Một dấn ấn thờ Mẫu trong đạo Cao Đài

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 3000 | Cật nhập lần cuối: 4/10/2017 9:19:46 AM | RSS

Một dấn ấn thờ Mẫu trong đạo Cao ĐàiNghiên cứu nền văn hóa nguyên thủy của người Giao Chỉ, các nhà khảo cổ học và dân tộc học cho rằng khởi đầu đó là những nét văn hóa phát sinh từ đời sống nông nghiệp. "Hoa văn trống đồng đã ghi lại những dấu vết của sinh hoạt thị tộc, những dấu vết của nghề săn bắn và những hình thức sớm của nghề trồng trọt với tính cách là những hình thức sản xuất chủ yếu, cùng với những hình thức tổ chức xã hội và và các thiết chế xã hội tương ứng... Những nghi lễ được ghi khắc trên đó, có từ thời cổ đại, qua suốt thời kỳ trung cổ và tồn tại mãi cho đến gần đây. Đó là cái mà nguời ta thường gọi là nghi lễ nông nghiệp với tục thờ sinh thực khí."

Từ đó người Việt cổ có tục thờ Man Nương (man: mưa), để rồi đến khi Đạo Giáo du nhập vào, thì Man Nương trở thành Mẫu Man Nương, vị nữ thần giúp dân có được mùa màng sung túc, đời sống ấm no; và tâm thức sùng bái thiên nhiên trời đất trở thành tín ngưỡng thờ Tứ Pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện).

Điểm đặc biệt hơn nữa là bên cạnh tín ngưỡng thờ Tứ pháp (tín ngưỡng tôn thờ thần linh thiên nhiên) dân tộc Việt Nam còn có tín ngưỡng thờ Tứ bất tử từ lâu đời. Đó là các tín ngưỡng:

- Thần núi Tản Viên, tức Sơn Tinh - Nhà Lý đã phong Tản Viên là "Thượng đẳng tối linh thần" và "Đệ nhất phúc thần". Đền chính là Đền Thượng núi Ba Vì.

Thần Tản Viên Là biểu tượng của sức mạnh liên kết, liên kết giữa đất và núi, liên kết giữa các bộ lạc, liên kết giữa con người và thánh thần...

- Chử Đồng tử: Chữ Đồng Tử: Chử Đồng Tử đi vào tâm thức dân gian không chỉ là người con hiếu thảo, nhân ái, mà còn là biểu tượng của một chí hướng phát triển cộng đồng.

Chữ Đồng Tử theo truyền thuyết, còn gặp được chân sư, cùng với vợ là công chúaTiên Dung tu luyện thành tiên.

Chử Đồng Tử và phu nhân được thờ ở nhiều nơi thuộc tỉnh Hưng Yên như Đa Hoà, Dạ Trạch, v.v..., thuộc tỉnh Hà Tây như xã Tự Nhiên.

- Thánh Gióng: Thánh Gióng:Tương truyền từ thời Hùng Vương, nhà vua đã lập đền thờ ở làng và tôn là Phù Đổng Thiên Vương. Về sau được các vua phong thần nhiều lần.

Thánh Gióng tượng trưng cho chí khí anh hùng bất khuất của dân tộc Rồng Tiên.

Tương truyền là tiên giáng trần nhiều kiếp để âm phò mặc trợ cho nhân dân và bảo vệ đất nước... Trong tâm thức người Việt, Thánh mẫu LH thuộc về tín ngưỡng thờ Mẫu, một tín ngưỡng có cội nguồn lâu đời và độc đáo của Việt Nam.

