Bài giảng của Ngài Minh Thiện (5) : Khai Mạc Lễ Lạc Thành Bác Nhã Tịnh Đường

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 3239 | Cật nhập lần cuối: 3/7/2016 3:24:24 PM | RSS

5. Khai Mạc Lễ Lạc Thành Bác Nhã Tịnh Đường

Diễn văn của NGÀI MINH THIỆN

Ngày 27-11 Tân Hợi (13.1.1972), lúc 10 giờ sáng.

Thưa chư đại diện giáo phái,
Thưa chư quý quan khách,
Thưa chư đạo hữu nam nữ,

Trước hết, xin mừng chào và cảm tạ chư quý liệt vị có lòng chiếu cố mà đáp ứng lời mời của chúng tôi rất đông đủ.

Chúng tôi rất hân hạnh đặng tiếp xúc với chư quý vị hôm nay. Nhân dịp may mắn nầy, cùng chư quý vị xin trình bày công trình xây cất Bác Nhã Tịnh Đường và lý do Bác Nhã Tịnh Đường thuộc về Hội Tam Tông Miếu của Minh Lý Đạo.

I. CÔNG TRÌNH XÂY CẤT BÁC NHÃ TỊNH ĐƯỜNG

Ban sơ chúng tôi chủ ý chọn dựa bờ biển một chỗ thanh tịnh, mát mẻ, mà cất một cái am để tịnh tu Bác Nhã. Chỗ đất tìm được là Nước Ngọt, ở giữa đường đi Long Hải qua Phước Hải. May thay tại đó có người cất sẵn một cái am, mà vì duyên cớ gia đình không tiếp tục ở được, nên nhường lại cái am đó cho chúng tôi.

Nhưng nhằm cơn bát loạn, chỗ đó chúng tôi không thể ở được, mới dời cái am về Bàu Sen, gần chùa Bửu Lâm Tự. Chùa nầy ở gần chơn núi, mà ở trong địa phận Long Hải, dựa bên đường đi Nước Ngọt, gần nhà “sĩ quan an dưỡng”, bây giờ là chỗ đóng quân tiểu khu.

Ở đó đặng ít năm, thì nhà “sĩ quan an dưỡng” bị đánh phá. Cho là vùng nguy hiểm, ông Tỉnh Trưởng Phước Tuy dạy cả vùng đó phải di cư. Nhưng đó là vùng chùa chiền, nên thà chịu khổ, chớ tài chánh đâu mà dời, và biết dời đi đâu bây giờ.

Bất đắc dĩ, chúng tôi phải dở am mà chưa định phải về đâu, thì ở tại đây có một cái nhà lầu xưa ba căn cũng làm chỗ thờ Phật, mà ông chủ phải về Gia Định, trụ trì chùa Châu An Tự, nên sẵn lòng giao lại cho chúng tôi. Thấy cảnh tốt đẹp, sau dựa chơn núi, trước ngó ra biển, chúng tôi ưng thuận, thì giấy tờ giao kết nhằm ngày 21-5-1964. Ở đây còn có một cái lợi khác, là đất chùa liên tiếp với đất ruộng của một vị đạo hữu (Trần Văn Châu) dưng cúng cho chùa từ lâu.

Qua năm 1966, chiếu theo giấy phép xây cất ngày 15-02-1966, bắt đầu từ ngày 28 tháng 12, chúng tôi mới phá dở cái nhà lầu cũ, mà xây dựng Bác Nhã Tịnh Đường nầy, nhằm âm lịch ngày thứ 17 tháng Mười, 14 giờ, năm Bính Ngọ. Đó là đợt thứ nhứt, chỗ xây cất hậu đường và hai dãy tả hữu nhà trệt phụ thuộc (dépendances) mà thôi.

Tới năm 1970, bắt đầu từ ngày 1er tháng Tư, chúng tôi mới tiếp tục khởi dựng tòa chánh điện, là đợt thứ nhì, nhằm âm lịch ngày 25 tháng Mười Hai, 14 giờ, năm Canh Tuất và lên lầu hai bên tả hữu nhà phụ thuộc. Đến năm 1971, công việc mới hoàn tất, lạc thành năm nay là ngày 27 tháng Mười Một năm Tân Hợi (dương lịch năm 1972).

