Lịch sử Dòng Anh Em Hèn Mọn: Dòng Nhất (1)

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 2743 | Cật nhập lần cuối: 2/3/2016 8:53:28 AM | RSS

Mùa đông năm 1206, Phanxicô Bernađônê, một thanh niên Assisi, công khai từ bỏ cha ruột của mình để thuộc trọn về Chúa. Ngài từ bỏ những cuộc vui chơi tiệc tùng với bạn bè để đi giúp những người phung cùi, những kẻ vô gia cư và những người bị xã hội khai trừ. Hai năm tiếp đó, ngài đi hành khất, sống ẩn dật và sửa sang ba nhà thờ đổ nát trong miền Assisi: nhà thờ Thánh Đamianô, nhà thờ Thánh Phêrô và nhà thờ Đức Bà Porziuncula.


Lối sống của ngài thu hút trước tiên hai anh bạn đồng hương: anh Bernađô Cantavalê giàu có và anh Phêrô Catanê, nhà giáo luật. Tiếp đó, có 9 anh khác nhập đoàn. Họ trở thành 12 "người đền tội" và lữ hành, không nhà cửa hoặc nơi cư trú cố định. Lúc đầu Phanxicô soạn một ít quy luật sống và đã được Đức Giáo Hoàng Innôxentê III chấp thuận bằng miệng; cuối cùng, ngài viết ra bản Luật Dòng Anh em Hèn mọn và đã được Đức Giáo Hoàng Hônôriô III phê chuẩn năm 1223 bằng sắc dụ.


Gương sáng của họ đã lôi cuốn Clara, cô thiếu nữ quí tộc mười tám xuân xanh. Ngày Chúa nhật Lễ Lá năm 1212, cô trốn khỏi nhà thân phụ. Phanxicô cắt tóc cho cô như một dấu chỉ cô đã dâng hiến cho Chúa tại ngôi nhà nguyện nhỏ Porziuncula. Nhiều chị em khác đã theo gót Clara. Năm 1218/1219, Clara và chị em được Đức Giáo hoàng chấp thuận cho sống trong sự khó nghèo của bậc tu kín. Dòng nhì Thánh Phanxicô đã phát sinh như thế, đó là dòng Chị em Thanh bần.


Giữa năm 1210 và 1211, chúng ta thấy hoạt động của Thánh Phanxicô phát triển lan rộng. Ngài gửi các bạn đồng môn đi khắp nơi để loan báo Đức Kitô nghèo khó, khiêm hạ và chịu đóng đinh, đồng thời mang đến hòa giải và bình an cho mọi Người.


Năm 1221, một thương gia người Flôren Lukêgiô và vợ là Bônađôna đã được gương Phanxicô cuốn hút và xin được chia sẻ cuộc sống của các Anh em Hèn mọn trong khi vẫn ở lại trong bậc hôn nhân. Như vậy dòng Phan sinh tại thế đã ra đời.


Căn tính của phong trào Phan sinh là sống Phúc âm trong Giáo hội theo thể thức mà Phanxicô đã đề ra và tuân giữ, và đi rao giảng cho mọi tạo vật.


Dòng nhất Phan sinh đã trải qua một cuộc cải tổ sâu rộng. Từ đó dẫn đến ba khuynh hướng, làm phát sinh ba nhánh có pháp nhân độc lập nhưng theo cùng một luật sống. Ba nhánh có sự quản trị và cơ cấu riêng: Anh em Hèn mọn, Anh em Hèn mọn Tu viện, và Anh em Hèn mọn Lúp dài.


Ba gia đình này đã phát triển như ba nhánh trên một cây vĩ đại duy nhất, với thật nhiều công tác, nhiều cuộc truyền giáo, nhiều vị tử đạo và nhiều công trạng. Sự kiện cả ba nhánh đều có các thánh và các chân phước đã nói lên điều đó.


Hiện nay Dòng Phan sinh có: 17.224 Anh em Hèn mọn trong đó 104 là Giám mục, hơn 586 tập sinh; 11.343 Anh em Lúp dài trong đó 86 là Giám mục; 4.514 Anh em Tu viện trong đó 11 là Giám mục.


