Bài phát biểu nhân 90 năm Minh Lý Đạo Khai - Đạo trưởng Đại Bác

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 3665 | Cật nhập lần cuối: 3/7/2016 3:06:06 PM | RSS

SỰ KHAI SÁNG VÀ PHÁT HUY CỦA MINH LÝ ĐẠO

I. Lời mở đầu:

Hôm nay, chúng tôi Minh Lý môn sanh tề tựu tại Thánh Sở để thiết lễ kỷ niệm Minh lý Đạo Khai năm thứ 90, cũng để ghi nhớ ngày đầu tiền chư Tiên Phật ban hiệu đạo Minh Lý và cho bài Tặng Thiên Đế.

Đạo Minh Lý khai vào ngày 27 tháng 11 năm Giáp Tý (23 tháng 12 năm 1924) cho tới năm nay là năm Nhâm Thìn (8 tháng 1 năm 2013 dương lịch), đã trải qua một thời gian là 90 năm và kinh qua bốn thời kỳ như sau: Thời kỳ tổ chức hữu hình (1924-1940), thời kỳ tự tu học (1941-1965), thời kỳ khai cơ giáo pháp (1965 đến 1975) và thời kỳ phát huy (1975 đến nay).

Trong thời kỳ khai cơ giáo pháp, Đạo Minh Lý được Đức Chí Tôn cà Tam Giáo Tổ Sư chính thức hoằng khai vào ngày 2 tháng 10 năm 1965. Dấu mốc lịch sử này là một bước tiến cho sự phát huy về sau của Đạo Minh Lý.

Sau đây chúng tôi xin trình bày Sự Khai Sáng và Phát Huy của Minh Lý Đạo.

II. Nguyên nhân thành lập Minh Lý Đạo:

Đức Hưng Đạo Đại Thánh đã giải thích nguyên nhân Ơn Trên cho thành lập nền Tân Pháp Minh Lý Đạo ở Việt Nam (Thánh Ngôn ngày 27 tháng 11 năm 1965) như sau:

“Minh Lý ra đời với một sứ mạng quan trọng là để tiếp tục hoàn thành công cuộc cứu rỗi của các nhà đạo học Phật Giáo, Lão Trang, Khổng Mạnh. Sứ mạng có khác thì việc làm không thể giống nhau được.

Nếu Minh Lý xuất hiện dưới hình thức một tông giáo như: Phật Giáo, Khổng Giáo, Ấn Độ Giáo, Hồi Giáo, Cơ Đốc Giáo… thì không có ý nghĩa, mà còn bày nhiều khối, nhiều chi, gây thêm rắc rối cho thiên hạ.

Nếu Minh Lý ra đời cốt để truyền pháp độ sanh, giải thoát linh hồn cho nhân loại, thì đã có Tam Giáo rồi.

Nếu Minh Lý ra đời chỉ lo giải quyết vấn đề sanh sống, thì đã có các học thuyết, các chủ nghĩa.

Nếu Minh Lý ra đời cốt trị an thế gian, thì có các nhà chính trị, đâu cần gì đến ta, mà có ta lại càng thêm nhiều mối tranh chấp.

Vì tranh chấp, vì dị đồng, vì lý tưởng xung đột, vì tín ngưỡng chia rẽ, vì quyền lợi đảng phái, nên đảng phái cạnh tranh mà “nền đạo mới” phải ra đời. Ra đời để đem lại sự đồng nhứt cho loài người, làm cho chấm dứt những tình trạng thù ghét, rẽ riêng, thì sự thành lập một “Tân Tông Giáo” mới có ý nghĩa. Vậy vai trò Minh Lý phải giải quyết bao nhiêu vấn đề thắc mắc cho nhân loại bằng sự sống, tình thương và lẽ thật giữa loài người.