Tòa Bác Nhã Tịnh Đường dựng nên là nhờ lòng thành của bổn đạo Minh Lý, hy sinh tất cả, quyết định đi đến lạc thành mà thôi. Tuy nói vậy, chớ cũng nhờ Ơn Trên ban phước lành, cũng nhờ địa linh tú khí nơi đây mới đúc kết nên hình.

Ngày an vị, Đức Ngọc Đế có giáng bút cho một bài trường thiên sau đây:

1. Ngôi Bác Nhã Tịnh Đường đã dựng,
Thì có người tu chứng pháp môn,
Chỉ phương chế phách luyện hồn,
Huyền quan nhứt khiếu Kiền Khôn nhiệm mầu.

2. Tỉnh ngộ liền quày đầu thấy Phật,
Thanh tịnh là duy nhứt cùng Cha,
Huân chưng một khí Thái Hòa,
Pháp luân thường chuyển, tam hoa kết thành.

3. Núi Tùy Vân bao quanh vững chắc,
Đá chập chồng dày đặc vút cao,
Vững yên lặng lẽ biết bao,
Dựa lưng ỷ giốc, dễ nào đổ hư.

4. Lòng được vậy như như bất động,
An trụ tâm là tổng trì môn,
Ngàn năm muôn kiếp trường tồn,
Bền công đại định, hồn hồn thông linh.

5. Trước mắt kìa, Thái Bình biển lớn,
Nước minh mông, rùng rợn phong ba,
Phải chăng vọng niệm tâm tà,
Ầm ỳ rộn rịp, trông ra nghĩ mình.

6. Hàng phục được, trước bình tâm địa,
Quay ngược về một phía chơn tâm,
Niệm xưa phức tạp ầm ầm,
Niệm nay hồi hướng cao thâm đổi chiều.

II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐẠO MINH LÝ LÀ THỜ TRỜI (ĐỒNG HÓA)

Nói về công trình xây cất Bác Nhã Tịnh Đường mà không nói về phần tinh thần đạo lý của nó, cũng như nói cái vỏ bề ngoài mà không nói về cái ruột bên trong, đó phải chăng là một điều thiếu sót? Vậy kể theo đây, xin nói về tinh thần đạo lý của nó, hay là của Đạo Minh Lý, Hội Tam Tông Miếu.

Đạo Minh Lý ra đời từ năm Giáp Tý (dương lịch năm 1924), đến nay là 48 năm qua, nhưng mà chưa xuất đầu lộ diện, nghĩa là chưa làm việc chi lớn đáng kể, vì phải còn lo tổ chức, học tập và tu thân.

Đạo Minh Lý là Tiên Thiên Đại Đạo, chủ về phần siêu hình.

Mục đích của Đạo Minh Lý là Tam Giáo quy nguyên. Mà muốn quy nguyên Tam Giáo, thì phải biết nghĩa Tam Giáo đồng nguyên.

- Tam Giáo đồng nguyên là nghĩa gì?

Chữ nguyên nghĩa là nguồn đầu, là cội gốc do đây mà phát sanh vũ trụ và người vật. Tam Giáo đồng nguyên nghĩa là ba giáo lớn là Nho, Thích, Đạo đồng có một nguồn đầu, một gốc sanh mà thôi. Biết nghĩa Tam Giáo đồng nguyên đó mới biết chỗ căn bổn ở đâu mà quày đầu trở về, tiếng chữ Nho gọi là Phản bổn huờn nguyên.

Phật Giáo, Đạo Giáo và Nho Giáo đều bắt đầu từ ngôi tối cao đó mà lập thuyết. Danh từ xưng tụng tuy có khác nhau, nhưng kỳ thiệt thật tướng chỉ có một, thường gọi là Trời.

- Sao gọi là ngôi tối cao?