LỊCH SỬ PHONG TRÀO PHAN SINH


Lời Nói Đầu


1. Lịch sử phong trào Phan sinh trải dài suốt thời gian tám thế kỷ. Không thể nói hết những nội dung có liên quan của lịch sử Phan sinh trong một ít trang được. Các chỉ dẫn thư mục chắc chắn sẽ giúp độc giả hiểu biết sâu rộng hơn về một chủ đề hoặc một biến cố lịch sử nào đó. Ở đây chúng tôi sẽ chỉ giới thiệu những điểm chính yếu nhất của lịch sử Phan sinh. Chúng ta biết rằng, nếu không có một hiểu biết căn bản về lịch sử thời Trung Cổ ở Châu Âu, và đặc biệt nếu không có một hiểu biết căn bản về lịch sử Giáo hội, thì không thể nào có những ý niệm rõ ràng về lịch sử phát triển của phong trào do Thánh Phanxicô Assisi khởi xướng. Lưu ý điều đó, giờ đây chúng tôi sẽ cho một cái nhìn bao quát về lịch sử phong trào Phan sinh, từ lúc Thánh Phanxicô qua đời (1226) đến năm 1557, năm đánh dấu cuộc chia cắt Dòng nhất Phan sinh thành hai nhánh riêng biệt, Anh em Hèn mọn Tu viện và Anh em Hèn mọn Tuân thủ. Rất tiếc, chúng tôi không thể đi sâu vào lịch sử cũng trải dài và hấp dẫn như thế của Dòng Nhì và Dòng Ba.

 

DÒNG NHẤT THÁNH PHANXICÔ


 I. TỪ THÁNH PHANXICÔ ĐẾN TỔNG PHỤC VỤ BONAVENTURA (1226-1274)

 

2. Thánh Phanxicô Assisi qua đời ngày 3.10.1226 tại Porziuncula. Ngày hôm sau, 4/10, xác ngài được đưa về Assisi, và tạm thời được an táng trong nhà thờ thánh Georgiô. Anh Êlia đã viết một lá thư luân lưu cho Dòng, trong đó anh loan tin buồn về cái chết của Thánh Phanxicô.

 

3. Anh Êlia đã là Phó Tổng Phục vụ từ Tổng Tu nghị Lễ Hiện xuống 1221. Tại Tổng Tu nghị Lễ Hiện xuống 1227, ngày 30/5, anh Gioan Parenti, Tỉnh Phục vụ Tỉnh Dòng Tây Ban Nha đã được bầu lên thay anh Êlia và trở thành người kế vị Thánh Phanxicô trong vai trò Tổng Phục vụ Dòng Anh em Hèn mọn.


 

4. Cùng năm ấy, ngày 19.3.1227, Đức Hồng y Hugôlinô, Hồng y Bảo trợ Dòng, được bầu làm Giáo Hoàng, lấy hiệu là Grêgôriô IX. Một trong các ưu tiên của ngài là tôn vinh Thánh Phanxicô. Ngày 29.4.1228, ngài ra sắc dụ "Recolentes" trong đó ngài loan báo ý định của ngài là cho xây cất một ngôi "nhà thờ đặc biệt" để tôn vinh Thánh Phanxicô, trong đó thi hài Thánh nhân sẽ được cất giữ. Anh Elia được chỉ định làm kiến trúc sư điều hành công trình vĩ đại này, xây một tầng hầm đặt ngôi mộ và một ngôi nhà thờ tu viện.


 

5. Ngày 16-7-1228, Đức Giáo Hoàng Grêgôriô IX long trọng phong thánh cho Thánh Phanxicô tại Assisi, và ngày 19-7, sắc dụ phong thánh "Mira circa nos" đã được phổ biến. Trong cùng thời gian ấy, ngài đã đặt viên đá đầu tiên cho ngôi thánh đường mới mà ngài tuyên bố là sở hữu của Đức Giáo Hoàng, và ngài xin anh Tôma Xêlanô viết một cuốn tiểu sử chính thức về Thánh Phanxicô.

 

6. Năm 1230, tầng hầm mộ hoặc ngôi thánh đường tầng dưới đã hoàn tất. Hài cốt Thánh Phanxicô được rước về ngôi thánh đường mới ngày 25-5-1230 cách trọng thể. Anh Elia vội vã cất giữ hài cốt trong ngôi thánh đường mới mà Đức Giáo Hoàng tuyên bố là "caput et mater" (đầu và mẹ) của Dòng Anh em Hèn mọn.

