Chữ Phục qua các Tôn giáo xưa nay

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 1729 | Cật nhập lần cuối: 3/29/2017 9:32:44 AM | RSS

Chữ Phục qua các Tôn giáo xưa nayNgày 1/12-Quý Hợi vào tiết Đông chí, Đức Thái Bạch Kim Tinh có ban Thông Lịnh như sau:

“Giáp Tý đã đáo sang Giáp Tý,
Sáu một (61) năm Minh Lý chào đời.
Tuyên ngôn chánh pháp đạo Trời,
Thích Nho Gia Lão Ấn Hồi đồng nguyên.
Qui vạn pháp kết liền một thể,
Hiệp vạn dân thiết kế đại đồng.
Dung hòa kim cổ Tây Đông,
Triết Khoa Chánh Giáo chiết trung bình hành.
Minh Lý Đạo khai sanh vì đó,
Bắc nhịp cầu trăm họ tương giao.
Tinh thần, vật chất đổi trao,
Xây nền đạo đức thanh cao hoàn toàn.

Ơn tái tạo trần gian đã đến,
Cơ phục sanh sứ mệnh ban rồi.
Giác mê trống đổ liên hồi,
Công phu, công quả vun bồi đón ơn…”.

Chữ Phục được viết khác nhau trong Hán tự nên có nhiều nghĩa:

1. Phục ( ) có nghĩa: Trở lại - Trở về - Đáp lại - Lại lần nữa. Phục được dùng ghép với chữ khác như: phục sinh, phục lâm, phục hồi, phục hưng, khôi phục, phục mạng, phục nguyên, phục nhứt,…

2. Phục ( ) có nghĩa: Nép mình - Thấp xuống - Che đậy - Ẩn nấp - Chịu tội

- Như chữ Phục ( ): Cúi xuống. Phục được dùng ghép với chữ khác như: phục khí, hàng phục, chế phục, phục tùng, vâng phục,…

Trước hết, chúng tôi nói đến những chữ phục theo nghĩa 1: Trở lại, trở về.

Trong Thập Nhị Tiêu Tức Quái Đồ quẻ Địa Lôi Phục ( ) ứng với Tý.

Minh Lý Đạo được Ơn Trên khai sáng vào ngày 23.12.1924 nhằm ngày 27 tháng 11 năm Giáp Tý, cũng vào giờ Tý, ngày Tý, tháng Tý. Đó là lúc Đông chí, ban ngày ngắn nhất, ánh sáng ban ngày bắt đầu tăng dần để phục hồi sinh lực cho muôn loài.

Đức Quan Thế Âm dạy (ngày 16-7-1965):

“Thời Bác ứng cho cơ tận diệt buổi Hạ nguơn… Cơ trời tuần hoàn xây chuyển, nên Tiên Phật lâm đàn mở đạo, tái tạo cuộc thế, nhơn loại sẽ sống trong cảnh an lạc đại đồng. Cho nên sự tái sanh (phục sanh) là thời cuộc sẽ xuất hiện. Đó là âm cực thì dương sanh, nên gọi là Phục”.

Nói về tu hành, theo 12 quẻ Thời Thần nói trên, muốn trở lại Phục, phải vào nơi yên tịnh như thể Khôn (6 âm) để tâm được yên ổn, sáng suốt, mà có “Nhứt dương sơ động”, tức là thấy tâm của Trời Đất, tượng trưng bằng hào dương ở dưới của quẻ Phục.

Lời Đại tượng truyện viết: Lôi ở trong đất, tức là Phục. Ngày Đông chí các Tiên vương bế các ải quan thuế và các nhà buôn bán không đi ra ngoài, nhà vua cũng không đi coi xét bốn phương.

Đức Chúa Giêsu cũng dạy: “Hỡi hết thảy những kẻ đang lao khổ và gánh nặng, hãy đến cùng Ta, Ta sẽ cho các ngươi được nghỉ ngơi. Vì Ta có lòng nhu mì, khiêm ti, nên hãy mang lấy ách của Ta, học theo Ta, thì tâm hồn các ngươi sẽ được yên ổn”. (Matthew 11:28-29)
Vì lẽ đó, đến Chúa Nhựt là ngày được nghỉ để có thời gian phục hồi sinh lực cho cả thể chất lẫn tinh thần.