Thánh mẫu Liễu Hạnh tượng trưng cho bản chất "nữ tướng tài thành" theo Khôn đạo của phụ nữ VN

Đạo Cao Đài đã minh chứng Thánh Mẫu Liễu Hạnh chính là Đức Vân Hương Thánh Mẫu mà trong thời TKPĐ nầy ngài đã thọ lệnh Đức Vô Cực Từ Tôn giáng linh điển trở về tổ quốc Việt Nam để thực hiện sứ mạng kỳ ba nói chung, và độ dẫn phụ nữ VN nói riêng. Những bài dạy đạo của Ngài luôn có khẩu khí của một vị thánh mẫu VN đầy tình thương dân mến nước và ưu ái truyề thống Rồng Tiên:

"Nhân thế rằng tiên trở gót hài,
Vì ai mà đến biết chăng ai ?
Lá cờ Việt nữ nghìn năm trước,
Giọng hát Nam Giao vạn thuở này;
Ào ạt tây phong hồn đã lạc,
Lờ mờ đông trúc nước đang say.
Lần ba là một lần chung kết,
Xây dựng cõi đời đạo thái lai." ( VÂN HƯƠNG THÁNH MẪU)

***

CHƠN LINH CÔNG CHÚA LIỄU HẠNH TỨC VÂN HƯƠNG THÁNH MẪU
TRONG MINH THIỆN CHƠN KINH (TRÍCH LỤC)

(Thiện Chí sưu tầm, Lê Anh Minh chú giải)

Xuất xứ:

Tình cờ chúng tôi được đọc quyển Minh Thiện Chơn Kinh, nhận thấy đây là một tác phẩm rất đặc biệt do Diêu Trì Cung ân tứ tại Ngọc Linh Thánh Tịnh vào những năm 1958-1959 ( Mậu Tuất - Kỷ Hợi ).

Hầu hết quyển kinh do các đấng Nữ Phật, Tiên Nữ, Thánh Mẫu và những Nữ Nguyên nhân đắc đạo thọ lịnh Đức Diêu Trì Kim Mẫu Vô Cực Đại Từ Tôn giáng đàn tả kinh.

Nội dung chính của Minh Thiện Chơn Kinh là bốn Bài Sám (Sám Nhứt Diệu Đề, Sám Nhị Diệu Đề, Sám Tam Tứ Diệu Đề ) và mười Bài Hạnh (Đệ Nhứt Hạnh đến Đệ Thập Hạnh) nhằm giác ngộ và giáo hóa nữ lưu từ thanh xuân đến lớn tuổi trở thành người đạo đức tâm hạnh vẹn toàn.

Điểm đăc biệt là mỗi đấng Thiêng Liêng giáng đàn, trước khi tả kinh bằng quốc ngữ, đều cho một bài thi chữ Nho đạo lý cao siêu, văn chương tuyệt vời, với nhiều điển tích cần tra cứu mới hiểu hết lời Tiên tiếng Phật.

Phần chú giải trong các bài thánh giáo dưới đây do hiền hữu Lê Anh Minh công quả.

Thánh giáo của Đức Vân Hương Thánh Mẫu

Ngọc Linh Thánh Tịnh (Minh Thiện Chơn Kinh)
Hợi thời, Rằm tháng 9 Kỷ Hợi (16.10.1959)


THI:

Hoa hương yểu điệu lộng hoa tiên,
Bộ bộ khinh khinh tứ mạch nhiên;
Ca khúc ngâm tàn minh nguyệt chiếu,
Yến diên thưởng liễu bạch vân tiên.
Hòa phong phi phất quang sanh tịch,
Thoại khí trùng chưng lộ tiết yên,
Đa thiểu trần hoàn tri liệu phủ;
Nhơn gian biệt chiến nhứt hồ thiên.

(Hương hoa yểu điệu giỡn với tiên của loài hoa
Nhẹ bước chân đi, huyết mạch sảng khoái
Ngâm nga xong dưới ánh trăng soi
Tiệc bày thưởng thức liễu và mây trắng
Cùng gió thoảng ánh sáng soi tịch mịch
Khí lành xông lên cho thấy thời tiết yên ổn
Đời này mấy ai biết mà lo liệu
Nhân gian thôi chiến tranh, cả thảy cùng chung một bầu trời.)