 

7. Tại Tổng Tu nghị Lễ Hiện xuống 1230, anh Êlia toan tính nắm lấy việc quản trị Dòng, nhưng anh em bầu lại Anh Gioan Parenti. Một ủy ban đã được thành lập trong đó có anh Antôn Padua, đi Rôma xin Đức Giáo Hoàng Grêgôgiô IX một lời giải thích chính thức về Bản luật và Di chúc của Thánh Phanxicô. Đức Giáo Hoàng trả lời bằng sắc dụ "Quo elongati" (28-9-1230), qua đó, cùng với nhiều điều khác, ngài tuyên bố rằng bản Di chúc không buộc anh em phải tuân giữ như một bổn phận, và anh em được phép có một "người trung gian" (nuntius) và "những bạn thiêng liêng" để họ cung cấp cho anh em những nhu cầu cần thiết hằng ngày như Bản luật chung kết ấn định, tuy nhiên anh em không được sở hữu gì, nhưng chỉ được "sử dụng hợp với lời khấn nghèo khó" (usus pauper) những gì anh em đã nhận được.

 

8. Tại Tổng Tu nghị Riêti, 1232, Anh Êlia được bầu làm Tổng Phục vụ. Anh đã hoàn tất việc xây cất Vương cung Thánh đường Thánh Phanxicô. Một tổng thể kiến trúc to lớn gồm cả một Tu viện rộng rãi cho anh em (Sacro Convento), và nhà ở của Đức Giáo Hoàng.

 

9. Anh Êlia là một nhà lãnh đạo. Anh là một anh em giáo dân, nhưng anh ấp ủ ước vọng bành trướng Dòng. Anh cho phép xây cất những nhà thờ tu viện rộng lớn và các nhà dòng trong thành phố, cổ võ các trung tâm học vấn của Dòng, đặc biệt tại Paris, và gởi anh em đến các vùng truyền giáo của Dòng.

 

10. Trong thời gian này, những nơi cư trú của anh em bắt đầu có sự phân biệt giữa "loca conventualia" và "loca non conventualia", tùy theo đó là những nhà cửa rộng lớn của cộng đoàn ở thành phố hoặc những ngôi ẩn viện đơn sơ ở vùng rừng núi. Theo thời gian, các nhà thờ tu viện nhận được nhiều đặc ân, chẳng hạn quyền được cử hành lễ an táng, ca đoàn để hát trong các buổi cử hành thần vụ, quyền giảng dạy v.v... Cuối cùng, điều đó đã tạo ra mối căng thẳng giữa anh em và hàng giáo sĩ triều, như đã được nói rõ trong sắc dụ "Nimis iniqua" của Đức Giáo Hoàng Grêgôgiô IX (1231). Cùng thời kỳ này, anh em bắt đầu diễn tả lý tưởng Phan sinh theo nhiều cách khác nhau, tùy theo cách sống hoặc nơi cư trú của họ. Các anh em của Nhóm Cộng đoàn có khuynh hướng sống trong các nhà dòng rộng lớn, cổ võ việc học hành và giảng dạy. Họ tuân giữ Luật Dòng theo các giải thích mà Đức Giáo Hoàng thỉnh thoảng đưa ra, và họ thường được chọn để điều khiển Dòng. Các anh em mang danh Nhiệt thành, về sau gọi là các anh em Thiêng liêng, thích sống trong các ẩn viện hơn và họ muốn tuân giữ Luật theo tinh thần, và nhiệm nhặt hơn. Hai khuynh hướng này đóng một vai trò quyết định suốt lịch sử của Dòng từ hạ bán thế kỷ XIII đến thế kỷ XV, nhưng chúng đã phảng phất xuất hiện ở tiền bán thế kỷ XIII rồi.

 

11. Dẫu sao, anh Êlia cũng là một nhà lãnh đạo có tài, cuối cùng anh bị thất sủng. Trong thời gian anh làm Tổng Phục vụ (1232-1239), anh không bao giờ triệu tập Tổng Tu nghị, sử dụng những phương thức độc tài, nhất là qua những anh kinh lý mà anh gửi đến các Tỉnh Dòng. Các giáo sư Phan sinh ở Đại học Paris đã cố gắng tìm cách sửa lại những cớ vấp phạm anh đã gây nên do lối xử sự của anh. Các anh Alexandre Halès, Gioan Rochella, Raymond Faversham xin được phép của Đức Giáo Hoàng Grêgôgriô IX triệu tập một cuộc Tổng Tu nghị tại Rôma ngày 15-5-1239. Trong Tu nghị này, anh Êlia bị cách chức Tổng Phục vụ. Vì thế, anh Êlia liên minh với Phêđêric II và bị Đức Giáo Hoàng dứt phép thông công, đồng thời bị trục xuất khỏi Dòng. Anh rút lui cùng một số đồ đệ trung thành về Cortôna và qua đời tại đó năm 1253 sau khi đã giải hòa với Dòng và Giáo hội. Anh được an táng trong nhà thờ Thánh Phanxicô ở Cortôna.

