Thần Đạo (2)

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 3689 | Cật nhập lần cuối: 4/30/2016 8:20:11 AM | RSS

(tiếp theo)

Thần Đạo có liên quan với Luật Samurai không?

Truyền thuyết của Nhật Bản về những chiến binh Samurai đã có những môi liên hệ quan trọng với Thần đạo, nhưng truyền thuyết này đã không phát xuất một mình hay chủ yếu từ Thần đạo. Một số người lại ‘phong’ cho một học giả Khổng giáo người Nhật hồi thế kỷ XVII kiêm lý thuyết gia quân sự có tên là Yamaga Soko (1622-1685) là nhà sáng lập “đạo của chiến binh” (võ sĩ đạo) (bushi-do). Yamaga nhấn mạnh đến tầm quan trọng của tính chân thực và lòng sùng kính thần minh, tổ tiên, như con đường chắc chắn cho ta cảm nhận về sự hiện diện thần linh. Cũng với những học giả khác cùng thời, ông đã tập trung vào khái niệm của Amaterasu như là thần minh tổ tiên của hoàng gia. Vì thế, hết lòng sùng kính tổ thần, ngụ ý lòng trung thành hoàn toàn với hoàng đế, tướng quân, và các lãnh chúa phong kiến dược gọi là Daimyo. Xã hội phong kiến đã lệ thuộc vào lòng trung thành của các Samurai, giai cấp hiệp sĩ và quân dội. Ngay sau khi chế độ tướng quân và hệ thống phong kiến nhường chỗ cho chính quyền non trẻ của hoàng đế dưới thời kỳ phục hưng Minh Trị, những người ủng hộ quân

Truyền thống Thần Đạo có lan ra ngoài nước Nhật hay không?

Thần đạo đã lan tràn theo bước chân người Nhật di cư và quân đội Nhật bành trướng, mang theo truyền thông cổ xưa. Chúng ta sẽ bắt gặp những đền thờ Thần đạo lác đác đó đây ở nhiều nơi trong vùng Thái Bình dương, như những dâu chứng một thời người Nhật đã bành trướng sự có mặt với tư cách là một đế quốc của họ ra ngoài bờ cõi. Nơi nào có cộng đồng người Nhật bám rễ sâu và tiếp tục phát triển, đặc biệt trong 50 năm qua, người già cả tìm nguồn an ủi đặc biệt nơi việc thờ cúng tại những đền miếu gần nhất. Nhưng xét toàn diện, Thần đạo vẫn còn là một hiện tượng thuần túy mang mầu sắc Nhật Bản. Ví dụ ngay tại nhiều nơi trên đất Mỹ, ngày nay những cộng đồng khá lớn của hậu duệ người Nhật đã 'chọn làm quê hương/ thì các tư tế Thần đạo truyền thống ngày càng trở nên hiếm. Một số người cho rằng, Thần đạo là một mâu thuẫn ngay trong từ ngữ, ở bất cứ nơi nào trừ ra ở Nhật. Thần đạo mãi vẫn là một truyền thống bất khả phân ly với chính mảnh đất thiêng liêng có núi non, hang động và suôi nguồn của riêng Nhật Bản.

Sự cho hoàng đế quay sang bộ luật hy sinh vô điều kiện cho mục tiêu tốt lành bằng cách nhấn mạnh đến sự cần thiết của tình yêu vô biên đối với hoàng gia và hoàng tộc.

Thần Đạo (2)

Thần Đạo có bao giờ bị đồng nhất hóa với bất cứ chế độ chính trị nào không?

Những gì người ta biết đến vào năm 1945 như là Quốc giáo Thần đạo (lokka) đã bắt đầu phát triển chính thức sau thời phục hưng của Minh Trị Thiên Hoàng. Từ ngữ “Thần đạo quốc giáo” đã được ‘nặn’ ra trong “Sách hướng dẫn Thần đạo” năm 1945 để phân biệt sự can dự của chính quyền Nhật Bản vào công việc của tôn giáo với những mối quan tâm tôn giáo của người Nhật Bản nói chung, vốn được gọi là Phái (shuha) Thần đạo. Sau năm 1868, chính phủ Nhật Bản đã áp đặt một hệ thống tôn sùng Hoàng 3 như một niềm tin của cả nước (tín ngưỡng quốc gia). Đa số Kitô hữu và Phật tử, cũng như những người theo các truyền thông khác, đều tự coi mình cũng là thành phần trong hệ thống đó. “Đền thờ Thần đạo” là một ngữ khác dùng để nói đến một hệ thống, từ khi chính quyền đã thành vào năm 1868 một cấu trúc tỉ mỉ về những thứ bậc để quản trị những nơi thờ quốc gia. Những chỉ thị của chính quyền quy định mọi sinh hoạt của đền thờ, bao gồm cách lập ra các nghi lễ đặc trưng và cách gìn giữ các di tích. Cơ sở của mọi việc này là nguyên tắc “việc thống nhất sự quản trị phụng tự” (saisei itchi). Những chỉ thị cũng bố trí một hệ thống phẩm trật tỉ mỉ của chức vụ tư tế Thần Đạo.