… Bổn phận của Nền Giáo Lý Mới (Tân Pháp) ra đời, không lập một pháp gì khác hơn là kết tinh giáo lý, học thuyết Đông Tây kim cổ làm một chương trình để tự tu, tự độ mà độ dần loài người. Cái tinh thuần nhứt đó được qui tựu, trở thành một tổ chức dung hoàm mà sứ mạng của chúng ta có bổn phận tiên phong, dọn đường cho một “Đấng Quyền Pháp” trọn lành đến sau. Đấng ấy đủ ân oai chận đứng được nỗi thống khổ đương diễn hành, mà cảm hóa được lòng người trở về cùng Chơn Lý đồng nhứt.

III. Các thời kỳ khai sáng và phát huy Minh Lý Đạo

Tân Pháo Minh Lý Đạo từ ngày khai sáng năm 1924 đến hôm nay 2013 đã trải qua 90 năm với bốn thời kỳ như sau:

A. Thời kỳ thứ nhứt 16 năm (1924-1940): Thời kỳ khai sáng

Trong kinh Bố Cáo, ông Âu Minh Chánh, một trong sáu vị Khai Đạo, đã giảng giải rõ xuất xứ và nguồn gốc Minh Lý Đạo:

* Ngày 22-12-1924, đức Thái Thượng Lão Quân, giáng chương trình xuống cho một bài “Tặng Thiên Đế” và dạy rằng: “Chư nhu tụng kinh chữ, không thông nghĩa lý, nên Ta cho kinh nôm. Kinh nầy vắn tắt, cũng tiện cho chư nhu tụng đọc”. Tiếp theo sau là các bài “Xưng tụng công đức”, “Dưng hương, bông, rượu, trà”, đó là những bài để đọc khi bày lễ cúng.

* Kể từ ngày 22-12-1924, ngày tiếp đặng bài “Tặng Thiên Đế”, Ơn Trên đã dạy tiếp thêm nhiều bài khác nữa, như kinh Nhật Tụng, các bài Khuyên đời, và những bài giải đạo đức: Kinh Sám Hối, Kinh Tịnh Vãn, Kinh Giác Thế. Sau này, Ơn Trên cho tiếp Đạo Học Chỉ Nam và Dịch Học.

* Tại Thủ Thiêm, nhân đến cầu kinh giùm cho một bằng hữu thọ bệnh, Đức Thái Thượng Lão Quân giáng đàn cho một khoản đầu kinh “Sám Hối”. Lần lần, mỗi khi cúng, có Tam Giáo Đạo Chủ, chư Phật, chư Tiên, chư Thánh, chư Thần, hoặc Thập Điện Minh Vương giáng đàn cho tiếp kinh “Sám Hối”.

* Sau đức Thái Thượng Lão Quân dạy phải lập một cảnh chùa và cho hai đôi liễn sau đây để đặt thánh danh cho các tịch đạo:

MINH chánh giáo, Đạo truyền thiện hạnh,

trực đàm, đức hóa cường ngôn.

Minh khai tường Đại Đạo,

hiểu đạt thâm uyên.

Và dạy rằng:

NHỨT niệm tu hành, vạn sự khinh,

TÂM chuyên từ thiện, chí năng MINH.

THÀNH tư tôn giáo, cầu chơn LÝ,

KỈNH tụng thường xuyên, luyện tánh tình.

* Đức Thái Thượng Lão Quân dạy lấy hai chữ MINH LÝ mà làm đạo hiệu, nên từ đó về sau, cứ gọi là MINH LÝ ĐẠO.

* Minh Lý Đạo lấy bốn chữ “NHỨT TÂM THÀNH KỈNH” làm Sắc Lệnh, nên Ngài cho hai câu liễn, để hai bên:

KỈNH GIÁO NĂNG TU ĐỨC

THÀNH TÂM ĐẠO KHẢ HÀNH.

* Bởi chùa thờ Tam Giáo Đạo Chủ, nên đức Diêu Trì Kim Mẫu mới ban cho hiệu là TAM TÔNG MIẾU.