Sáu hào của quẻ Phục ứng với sáu thời hay trường hợp, từ dưới lên được nói qua như sau:

Hào Sơ: Bất viễn, phục. Nghĩa: Chẳng xa, trở lại.
Hào Hai: Hưu phục. Nghĩa: Sự trở lại rất đẹp.
Hào Ba: Tần phục. Nghĩa: Thường thường trở lại.
Hào Tứ: Trung hành độc phục. Nghĩa: Đi giữa, một mình trở lại.
Hào Năm: Đôn phục. Nghĩa: Dốc lòng về sự trở lại.
Hào Sáu: Mê phục. Nghĩa: Trở lại một cách lú lấp.

Đặc biệt Hào Sơ (đầu của nội quái) ứng với Hào Tứ (đầu của ngoại quái) mà dương với âm lại tương ứng bổ túc cho nhau. Hào Sơ, dương cương, có phạm lỗi mà biết trở lại thì không đến nỗi ăn năn, cả tốt.

Về Hào Tứ trong việc tu hành, Đức Thánh Trần có giải như sau:

“Hào Lục Tứ, trung hành độc phục,
Giữa bầy âm đen đục tội tình.
Đường về chánh đại quang minh,
Dễ chi ai chịu nghe mình mà khuyên.
Thà đơn thân (dầu chi) băng miềng (mình) trở lại,
Ứng cùng Sơ là phải là lành.
Sá gì chung đỉnh lợi danh,
Dấn thân vào chốn hôi tanh bùn lầy.

… Hào Lục Tứ như trăng mồng một,
Loé lưỡi gà, mai mốt lưỡi liềm.
Lần lần càng lớn, càng thêm,
Càng cao, càng sáng, trời đêm như ngày…”

Đối với Minh Lý Đạo, khoảng cuối tháng 12 và đầu tháng 1 dương lịch của tiết Đông chí, mặt trời mọc ở hướng Đông-Nam với ngày dần dần dài ra mang lại thêm ánh sáng và mặt trăng lưỡi liềm xuấthiện ở hướng Tây-Nam càng ngày càng sáng thêm. Trong đồ hình sau đây, mặt trời mọc ghi màu đỏ phía bên trái và dưới ở hướng Đông-Nam, mặt trăng xuất hiện ghi màu đỏ phía bên trái và trên ở hướng Tây-Nam.

Theo giải nghĩa rộng của quẻ Phục đối với những giống cái, khi được vi dương thấm nhuần với âm noãn, như trứng gà có trống, sự sống được tiếp tục phục hồi.

Về phục mạng, Đạo Đức Kinh, chương 16, do Tiên sinh Huỳnh Nguyên Kiết chú thích và Đức Nguyễn Minh Thiện Việt dịch, có viết:

“Phù vật vân vân, các phục qui kỳ căn, qui căn viết: tịnh, tịnh viết: phục mạng, phục mạng viết: thường. Tri thường viết: minh, bất tri thường vọng tác hung”. Dịch nghĩa: Tất cả mọi vật tuy dẫy đầy, mà vật nào đều trở lại căn (gốc rễ) của nó (qui căn), qui căn thì gọi là tịnh (yên lặng), tịnh thì gọi là phục mạng (trở lại gốc sanh), phục mạng thì gọi là thường. Biết thường thì gọi là minh (hiểu biết, giác ngộ), chẳng biết thường mà vọng động là hung.