Phật Giáo gọi ngôi tối cao là Pháp (Lý) hay là Phật (Trí), tuy có hai vai tuồng khác nhau mà đồng chung một bổn thể. Có Lý mà không Trí, hoặc có Trí mà không Lý, thì còn thiếu sót, chưa thể gọi là viên giác (giác ngộ hoàn toàn).

Kinh Phật nói: “Pháp là tánh bất động, nên gọi là bất giác. Phật là trí khế lý, nên gọi là Giác.” Lại nói: “Hai bên nương nhờ nhau, dùng riêng là không thấy được diệu.” (Nhị giả tương tu, thiên dụng vị kiến kỳ diệu.)

Lại nói trong tánh bổn giác (chơn như bổn tánh hay là tánh viên giác) duy có Như Như Trí và Như Như Lý. Chỗ gọi Trí cũng Như Như. Lý cũng là Như, ấy là một Như, chớ không phải hai Như (Viên Giác Liễu Nghĩa Giảng Nghĩa).

Ngôi cao cả của Đạo Giáo cũng y như thế đó, là có hai phương diện: Đạo và Đức. Chữ Đạo và Đức nói đây lấy nghĩa đệ nhứt thuộc về tiên thiên, chớ không phải theo nghĩa thường tình thế gian là phần hậu thiên. Đạo và Đức là nguồn đầu, là gốc sanh ra vũ trụ và người vật, tuy có hai vai tuồng khác nhau, mà đồng xuất một thể Huyền (Đồng xuất nhi dị danh, huyền chi hựu huyền. – Đạo Đức Kinh).

Ông Wieger, người dịch cuốn Đạo Đức Kinh, chữ Tàu ra chữ Pháp, cũng đồng nhận nghĩa như thế, nên nói rằng “Recueilli, on l’appelle Tao, agissant on l’appelle Teh.” Đạo và Đức là hai mặt của một bổn thể (l’ là chữ thế cho bổn thể), nên không thể nào chia lìa. Đạo mà thiếu Đức thì lấy gì sanh sanh hóa hóa, nuôi dưỡng vạn vật. Còn Đức mà thiếu Đạo thì lấy gì làm căn bổn cho sự sanh hóa đó. Cũng như làm bánh mà thiếu bột, có bột mà không có thợ làm bánh vậy, thì làm sao có bánh mà ăn?

Vậy Đạo Đức tuy một mà hai, tuy hai mà một.

Theo Nho Giáo, thì ngôi cao cả đó cũng có hai phần là Thiên và Thượng Đế. Thượng Đế mới thiệt là ông Trời, còn chữ Thiên là luật tắc tiên thiên. Luật là một trạng thái minh mông, trải khắp vũ trụ, chớ không có hình trạng nào cả. Thượng Đế gom Thần thành một chơn thể, để sanh sanh hóa hóa. Ngài là Đại Từ Đại Bi, độ dẫn chúng sanh, tác thành vạn vật, đem trở về gốc xưa (Les Trois Religions de la Chine, par W.E. Soothill).

Xưa kia, học giả không phân biệt ra hai phần đó cho rõ ràng, là bởi lý thuyết còn đơn giản, nên hiểu sao cũng được, không có gì là quan hệ lắm. Nhưng theo nghĩa các kinh xưa, chẳng phải là không phân biệt. Chỉ có vua mới có quyền tế Thượng Đế, còn Thiên là Trời (luật) rộng lớn bao trùm tất cả chúng dân.

Ngày nay muốn cho lý thuyết đặng rành rẽ, dễ hiểu, thì phải biết có hai phần mà một bổn thể, như Phật Giáo và Đạo Giáo. Có Lý phải có Trí, có luật phải có quan tòa mới là trọn đủ, thiếu một phần thì không sao khỏi thiên trệ. Như có luật mà không có quan tòa thì ai xử đoán? Còn có quan tòa mà thiếu luật, mới dựa vào đâu mà định trái phải? Bằng luật do hữu tác hữu vi, thì sao gọi là công bình thiêng liêng?

