giày đạp, lớp quan lại tham ô, vì thế nên người dân Việt Nam gách vác biết bao nhiêu sưu thuế nặng nề. Kẻ thù đã lợi dụng chánh sách ngu dân để nhồi sọ quần chúng, gây mầm chia rẽ Bắc, Nam, Trung, phá rối sự đoàn kết, hầu mong cho cuộc đô hộ được vĩnh viễn trên giải non sông đất nước mà Tổ Tiên ta phải phí biết bao máu đào mới gần dựng được. Vả lại từ trước cho đến nay các bực anh hùng, các nhà chí sĩ khắp ba kỳ đã bao phen vùng vẫy chống lại quân thù mng gầy dựng lại nền độc lập cho quê hương đất Việt. Nhưng than ôi. Chỉ vì thiếu khí giới tối tân, chỉ vì sơ đường luyện tập mà giọt máu anh hùng đành hòa với bao nhiêu giọt lệ, khóc phúc sa cơ, để lại cho người đồng thời và cho đoàn hậu thế muôn vàn tiếc thương ân hận. Cách đây bốn năm, đế quốc Pháp đã tan tành gãy đổ... Giai đoạn đấu tranh đã đến hồi quyết liệt...


Hỡi đồng bào Việt Nam. Chúng ta đã bước và đang bước đến một khúc nghiêm trọng trên lịch sử. Giờ đây ta đã có thêm nhiều đặc quyền lo lắng đến cái giang sơn gấm vóc của Tổ Tiên ta di truyền lại. Vận động cuộc độc lập. Vận động cuộc độc lập. Phải, toàn quốc phải liên hiệp vận động cho cuộc độc lập. đấy là cái chủ trương duy nhất của Việt Nam độc Lập Vận động Hội. Việt Nam Hoàn Toàn Tự Do độc Lập. Đấy là cái khẩu hiệu duy nhất của người Việt Nam.


Hỡi các đồng chí thân yêu, từ khi quốc gia bị khuynh đảo đến nay, chúng ta chỉ hợp từng đoàn thể nhỏ hoặc độc thân đấu tranh và phải bao phen thất bại một cách đắng cay chỉ vì thiếu tinh thần đoàn kết, thiếu sức bền bỉ dẻo dai để chống lại kẻ xâm lăng vô cùng tàn bạo. Thời giờ này ta đã học hỏi được nhiều rồi, ta đã thâu thập kinh nghiệm khá hơn rồi, vậy ta nên đồng nhận chân ý thức như nhau, nắm tay nhau quả quyết mạnh dạn tiến bước trên con đường tranh đấu.


Hỡi các bạn trí thức Việt Nam, các bạn có bị cái thứ văn minh cặn bã cám dỗ chăng? Các bạn có quên tinh thần quốc gia hùng dũng của Việt Nam chăng? Không, không, chúng tôi chắc chắn hẳn rằng không vậy. Các bạn cũng biết cái cặn bã của nền văn minh Pháp nhồi nắn rất nhiều đồng bào ta trở thành những bộ máy của bọn xâm lăng. Các bạn đã ôn nhuần những trang lịch sử vẻ vang mà từ ngàn xưa đến giờ tiền nhân ta viết ra bằng tâm cơ và bằng huyết hoãn, vẫn còn đầm đìa trên mặt giấy. Vậy ngày nay, các bạn nên lợi dụng thời cơ thuận tiện để đem tất cả trí năng, đức hạnh tham gia vào Hội, lãnh đạo nhân dân hầu huấn luyện cho nhau tinh thần quốc gia kiên cố.


Hỡi các bạn thanh niên... Các bạn hãy để tinh thần tráng kiện ấy vùa giúp vào công cuộc kiến thiết nền độc lập cho giang sơn đất Việt...