Một trong những kết quả chính của sự kiểm soát quản trị bao quát này là giáo thuyết về lòng trung thành tuyệt đối đối với nhà vua và việc bày tỏ lòng trung thành này trong việc giữ đạo. Một biểu tượng quan trọng của đạo mới này là việc xây dựng Đền Yasukuni ở Tokyo năm 1869 để tưởng nhớ tất cả tử sĩ. Như là một cách kiểm soát những diễn đạt biểu tượng mạnh mẽ liên kết với Thần đạo, năm 1884, chính quyền đã ra sắc lệnh: cổng torii chỉ được sử dụng cho những đền thờ quốc gia. Năm 1900, chính phủ còn đi xa hơn trong việc ra lệnh cho tất cả những Đền thờ Thần đạo không được xem như một tôn giáo như bây lâu, nhưng là một quan điểm buộc mọi người phải tôn kính thiên hoàng, kèm theo những nghi lễ thích hợp.

Một khía cạnh khác nữa của mối liên hệ Thần đạo với chính quyền là trước thời Minh Trị, những cung điện hoàng gia ở trong các thủ phủ khác nhau vẫn giữ hệ thống bao gồm ba đền thờ nằm trong tường thành bao quanh thuộc độc quyền sử dụng của hoàng gia. Ở trung tâm, kashiko- ỉoro cất giữ những biểu tượng thần thánh của thiên hoàng. Koreiden, bên trái dành cho những thần minh của những thiên hoàng và các hòang hậu của họ, còn ở phía bên phải là shinden dành cho tất cả thần ở trên trời và duới đất. Những đền thờ này vẫn liên kết thành khối dành cho những nghi lễ hoàng gia ngày nay. Giữa năm 1868 1945, quốc giáo Thần đạo có gần một trăm ngàn đền thờ đặt dưới sự kiểm soát của trung ương, và những nghi lễ Thần đạo chỉ dành cho hoàng gia. Hiến pháp của Nhật thời hậu chiến bảo đảm tự do tín ngưỡng nhưng tách biệt nhà nước khỏi tôn giáo.

Việc Nhật Bản thất trận trong thế chiến II có ảnh hưởng gì tới Thần đạo?

Sau khi Minh Trị Thiên hoàng tái lập quyền lực hoàng gia khi các vị tướng quân cuối cùng đòi giảm bớt quyền hành của chính quyền, lòng trung thành với thiên hoàng trở thành một chủ đề chính yếu. Trước năm 5, đa sô' người Nhật xem thiên hoàng, Hirohito, là ‘bất khả ngộ,’ nghĩa là không thể sai lầm. Sự hiến mình cho hoàng triều có lẽ là một tô" quan trọng nhất trong sự thông nhâ't quốc gia. Chấp nhận sự bại 1 vào năm 1945 hiển nhiên là đánh mạnh vào trung tâm của định văn hóa chủ yếu này. Vì hầu hết mọi người đều liên kết dòng tộc thiêng liêng của hoàng gia với truyền thống Thần đạo, việc thất trận n hại đã dặt thành vấn đề về khả năng tồn tại của Thần đạo như đường hiểu thế giới và không gian của người Nhật ở trong đó. Ngày hấng Mười hai 1945, vị Chỉ huy Tối cao của Quân đội Đồng minh, tướng Douglas MacAthur, ban hành 'Chỉ thị Thần đạo, biến đổi một cách sâu sắc bộ mặt của truyền thông tôn giáo bản xứ của Nhật Bản. Biết rằng có một mối liên hệ biểu tượng mạnh mẽ giữa Thần đạo và chủ nghĩa quốc gia Nhật Bản, sắc lệnh ‘giải thể’ mọi đền thờ ra khỏi chính ỉn và tuyên bố đó là những định chế riêng. Các tư tế không còn là ng viên chức của chính quyền. Chỉ thị thay thế cho ba cấu trúc quốc trước đây-Hội đồng Quốc gia các Tư tế Đền thờ, Viện Nghiên cứu các phẩm Kinh điển Nhật Bản, và Hội Bảo Trợ Đại Đền thờ (của Ise)- Hiệp hội các Đền thờ Thần đạo. Chỉ thị này nhằm tái minh định một truyền thông tôr giáo không phải là quốc giáo. Dù hầu hết đền đồng ý gia nhập, nhưng vẫn còn những đền nằm dưới sự giám sát Dhương, sẵn sàng tự túc mọi chi phí. Tuy nhiên, là một truyền thông !ời nên không dễ gì quen ngay với những sắc lệnh do ngoại nhân áp một số đền thờ như Yasukuni ở‘Tokyo và những đền thờ thờ các tử sĩ Nhật vẫn còn sức mạnh khuấy động tình cảm chủ nghĩa quốc gia. Ngay cả hiện nay, những chính trị gia nào muốn chơi ‘ván bài’ ấy thỉnh thoảng vẫn công khai viếng đền Yasukuni.