Đoạn trên được chú thích như sau: Qui căn nghĩa là do động mà trở lại tịnh vậy. Khi đã trở lại tịnh rồi, thì y nhiên lại sanh giống tốt như lúc ban đầu. Nói về vật thì gọi là phản bổn. Nói về người thì gọi là phục mạng, nào phải khác nhau đâu! Một Xuân một Thu, vật cũ trở nên mới, một sanh một sát, hoa nở thành hoa tàn. Nên biết cái đạo phục mạng của tu sĩ cũng do hai khí của Trời Đất đối đãi, mà thiệt là một khí lưu hành. Ấy là cái Đạo rất tầm thường vậy. Biết được Đạo thường tức là hiểu biết Đại Đạo, do đây mà gia công tu luyện mới chẳng sai vậy.

Các dân tộc xưa đã có tục lệ tôn sùng mặt trời vì cần khí ấm trong mùa đông lạnh. Các lễ có tính cách tín ngưỡng đón mừng ánh nắng mặt trời mọc vào khoảng Đông chí đã có từ xa xưa. Tại Newgrange, Ái nhĩ lan, một ngôi mộ thật xưa có cửa hướng về hướng mặt trời mọc ngày Đông chí để mong cầu sự phục sinh của người đã chết. Tại Goseck, Đức quốc, một di tích bằng gỗ thật xưa dùng cho nghi lễ có tính cách tín ngưỡng có hai cửa thông hướng về hướng mặt trời mọc và lặn vào ngày Đông chí ở hướng Đông-Nam và Tây-Nam.

Kinh Do Thái giáo và Kinh Cựu Ước Kitô giáo có viết:

“Ngày phán xét sẽ đến, thiêu cháy như lò lửa… Mặt trời của lẽ công chính sẽ mọc lên với phép chữa lành trong đôi cánh”. (Malachi 4:1-2)
Đấng Cứu Thế được xem như mặt trời mọc và Đức Chúa Trời dạy các đền thờ quay mặt về hướng mặt trời mọc. Do đó các đền thờ Do Thái giáo và nhà thờ Kitô giáo thường quay mặt về hướng Đông.

Ngày lễ mừng Chúa giáng sinh có lẽ được bắt nguồn từ các lễ vào khoảng tiết Đông chí của nhiều dân tộc đã có từ xưa trước khi Chúa giáng sinh.

Vào ngày Lễ Vượt Qua lúc trăng tròn và ngày Lễ Phục Sinh vào Chúa nhựt khoảng sau tiết Xuân phân, mặt trời mọc ở hướng Đông.

Quẻ Phục đã được giải nghĩa rộng với sự tiếp tục có lại sự sống trong trứng. Lễ Phục Sinh cũng dùng hình ảnh trứng gà để đón ngày Chúa Cứu Thế sống lại. Các trứng được che dấu trong sân vườn và trẻ em thi đua đi tìm để được các phần thưởng.

Do Thái giáo chờ đón ngày Chúa Cứu Thế mang đến hòa bình cho nước Israel và toàn thế giới. Kitô giáo, đặc biệt Giáo Hội Cơ Đốc Phục Lâm thành lập năm 1863 tại Mỹ, cũng tin Chúa Cứu Thế phục lâm vào những ngày cuối hay ngày phán xét cũng là ngày phục sinh của những người đã chết.

Trong Kinh Qur’an, Đấng Allah cũng nhắc lại ngày phán xét và ngày phục sinh của các người đã chết:

“– Khi chúng mình đã thành xương mục rỗng rồi, làm sao sống lại? – Quả thật, với Lệnh gồm một tiếng Thét kinh sợ, chúng sẽ trở lại trên mặt đất”. (Qur’an 79:1)

Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế viết Cao Đài Tiên Ông đã dạy:

“… Bởi thế, nên nay chính Thầy phải đến để đem lại cho các con nền hòa bình đã từng hứa hẹn. Rồi đây Chúa Cứu Thế sẽ trở xuống sau”. (Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, Đêm 8.6.1926)

Đức Gia Tô Giáo Chủ cũng giáng đàn tại Bác Nhã Tịnh Đường, Long Hải, đêm 24.12.1968, và dạy:

“… Các ngươi là đạo quân tiền phong, dọn đường cho ngày tái lâm của Chúa, khơi mương xẻ rạch cho nước lành chảy đến tươi nhuận cho muôn giống đương khô khan, khao khát đợi chờ. Người sứ mạng phải lãnh lấy khó khăn, bước đầu có thể chết để thành sự sống, có thể khổ để đón niềm vui, phải được ma luyện đủ cách mới được trở nên thánh thiện hầu xứng đáng đứng bên tả, bên hữu của Thầy Trời nơi Bạch Ngọc Kinh”.