 

12. Anh Albertô Pisa, Tỉnh Phục vụ Anh quốc, được bầu làm Tổng Phục vụ (1239-1240). Sau khi anh qua đời, anh Raymon Faversham được bầu lên kế vị (1240-1243). Anh không cho phép các anh em giáo dân nắm giữ các chức vụ quản trị Dòng. Tiến trình giáo sĩ hóa Dòng Phan sinh đã hình thành.

 

13. Anh Tổng Phục vụ kế tiếp là anh Crescent Jêsi, người Macsơ nước Ý (1243-1247). Ngày 14-11-1245, Đức Giáo Hoàng Innôxentê IV công bố sắc dụ "Ordinen vestrum". Trong sắc dụ này, Đức Giáo Hoàng cho phép người "trung gian" nhận tiền bạc thay mặt anh em chẳng những khi cần thiết, mà cả khi thấy thích hợp nữa. Quyền sở hữu các tài sản của Dòng vẫn thuộc về Đức Giáo Hoàng, trừ khi người ân nhân minh nhiên dành quyền ấy cho mình.

 

14. Tại Tổng Tu nghị Gênes (1244), anh Crescent xin những anh em trực tiếp biết Thánh Phanxicô ghi lại các kỷ niệm về Người. Ngày 11.8.1246, ba người bạn, anh Lêô, Rufinô và Angelô, từ ẩn viện Grêxiô, gửi cho Anh Tổng Phục vụ một lá thư cùng với những gì họ đã viết ("Florilegium"). Trong cùng thời gian, anh Crescent xin anh Tôma Xêlanô viết một cuốn tiểu sử thứ hai về Thánh Phanxicô, cuốn này được hoàn tất vào năm sau. Chắc chắn anh Xêlanô đã sử dụng tài liệu của ba người bạn. Tuy nhiên sử liệu ấy đã bị thất lạc, các nhà học giả Phan sinh đã cố gắng phát hiện dấu vết trong các sưu tập sau thế kỷ XIII (Truyện Ba người bạn, Truyện ký Pêrudia, Tập Góp nhặt Assisi, Gương trọn lành), kể cả trong hai cuốn của anh Xêlanô (xem các Nguồn về Thánh Phanxicô). Năm 1242, bốn giáo sư Đại học Paris, Alexandre Halès, Gioan Rôchella, Rôbetô Bascia và Eudé Rigaud, đã viết cuốn "Trình bày Luật Dòng Anh em Hèn mọn của bốn giáo sư", đây là một bản chú giải nổi tiếng về Luật Dòng Anh em Hèn mọn.

 

15. Anh Tổng Phục vụ kế tiếp là anh Gioan Buralli thành Parma (1247-1257). Anh thuộc nhóm Anh em Nhiệt thành hoặc Anh em Thiêng liêng, nhưng anh không chống lại việc học tập trong Dòng. Chính trong thời gian phục vụ của Anh mà anh Tôma Xêlanô viết cuốn Khảo luận về các Phép lạ của Thánh Phanxicô (1252), thánh Clara Assisi qua đời ở Đan viện thánh Đamianô (11.8.1253) và Đức Giáo Hoàng Alexandre IV phong thánh cho Chị (15.8.1255).

 

16. Anh Gioan Parma là người rất khiêm tốn. Anh cuốc bộ đi thăm viếng các anh em. Anh cũng là một nhà giảng thuyết tài ba. Anh đã tổ chức hai cuộc Tổng Tu nghị, một ở Gênes (1251) và một ở Metz (1254), vì anh Gioan nhất quyết tổ chức Tổng Tu nghị luân phiên ở phía bắc và phía nam núi Alpes. Trong Tổng Tu nghị này, anh Gioan từ chối lời thỉnh cầu phác thảo những luật mới cho Dòng, và khẳng định rằng điều quan trọng là tuân giữ những luật lệ đã có sẵn.

17. Tháng 8-1246, Đức Giáo Hoàng Innôxentê IV công bố sắc dụ "Quanto Studiosus", trong đó ngài cho phép anh em bổ nhiệm những "quản lý" (procurator) thay mặt anh em, chứ không cần chạy đến Đức Hồng Y Bảo trợ, để mua, bán và quản trị tất cả của cải thuộc về anh em. Đức Giáo Hoàng chỉ giữ nguyên tắc là quyền sở hữu của anh em thuộc về Giáo hội.