Hỡi các cụ đồ Nho, hỡi các nhà sư. Các cụ đồ Nho. Từ trước đến nay, luôn luôn các cụ vẫn hoài bảo một nhiệt vọng cho sự độc lập của nước Việt Nam, luôn luôn các cụ vẫn nuôn nấng một tinh thần quốc gia cùng ngày càng mạnh mẽ. Cái ngày mà các cụ mong mỏi, thiết tha đã đến và ngày giờ này các cụ rất khoan khoái được thấy cái nguồn sanh lực của nước Việt Nam tái phát. Bao nhiêu tiết tháo của thời xưa vẫn còn in sâu trong tâm não, bao nhiêu thành tích vẻ vang hùng tráng của thời xưa đã chép ra mà nét chữ vẫn chưa mờ, còn lưu lại nơi trí óc các cụ những kỷ niệm liệt oanh, rực rỡ. Hỡi các cụ đồ Nho, hãy tham gia vào phong trào mới của nước nhà để khích lệ nhân tâm.


Các bực Tăng Sư, Thiền đức. Các cụ có nhớ chăng? Trên lịch sử Việt Nam thời xưa nhà đại đức Khuông Việt dầu khoác áo cà sa, rời miền tục lụy, thế mà khi quốc gia hữu sự cũng ra tay gánh bác non sông. Từ khi người Pháp qua chiếm đất ta, bề ngoài gọi rằng cho ta tự do tín ngưỡng, nhưng bên trong dùng đủ mọi cách âm thầm chia rẽ, phá hoại cho tín đồ nhà Phật không có sức đoàn kết chấn hưng hầu bài trừ cái lưu lệ mê tín dị đoan. đã vậy lại không có cơ quan tuyên truyền thống nhất, cũng chẳng có trường chung đào luyện tăng sư. Các cụ nên biết: hễ nước mất thì cơ sở của đạo phải bị lấp vùi, nước còn nền đạo được phát khai rực rỡ. Chúng tôi mong ước các cụ noi gương đại sư Khuông Việt tự mình gia nhạp VNĐLVĐH để làm gương, hay là để khuyến khích các môn nhơn đệ tử mau tham gia vào phng trào mới hầu chấn chỉnh quốc gia ta. Khi nào nước nhà được cường thạnh, đạo Phật mới đặng khuếch trương tự do hầu gieo rắc tư tưởng Thiện Hòa và tinh thần Từ Bi, Bác ái khắp bàng nhân bá tánh...


Hỡi các nhà thương mãi, nông gia, thợ thuyền, dưới sự kềm chế của bọn xâm lăng nền thương mãi quốc gia bị đắm chìm kiệt quệ, cơ hồ bị tay người ngoại quốc chiếm hẳn. Vì thế dưới sự chi phối của bọn đế quốc Pháp, các nền kinh tế, thương mãi của người Nam không có cơ ngóc đầu dậy nổi. Các nền tiểu công nghệ, thủ công nghệ bị uy hiếp nặng nề cho đến nỗi những nhà tiểu tư sản đều bị vô sản hóa, lâm vào một tình trạng vô cùng lầm than khổ não. Thương gia Việt Nam đành bó tay không phương giải cứu. Muốn cho nền thương mãi đặng phát triển, thương gia đặng thạnh vượng, phi trừ sự độc lập của nước nhà ra chẳng có cái gì có thể vãn cứu.


Các nông gia bị cái áp bức bất công của bọn thực dân người Pháp và những kẻ quan lại kiêm địa chủ hiếp bức đủ mọi phương diện, đều bị bốc lột rất quá đáng... Kẻ làm ruộng vì vậy mà nghèo hèn đói rách... 80 năm nay nghề nông ta vẫn còn nằm trong vòng ấu trĩ phôi thai với những khí cụ của ông bà ta để lại... Nền kỷ nghệ trong xứ... bị ngăn cấm khiến cho sự nhu cầu của dân chúng thiếu thốn mọi bề, từ một cái kim may cho đến một cơ khí tinh xảo... Thợ thuyền nhơn công cũng ở dưới sự bạc đãi, bức bách như nông dân, họ sống cuộc đời luôn luôn thiếu kém và vẫn rụt rè khép nép với bọn chủ xưởng người Tây, vẻ mặt đầy hung ác. Nhiều khi lắm người nhân công bị hành hạ tàn nhẫn, giết chết biệt thây, hoặc bị sốt rét hút hết méu me nơi cánh rừng cao su bát ngát, hoặc chết dưới những hầm mỏ âm u mà nào ai có mở cuộc điều tra, nào ai dám mở lời kêu ca thống trách và luật pháp vẫn bỏ mặc tình, chẳng một điều gì chở che bảo bọc, ấy cũng tại nguyên nhân nào? Nếu chẳng phải tại nước mất nhà tan nên dám người vong quốc ấy phải ngậm ngùi với biết bao điều ân hận.