Bây giờ chúng tôi xin nói đến những chữ phục theo nghĩa 2.

Về hàng phục vọng tâm trong việc tu tịnh, Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế có dạy vào ngày an vị ngôi Bác Nhã Tịnh Đường ở Long Hải một đoạn như sau:

“Trước mắt kìa, Thái Bình biển lớn,
Nước minh mông, rùng rợn phong ba.
Phải chăng vọng niệm tâm tà,
Ầm ỳ rộn rịp, trông ra nghĩ mình.
Hàng phục được, trước bình tâm địa,
Quay ngược về một phía Chơn tâm.
Niệm xưa phức tạp ầm ầm,
Niệm nay hồi hướng cao thâm đổi chiều”.

Theo Kinh Thánh, khi các môn đồ đi thuyền trên Biển hồ Galilee theo Chúa Giêsu, gặp sóng gió nên sợ hãi đánh thức Ngài.

“Ngài bèn thức dậy, quở gió và phán cùng biển rằng: ‘Hãy êm đi, lặng đi!’Gió liền dứt, rồi yên lặng như tờ. Đoạn Ngài phán cùng môn đồ rằng: ‘Sao các ngươi nhát sợ? Chưa có đức tin sao?’Họ sợ hãi quá đỗi, nói với nhau rằng: ‘Vậy người nầy là ai mà gió và biển cũng đều vâng phục Người?’…” (Mark 4:39-41)

Chúa muốn dạy các môn đồ: Hãy có đức tin và chế phục nội tâm được yên thì ngoại cảnh cũng yên theo.

Sóng gió trên Biển hồ Galilee

Các tôn giáo khác cũng có dạy về chế phục nội tâm:

“Với sự chế phục được tâm tôi, tôi đã chinh phục được toàn thế giới”. (Đạo Sikh. Adi Granth, Japuji 28, M.1, p.6)

“Người chế phục được tâm thần mình giỏi hơn người chinh phục một thành phố”. (Do Thái giáo và Cơ Đốc giáo, Proverbs 16:12)

Hiến chương Liên Hiệp Quốc có viết: Chiến tranh phát xuất từ tâm con người và hòa bình cũng phát xuất từ tâm con người. Vì thế Liên Hiệp Quốc có lập một thiền phòng để các nhà chính trị có dịp tĩnh tâm mà tìm cơ hội khôi phục hòa bình bằng đối thoại và ngoại giao.

Hồi giáo dịch từ chữ Islam có nghĩa Phục tùng. Trong tháng Tịnh chay (Ramadhan) các tín đồ Hồi giáo nhịn ăn từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn để cẩu nguyện và nhắc nhở sự chế phục dục vọng. Kinh Qur’an đã được mặc khải trong tháng này. Tháng Ramadhan bắt đầu từ ngày thấy mặt trăng lưỡi liềm vừa loé lúc mặt trời lặn ở một hướng đã được nhứt định. Vì ở hướng nhứt định này và vì quỹ đạo mặt trăng rất phức tạp như hai hình sau đây, mà ngày bắt đầu tháng Tịnh chay (tháng 9 Hồi lịch) thay đổi rất nhiều trong vòng khoảng hai tháng trước đến hai tháng sau ngày Hạ chí của dương lịch như sau:

Quỹ đạo mặt trăng

Ramadhan từ 2010–2020 tiên đoán theo Lịch Umm al-Qura
CE / AD AH First day[3] Last day[3]
2010 1431 11 August 9 September
2011 1432 1 August 29 August
2012 1433 20 July 18 August
2013 1434 9 July 7 August
2014 1435 28 June 27 July
2015 1436 18 June 16 July
2016 1437 6 June 5 July
2017 1438 27 May 24 June
2018 1439 16 May 14 June
2019 1440 6 May 3 June
2020 1441 24 April 23 May
Ramadan dates between 2010 and 2020. Dates may vary.