Đây là thời kỳ có Thần Tiên dùng Huyền Cơ mà gieo tín ngưỡng, sau mới dùng Thần cơ mà tổ chức các việc hữu hình của một tôn giáo cho đạo Minh Lý. Trước cho kinh sách Việt Ngữ tụng đọc, mà Minh Lý Đạo đã có ấn tống như Kinh Bố Cáo, Kinh Sám Hối, Kinh Tịnh Nghiệp Vãn, Kinh Nhựt Tụng, Kinh Giác Thế, để dùng trong các cuộc lễ, như Cầu An, Cầu Siêu, v.v…, hoặc dạy thuyết pháp giảng kinh để tiếp xác quẻ Phục và Tùy làm căn bản cho đạo Minh Lý.

Thời kỳ này có thể gọi là thời kỳ tổ chức hữu hình.

B. Thời kỳ thứ nhì 24 năm (1941-1965): Thời kỳ tự tu học – Nghiên cứu Kinh sách

Thời kỳ này kéo dài 24 năm, là một khoảng thời gian dài đăng đẳng, Thần Tiên tuyệt dứt Thần cơ, dạy chư môn sinh phải tự tu học. Trong lúc này, Minh Lý Đạo bị khảo đảo nhiều thứ: Tài chính kiệt quệ, cơ đạo chinh nghiêng, đạo hữu rã rời. Tuy vậy, một số người trung kiên còn ở lại, theo phương pháp của Thần Tiên chỉ dạy, biết lợi dụng lúc rảnh rang, không cầu đàn, ít lễ cúng, trùng tu ngôi Tam Tông Miếu, chuyên về kinh tế cho các bạn tu hành sinh sống.

Chính trong thời kỳ này, Ngài Định Pháp Nguyễn Minh Thiện (1897-1972) đã phế bỏ việc đời để chuyên tâm lèo lái mối Đạo. Ngài kết tập Thánh ngôn, Thánh giáo, viết sách, dịch Kinh, trùng tu Thánh miếu, chuẩn bị xây dựng Bác Nhã Tịnh Đường, hướng dẫn môn sanh theo con đường chánh nghĩa chơn tu, đúng theo chơn truyền Đạo pháp của Minh Lý mà Ơn Trên đã dạy bày.

Trời Phật ủng hộ người lành, nên việc chi cũng đặng thành tựu theo ý nguyện. Thật là: “Nhơn hữu thiện nguyện, thiên tất tùng chi”.

Trong thời kỳ này, tuy có học và dịch nhiều kinh sách nhưng chỉ giữ ba cuốn: Viên-Giác kinh, Đạo-Đứckinh và sách Trung Dung làm căn bản.

Cho nên thời kỳ này có thể gọi là thời kỳ nghiên cứu kinh sách Tam giáo. Chính trong thời kỳ này, Ngài Minh Thiện đã biên soạn cuốn giáo lý làm nền tảng cho Minh Lý Đạo là Minh Lý học thuyết, để cho môn sanh theo đó mà tu học.

C. Thời kỳ thứ ba: (1965-1975): Thời kỳ Khai Cơ Giáo Pháp

Thời kỳ này là Thời kỳ Khai Cơ Giáo Pháp chuyển cơ thành Đạo được xem như là một dấu mốc lịch sử của toàn Đạo. Đó là ngày trọng đại của Minh Lý đạo: Ngày mồng 8 tháng chính năm Ất Tỵ (2.10.1956), Đức Chí Tôn, Tam Giáo Tổ Sư, Chư Phật – Tiên – Thánh – Thần lâm đàn chứng lễ khai sinh “Cầu nguyện” và ban quyền, ban pháp.

* Đức Khổng Thánh Tiên Sư giáng đàn:

KHỔNG môn đệ tử dựng xây đời,

THÁNH đức còn chờ đến một mơi.

TIÊN Phật lâm phàm khai Chánh Pháp,

đồ gắng bước trở về ngôi.

và Ngài dạy rằng: “Cơ Đạo đương chờ các hiền đồ một công phu trau tâm sửa hạnh, để thừa hành thiên đạo”.