Về mặt tinh thần, ba nghĩa nói trên đều giống như nhau, chúng tôi hiểu như thế, theo lời Thần Tiên chỉ dạy.[1] Huống chi Đạo có một, không thể phân tách ra thành nhị nguyên, mà nói rằng hiểu Đạo. Xin chư quý vị để ý.

Chúng tôi thờ Trời và muốn hiệp đức cùng Trời, thì phải làm sao?

III. TÔN CHỈ VÀ PHƯƠNG PHÁP HÀNH ĐẠO

A. Tôn chỉ của đạo Minh Lý là quy nguyên Tam Giáo

Quy nguyên Tam Giáo nghĩa là trở về nguồn cội của Tam Giáo: Thích, Đạo, Nho. Như đã nói trên, đã biết nguồn cội rồi, thì phải tìm phương trở về nguồn cội hiệp cùng Trời, tức là phản bổn huờn nguyên vậy.

Muốn phản bổn huờn nguyên không phải là chuyện dễ dàng. Sự tu học có khác nhau vì phải tùy theo trình độ, hoàn cảnh, phước đức của người học đạo. Dầu ở trong một tôn giáo cũng phải có nhiều môn học, huống hồ là ở trong các tôn giáo khác nhau. Như trong các trường học phải có nhiều lớp học. Vì lẽ đó mà ta không nên chấp nhứt sao chỗ nầy chẳng giống chỗ kia. Nhưng mà mục đích cuối cùng thì chỉ có một, tức là trở về nguồn xưa, hiệp cùng ngôi Chúa Tể tối cao nói trên.

Cũng vì đó mà công phu tu học về Đạo cho mỗi người không thể nhứt định là một thời gian bao lâu, theo như thế gian. Lại người kiếp trước ít tu, thì nay phải cần khổ nhiều hơn người tu, phải trải qua nhiều đời mới đặng thành công. Còn người đã tu nhiều kiếp rồi, là các nguyên nhân xuống thế, sẽ đặng đắc quả trong một thời gian rút ngắn, hoặc trong một kiếp nầy mà thôi.

Tuy nói vậy chớ người gặp pháp môn vi diệu, lại nỗ lực tu hành, quên cả danh lợi ái ân, vượt ra ngoài vòng thế sự, thì có thể thành công như các nguyên nhân nói trên. Sách Trung Dung nói rằng “Nhơn nhứt năng chi, kỷ bách chi; nhơn thập năng chi, kỷ thiên chi. Quả năng thử đạo hỹ, tuy ngu tất minh, tuy nhu tất cường. (...) Cập kỳ thành công, nhứt dã.” ([2]) Nghĩa là người ta làm một lần mà đặng ngay, mình phải làm một trăm lần cho đặng; người ta làm một trăm lần mà đặng ngay, mình phải làm một ngàn lần cho đặng. Nếu ai thiệt theo cái phương pháp đó, thì tuy là ngu cũng chắc đặng sáng, tuy là yếu cũng chắc đặng mạnh. (...) Đến khi thành công thì cũng như nhau.

Giáo lý của đạo Minh Lý cũng có nhiều môn học. Phần học công truyền ở tại chùa Tam Tông Miếu (Sài Gòn), còn phần học tâm pháp sẽ giảng và tu tại Bác Nhã Tịnh Đường (Long Hải).

Bề Trên có dạy rằng ngôi Bác Nhã Tịnh Đường được thiết lập là chí nguyện của môn sanh Minh Lý được trải qua một bước khá dài, cả hai mặt công truyền và tâm pháp được thành hình, làm nơi tu học, cầu tự giác, giác tha... Từ đây trở đi, ngôi Bác Nhã Tịnh Đường chỉ được dành riêng cho các bực đã thọ thừa pháp môn Bác Nhã.

B. Phương pháp là học kinh sách Tam Giáo

Kinh sách của Tam Giáo là “hạn ngưu sung đống” (trâu chở đổ mồ hôi, nhà chất đầy dẫy nóc), làm sao mà học cho hết được! Dầu có đủ phương tiện