Vân Hương Thánh Mẫu, mừng chư môn sanh. Hôm nay, Ta lâm đàn để tiếp tả quyển "Minh Thiện Chơn Kinh". Nhưng trước khi nhập đề, Ta có đôi lời để nhắc nhủ chư hiền đồ. Vậy chư môn sanh hãy toạ thiền, tịnh lòng nghe. Ta có đôi hàng minh huấn.

THI BÀI

Thu sắp mãn lá vàng rơi rụng,
Lẹ làng thay tháng lụn ngày qua;
Thanh xuân thấm thoát thấy già,
Cũng như hoa nở rồi hoa lại tàn.

Ba vạn sáu thiều quang (1) qua mãi,
Nghĩ câu “xuân bất tái” (2) mà thương;
Cho người chẳng biết độ lường,
Cứ bôn ba mãi trên đường lợi danh.

Vòng danh lợi đua tranh thành bại,
Để bước cùng hồ hải tứ phương;
Đến khi đi đã tột đường,
Xét ra như giấc mộng trường có chi.

Ai để ý xa suy mới rõ,
Kiếp người như cửa sổ ngựa qua, (3)
Bao nhiêu phú quí vinh hoa,
Cuối cùng cũng trả lại mà trần gian.

Tội chi phải đa mang lấy ách,
Mà không lo rửa sạch tâm hồn;
Ý không để đến thiền môn,
Lòng còn e ngại mới chìm bước chơn.

Khi Ta còn vi nhơn thế hạ, (4)
Trước bao nhiêu sang cả lạnh lùng;
Mặc dù trong chốn thâm cung,
Nhưng lòng mong một chữ "không" tạc thành.
[ . . .]

Nguyên Ta khi còn tại thế, thân sanh của Ta chỉ sanh hạ được ba chị em gái mà thôi. Ta cùng hai em gái Ta đều ở chốn thâm cung, nhưng Ta không màng cái ngôi Công Chúa mà chỉ biết lo tu hành, thờ Quan Âm Như Lai làm thầy. Nhờ có thế mà cả ba chị em Ta đồng đắc đạo đăng Tiên, được Đức Chí Tôn phong làm Thánh Mẫu tại Bích Diêu cung dưới quyền Đức Cửu Thiên Huyền Nữ. Hai em Ta cũng được phong đồng một hiệu gọi là Vân Hương Đệ Nhị Thánh Mẫu, Vân Hương Đệ Tam Thánh Mẫu. Bởi thế Ta có lập nguyện: Nếu được một môn đồ nào mà lo việc tu hành tha thiết, thì Ta nguyện độ tất cả toàn gia của môn đồ ấy, dù gặp trường hợp nào cũng có chư linh bảo hộ. Hôm nay Ta thừa lịnh Đức Mẹ lâm đàn để tả kinh “Minh ThiỆn”. Chư môn sanh có duyên mới gặp đặng Ta. Âu cũng là do sự tiền định. Vậy trước đàn Ta khuyên chư hiền sanh nam cũng như nữ, nếu đã làm môn đồ Ta, chỉ nên biết việc tu hành cần chuyên hôm sớm, mặc dù gia đình ở xa xôi đến đâu, Ta cũng hứa sẽ bảo toàn cho trọn vẹn. Mong rằng chư hiền hãy để ý nhưng lời Ta vừa dạy đó. /.

Thiện Chí (sưu tầm)
Nguồn: tapchiliengiaocaodai.org.vn

______________________________
Chú thích:
(1) Thiều quang= ánh sáng đẹp ngày xuân.
(2) Xuân bất tái = tuổi xuân chỉ có một lần, qua rồi là không trở lại.
(3) Nguyên chữ án là “Khích câu chi ảnh”= hình ảnh của ngựa câu (một loài ngựa
(4) Vi nhơn thế hạ = làm người ở trần gian.