* Tiếp đến Đức Thái Thượng Lão Quân giáng bút:

THÁI bình chợ đợi các môn sanh,

THƯỢNG đạt làm cho sáng Đạo lành.

LÃO luyện tinh thần nên quả giác,

QUÂN minh trị thế Đạo lưu hành.

và Ngài loan báo “Đức Chí Tôn giá lâm ban truyền, ban pháp cho chư đệ tử đủ sức hầu dẫn bước đưa đường cho nhân loại trong lúc giao thời, để mở màn một kỷ nguyên an lành cho hậu thế”.

* Đến Đức Như Lai Phật Tổ lâm đàn:

NHƯ như mới được phép vô sanh,

LAI đáo trần gian tiếp kẻ lành.

PHẬT pháp trùng hưng đưa khách tục,

TỔ thừa sứ mạng tỉnh đời manh. (mê)

và Ngài dạy rằng:

“Một hồng ân lớn lao cho nhơn loại trong lúc đời loạn Đạo suy, mà được Chánh Pháp tái lập cứu rỗi toàn linh. Đức Như Lai Phật Tổ hân hoan trong thấy cuộc thế ngày mai đương chớm nở: những mầm sống nơi lòng các đệ tử hiện đương rải rác ở khắp nơi. Kẻ đã mang chịu mạng Trời lo đường giải thoát, kẻ còn tiềm ẩn chờ tiếng gọi ở lòng. Thời pháp đã vang dội gần xa, hoặc ở đây, hoặc ở nhiều nơi, trong nhà ngoài nước.

Vậy chư đệ tử cố gắng tu học để cho hạt giống lành mỗi ngày được lớn mạnh ở lòng, hầu đem hoa thơm trái ngọt, mà cống hến cho mười phương, thì không gì là đẹp hơn nữa”.

Và Đức Chí Tôn lâm đàn dạy Đạo cho Minh Lý môn sanh:

NGỌC quí Thầy trao xúm giữ gìn,

HOÀNG ân quyền pháp để lòng tin.

THƯỢNG hòa hạ mục ơn còn lắm,

ĐẾ đạo hoằng khai trẻ gắng bền.

Kể từ đây, Đức Chí Tôn và Tam Giáo Đạo Chủ chính thức hoằng khai “Tân Pháp Minh Lý Đạo”.

Đến đàn cơ ngày 6 tháng 10 năm 1965, nhằm ngày 12 tháng 9 năm Ất Tỵ, Đức Đông Phương Lão Tổ dạy: “Từ đây trở đi, Minh Lý không còn ở trong phạm vi đoàn thể, hiệp hội, mà đã thành một Giáo Hội Trung Tông Đại Đạo”.

Cũng trong năm 1965, Ơn Trên có chuyển đồng tử đến giúp cho đạo Minh Lý. Trước tiên, Ơn Trên dạy Châu Dịch huyền nghĩa, nói về Thiên đạo, nhứt là giải về quẻ Phục, quẻ Tùy, quẻ Thái, quẻ Kiền, quẻ Khôn, quẻ Thiên-lôi Vô-vọng, kế tiếp dạy nhiều quẻ khác nhằm làm rõ thêm nghĩa đạo lý Tiên Thiên.

Trong thời kỳ này, Ơn Trên ban cho hai bộ kinh rất quan trọng là “Minh Lý Chơn Giải” “Đạo Học Chỉ Nam” làm kim chỉ nam cho phương tu của Minh Lý Đạo.

D. Thời kỳ thứ tư: (1975 đến nay): Thời kỳ Phát Huy Minh Lý Đạo

Nước Việt Nam đã được thống nhất, nền Đạo sống trong an bình. Kể từ khi Ngài Định Pháp Minh Thiện quy tiên (ngày 21 tháng 12 năm 1972, tức 16 tháng 11 năm Nhâm Tý) Minh Lý Đạo mất đi người Ân sư mẫu mực. Ngài là một tấm gương sáng chói về Hạnh – Đức – Tài đã hướng dẫn môn sanh theo Chánh pháp chơn truyền. Lần lượt các vị chức sắc cao cấp cũng quy tiên thì Minh Lý Đạo đi vào trong tình trạng chao đảo vì thiếu người hướng dẫn, nhưng các môn sanh vẫn trung kiên tu học theo các phương pháp của Thần Tiên và Ngài Định Pháp Minh Thiện đã chỉ dạy.