Ý nghĩa tháng Tịnh chay này cũng gần giống như lời dạy của Đức Thánh Trần về mặt trăng lưỡi liềm sáng dần nơi Hào Tứ của quẻ Phục. Hình mặt trăng thường được thấy trong Hồi giáo có lẽ được phát nguồn từ việc chờ thấy ánh sáng mát dịu của mặt trăng lưỡi liềm để khởi đầu tháng Tịnh chay Ramadhan trong khoảng mùa hè nóng bức. Hình mặt trăng với ngôi sao trong Hồi giáo có lẽ cũng bắt nguồn từ việc thấy trăng lưỡi liềm lúc gần thẳng hàng với Sao Kim (sao Hôm, Kim Tinh).

Hướng thấy mặt trăng vừa loé được ghi màu đỏ phía bên phải và trên, nơi vùng mặt trời lặn của các tháng 4, 5, 6, 7, 8 dương lịch trong đồ hình sau đây:

Theo Đông phương, Kim Tinh là sao Thái Bạch tượng trưng Đức Thái Bạch Kim Tinh, nay là Đức Lý Đại Tiên Trưởng Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
Về phép tu phục khí, mặt tiền Bác Nhã Tịnh Đường có hai câu liễn:

“Bác Nhã tâm khai, tuệ chiếu vô minh huờn bổn giác,
Tịnh Đường khí phục, đơn thành nhứt lịp thoátthai thần”.

Đức Minh Thiện có giải thích chữ “khí phục”trong quyển Ý Nghĩa Các Câu Liễn Tại Bác Nhã Tịnh Đường như sau:

“Hô hấp ở trong vốn tự trong Thiên mạng mà ra, chẳng phải vật đồng loại như nó, thì không thể gần nó được. Bởi đó Thánh dùng cái pháp Phục khí (), đoạt khí xung hoà trước lúc có trời đất, trở ngược lên song quan, phản tiền vi hậu, để đạt tới bổn căn, khiến cho khí mẹ qui phục (trở lộn về) vào trong khí con, mẹ con quyến luyến tại đó, thì mỗi hơi thở đều qui căn, mà làm mẹ sanh ra kim đơn”.

Nói cách khác, thần dẫn khí để khí hoá thần, thần huờn hư. Nói theo Pháp môn Cao Đài Chiếu Minh, là người tu đơn tạo được nhị xác thân, có thể xuất hồn lúc còn tại thế mà về cơ giáng đàn dạy đạo.

Để kết luận, chúng ta thấy chữ Phục với nghĩa 1 và nghĩa 2 luôn thường được dùng đến trong tam tài Thiên - Địa - Nhân.

Thời Phục hay đạo Phục của vạn vật rất cần thiết cho sự sinh tồn và tiến hoá trong sự phục tùng theo đạo của Trời Đất Người qua không gian và thời gian.

Trimurti là Thượng Đế Ba Ngôi trong Ấn giáo gồm có: Brahma là Đấng Tạo Hoá, Vishnu là Đấng Bảo Tồn và Shiva là Đấng Huỷ Diệt. Ba Đấng nầy tương ứng với Tam Nguơn: Thượng Nguơn, Trung Nguơn và Hạ Nguơn.

Trời dựa theo sự tuần huờn của Tam Nguơn mà tái tạo và hoá dục muôn loài. Đất với sự tuần huờn xoay chuyển mà có khả năng nuôi dưỡng các loài vật được tiếp nối sinh sôi nảy nở. Người qua nhiều kiếp tái sinh trở lại trần gian, được dịp học hỏi, biết tìm đường trở về mà tiến hoá để hoà hiệp cùng với tâm của Trời Đất, cũng gọi là Đại Ngã hay Tâm Vũ Trụ, trong cõi thiêng liêng hằng sống.

Nguồn: tapchiliengiaocaodai.org.vn