Hỡi các thương gia, nông dân, thợ thuyền. Cố gắng lên, hùng mạnh lên. Và liên kết cổ động tranh đấu cho nền độc lập hoàn toàn của quốc gia hầu vãn cứu đồng bào mình cùng quyền lợi mình... Mỗi người công dân Việt Nam đều phải nghĩ đến xứ sở mình, đến tương lai đất nước mình, đến sự sống còn của dân tộc mình, vì mặc dầu đã bị triệt hạ trên giải đất đông Dương, đế Quốc Pháp bên kia trời cũng vẫn còn hoài bảo cái mộng tưởng khôi phục lại quyền chủ trị, vậy thì đồng bào hãy cố gắng lên. Chúng tôi mong rằng các bậc lão thành, các hàng trí thức, các thanh niên nam nữ, các đồng bào vì đất nước chung, vì mục đích chung, hợp sức cùng nhau để đạt cái nhiệt vọng tối đại tối cao thì tiền nhân ta mới đành ngậm cười nơi chín suối. Việt Nam Độc Lập Vận Động Hội ủng hộ triệt để các đảng ái quốc chân chính, bài trừ triệt để bọn mọt nước sâu dân.


Saigon, tháng 3 dl. 1945".

 

Thế rồi từ đó Huỳnh Phú Sổ, Giáo Chủ PGHH, xông pha vào cuộc đời gió bụi, hy sinh đấu tranh cho nền độc lập tự do, trong khi đó có những tu sĩ của các tôn giáo khác, không những trùm chăn an phận, mà còn cộng tác với quân xâm lăng cướp nước:


"Tăng sĩ quyết: chùa am bế cửa,

Tuốt gươm vàng lên ngựa xông pha.

đền xong nợ nước thù nhà,

Thiền môn trở gót Phật đà nam mô

Chừng ấy mới tịnh vô nhứt vật

Bụi hồng trần rứt sạch cửa không

Chuông linh ngân tiếng đại đồng

Ta bà thế giới sắc không một màu..."

(Bài thơ nhan đề Tặng Thi Sĩ Việt Châu, xuất khẩu làm trên đường về Sài Gòn sau khi đi khuyến nông ở Lục Tỉnh, tháng sáu năm 1945).

 

Trước gần 2 năm lời kêu gọi toàn dân kháng chiến của chính phủ Hồ Chí Minh, ông đã tiên tri Pháp sẽ xâm lăng trở lại và kêu gọi mọi người đoàn kết chuẩn bị kháng chiến. Ngoài ra ông còn sáng tác nhiều thơ văn ái quốc, kêu gọi thanh niên, phụ nữ và toàn dân cùng đứng lên cứu nước và giữ nước:


"Hãy tỉnh giấc hỡi muôn ngàn chiến sĩ

Nhìn thời xưa hùng vĩ nước nhà ta.

Bắc Nam một giải san hà

Mồi hôi giọt máu ông cha tài bồi

Trãi qua cũng lắm hồi vận bỉ

Rồi anh hùng tráng sĩ đứng lên

Liều mình đục pháp xông tên

Tiếng roi lại bình Ngô sát đát

Sử xanh còn gnào ngạt hương thơm

Trông phường giá áo túi cơm

Trông phường quý tử mà nhờn đi thôi

Nay vận nước đến hồi thịnh thái

Chí anh hùng ta hãy noi gương

Một mai nước được phú cường

Tấm thân tráng sĩ cột rường nhà Nam"

(Gọi đoàn Tráng Sĩ)

 

"Chị em ôi, Bắc Nam là một

Chị em là rường cột giống nòi

Thiet ke web ChoiXanh.net
TOP
Loading...