Kế thừa Đạo nghiệp của các bậc Tiền khai, tuân theo Pháp môn, Tôn chỉ, Mục đích của Đạo, dù có những giai đoạn hết sức khó khăn cả tài lực, vật lực và nhân lực, nhưng với lòng chí thành tu học, hành đạo và sự lèo lái vững chắc của các bậc Minh sư, con thuyền Bác Nhã đã vượt qua mọi ngăn trở để tiến ra đại dương bao la với sự công nhận Minh Lý Đạo – Tam Tông Miếu là tổ chức tôn giáo do Ban Tôn Giáo Chính Phủ nước CHXHCNVN cấp theo quyết định số 195/QĐ-TCCP ngày 01/10/2008, khẳng định Minh Lý Đạo là một tôn giáo chân chính trong cộng đồng liên tôn. Vinh dự này giúp cho Minh Lý Đạo có thêm nhiều cơ hội trong hoạt động đạo sự về các mặt, cụ thể:

Liên giao trong cộng đồng các tôn giáo trong nước cũng như quốc tế như:

* Tham dự Đại hội Tôn giáo Thế giới năm 2004 tại Barcelona (Tây Ban Nha) và thuyết trình đề tài “Một các tiếp cận Khoa học trong sự dung hòa các truyền thống tôn giáo” và năm 2009 tham dự tại Mellbourne (Úc).

* Tham dự các buổi họp do Ban Mục vụ Đối thoại Liên tôn tại Tp.HCM tổ chức như buổi gặp gỡ và trao đổi với các chức sắc Tôn giáo Bạn tại Tòa Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận Tp.HCM, nhơn dịp Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli đại diện không thường trú của Tòa Thánh Vatican tại Việt Nam đến viếng thăm Công giáo tại Tp.HCM (5/11/2011); tham dự ngày Hội ngộ Liên tôn tại Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo Phận Tp.HCM (27/10/2011 và 27/10/2012).

* Bên cạnh đó, Minh Lý Đạo – Tam Tông Miếu cũng phát triển mạnh, đều đặn và rộng khắp các hoạt động từ thiện, xã hội như: tái lập phòng khám từ thiện (12/4/2011); ấn tống Kinh sách; hướng đạo, bồi dưỡng cho các em trong Thanh Thiếu Nhi Minh Lý; giao lưu, sinh hoạt Trại với các Hội Thánh bạn; đa dạng hóa các hình thức sinh hoạt, học tập giáo lý với Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài và Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo…

Ngoài ra, về nội bộ, Minh Lý Đạo - Tam Tông Miếu đang kiện toàn các Ban, Vụ về tổ chức cũng như về nhân sự, phân công trách vụ cụ thể, đồng thời tu chỉnh Đạo quy cho phù hợp với tình hình mới.

IV. Mục đích, tôn chỉ, lập trường

Tổng quát Minh Lý Đạo hoạt động theo cương lĩnh như sau:

* Mục đích của Minh Lý Đạo là hiệp nhứt tinh hoa của ba tôn giáo lớn ở phương Đông là Thích – Đạo – Nho để tìm lại cội gốc là Đạo (quy nguyên Tam giáo), để từ đó mà tu hành, tự độ, độ tha, góp phần phục vụ dân tộc, xây dựng hòa bình, an lạc cho Tổ quốc và trên thế giới.

* Minh Lý Đạo theo tôn chỉ dung hòa mọi tín ngưỡng, cùng học thuyết Đông Tây kim cổ, trong đó dựa theo giáo lý của Tam giáo, Thích – Đạo – Nho mà thi thiết giới quy, giới luật. Dung hòa xu hướng cộng đồng, mở rộng tình thương, không phân chia mà