Tóm tắt lịch sử Thần đạo thế nào đây?

Những niềm tin mà hiện còn liên kết với truyền thống tôn giáo, được gọi là Thần đạo, đã có nguồn gốc rất xa xưa trước cả khi người ta nhắc đến chúng như “con đường dẫn đến thần minh.” Các bằng chứng khảo cổ cho thấy có nhiều hình thức khác nhau: sự thờ phượng tự nhiên, tôn kính tổ tiên, các nghi thức lên đồng, các tín ngưỡng linh vật trong một xã hội nông nghiệp trong thời đồ đá mới (7000-250 trước Công nguyên) và thời đồ đồng- sắt (250 trước Công nguyên-100 Công nguyên). Đôi khi, trong cuối thế kỷ thứ VI Công nguyên, sau khi đạo Phật (butsu-do) xuất hiện tại Nhật Bản, người Nhật đã phân biệt tín ngưỡng bản địa với truyền thống tôn giáo ngoại lai bằng cách phát minh ra tên Thần đạo. Vào thời Nara (710-94) bộ tộc Nakatomi đã phục vụ như là các tư tế Thần đạo của hoàng gia tân lập; những đền thờ chính xa xưa nhất của Thần đạo thuộc về bộ tộc Ise và Izumo. Quãng năm 737, các đền thờ Thần đạo lên đến con số hơn 3000, cứ bốn đền thờ thì có một đền thờ được hưởng tài trợ trực tiếp của chính quyền.

Bộ tộc Fujiwara thành lập đền thờ Kagusa quan trọng ở Nara, thủ đô u tiên. Kasuga được dành dể giữ một vai trò tối quan trọng trong việc Lất triển sự pha trộn giữa Phật giáo và Thần đạo qua những môi liên của họ với những ngôi chùa Phật giáo của Todaiji gần đó. Qua suốt ời Heian (794-1185), với thủ đô mới thành lập ở Kyoto, những tài sản a Thần đạo được gắn bó mật thiết với sự phát triển Phật giáo. Những thần học gia của cả hai đều soạn ra những học thuyết sao cho hai hệ thống tín ngưỡng hòa hợp nhau, từ đó tạo ra “Thần đạo Song diện,” một pha trộn giữa cả hai tín ngưỡng.

Triều đại Kamakura (1185-1333) chứng kiến sự nổi lên của những vua chúa phong kiến (daimyo) và giai cấp chiến binh (samurai) dưới -táng của một tướng quân thuộc dòng họ Minamoto, những người đã lật bộ tộc Fujiwara. Luật của Samurai, bushido (võ sĩ đạo), là một sự pha ận giữa chủ nghĩa bảo thủ quý tộc Khổng giáo, sự rèn tập trí huệ của lật giáo, và chủ nghĩa ái quốc của Thần đạo. Dưới thời Minamoto có li vị thần chính là Sugawara Michizane, thần hoàng của những vấn đề in hóa và xã hội, và Hachiman, thần chiến tranh. Thần đạo phát iển như một truyền thống tôn giáo bình dân trong thời Muromachi/ ỉhikaga (1333-1568), danh xưng Muromachi ám chỉ thủ đô bên ngoài poto và danh xưng Ashikaga ám chỉ bộ tộc đương quyền, được hoàng gia hỗ trợ cho cuộc hành hương đến đền thờ Ise.

Những phát triển thời trước và cận đại trong thời Momoyama/Azuchi (568-1615) và thời Edo/Tokugawa (1615-1867) bao gồm uy thế vững Lĩig của Thần đạo vượt qua Phật giáo và sự gắn bó với quyền lực chính trị của những tướng quân độc tài. Chủ nghĩa biệt lập của Nhật, trong lững thế kỷ XVIII và XIX, đã chung vai cùng những nỗ lực loại trừ lững yếu tố ngoại lai ra khỏi Thần đạo. Công việc này lên tới cực điểm trong thời phục hưng của Minh Trị, mở ra một thời cận đại (1868-1945) L phục hồi địa vị thần thánh của thiên hoàng. Thế chiến thứ II đã đặt thần học hoàng gia của Thần đạo thành vấn đề và đã nhìn thấy một sự trở lại của những phong trào giáo phái dân gian.

(còn tiếp)

JOHN RENARD
Người dịch: LƯU VĂN HY và nhóm TRÍ TRI
Tri thức Tôn giáo qua các vấn nạn và giải đáp, NXB Tôn giáo, tr. 4-7

-----------------------------------

Thần Đạo (1)