 

18. Anh Gioan là người thánh thiện, nhưng sự gắn bó của anh với nhóm Thiêng liêng là nguyên do khiến anh phải từ chức năm 1257. Anh em Thiêng liêng bị coi như những người đi theo các bài viết của Gioakim Flora (1232-1220). Gioakim Flora là một tu sĩ Xitô, sau này về ẩn tu tại Tu viện Flora bên Calabria. Ông là tác giả nhiều bài viết mang tính khải huyền. Các bài này loan báo một thời đại của Chúa Thánh Thần, khi tên phản Kitô xuất hiện và Giáo hội sẽ được canh tân bởi hai Dòng tu sống trong sự nghèo khó của các Tông đồ. Giáo thuyết này ăn khớp với cuộc canh tân trở về với Phúc âm của Anh em Thuyết giáo và Anh em Phan sinh, và nhiều người giải thích theo lối đó. Các anh em Thiêng liêng trong Dòng Phan sinh cũng không nằm ngoài số đó. Anh Gêrađô miền Borgô San Đoninô, năm 1254 đã viết một khảo luận gọi là "Introductorius in Evangelium aeternum" (Dẫn nhập vào Phúc âm vĩnh cửu). Cuốn này đã bị các giáo sư triều ở Đại học Paris công kích như là lạc thuyết. Anh em các Dòng hành khất ở Đại học bị chỉ trích nặng nề. Anh Bônaventura được công nhận là "Magiter regens" của trường phái Phan sinh, cũng như anh Tôma Aquinô bên trường phái Đa minh. Nhưng tình trạng rối rắm của sự việc đã ngăn cản sự tiến thân của các anh em hành khất ở Đại học. Sách của anh Gêrađô bị ủy ban Anagni kết án. Bản thân Anh Gioan Parma cũng bị áp lực phải rời chức Tổng Phục vụ.

 

19. Ngày 2-2-1257, Đức Giáo Hoàng triệu tập một cuộc Tổng Tu nghị tại Tu viện Aracoeli trên ngọn đồi "Campidolio" ở Rôma. Anh Gioan buộc phải từ chức, nhưng anh được quyền chọn người kế vị. Anh đề nghị anh Bônaventura, một giáo sư Đại học Paris. Anh Gioan rút lui về ẩn viện Grêgiô và qua đời năm 1289.

 

20. Anh Bônaventura sinh tại Bagnôrêgiô năm 1217. Anh sang học ở Paris nơi anh em đã có một ghế giáo sư ở Đại học, sau khi anh Alexandre Halès gia nhập Dòng Phan sinh năm 1235. Là Tổng Phục vụ, Anh Bônaventura thường được xem như "người sáng lập thứ hai của Dòng". Anh có một tài lãnh đạo có một không hai, kèm với sự thông thái và sự thánh thiện. Ngày 23-4-1257, anh viết một lá thư luân lưu gởi cho anh em, nêu lên một số điểm quan trọng nhất trong đời sống của anh em. Anh cho thấy anh em phải chuẩn bị cho sứ mạng tông đồ qua học tập, nhưng đồng thời, anh nhấn mạnh đến lối sống nghèo khó như một đặc tính của đời sống anh em. Năm 1259, anh lui về sống một thời gian ở La Verna, sau đó anh viết khảo luận thần bí nổi tiếng "Itinerarium mentis in Deum" (Hành trình của linh hồn lên với Thiên Chúa). Tại Tổng Tu nghị Narbonne (1260), anh ban hành bản Tổng Hiến chương đầu tiên cho Dòng. Tổng Tu nghị này xin anh Bônaventura viết một cuốn tiểu sử mới về Thánh Phanxicô. Cuốn "Legenda Major S. Francisci" (Đại truyện) đã được hoàn tất và đã được trình lên Tổng Tu nghị Paris năm 1263. Năm 1266, Tổng Tu nghị Paris ra chỉ thị tiêu hủy tất cả những cuốn tiểu sử về Thánh Phanxicô có trước cuốn Đại truyện. Có lẽ cuốn Đại truyện là một công cụ chính trị trong tay anh Bônaventura, nhằm hòa giải các Anh em Cộng đoàn với các Anh em Thiêng liêng. Anh Bônaventura còn bênh vực các tu sĩ hành khất chống lại những công kích bất công của các giáo sư triều ở Đại học Paris, đặc biệt trong tác phẩm "Apologia pauperum" (Bênh vực người nghèo), được viết năm 1269. Anh được đặt làm Hồng Y Giám mục Albanô năm 1273 để chuẩn bị cho công đồng Lyon. Anh qua đời ngày 14-6-1274 trong thời gian họp công đồng. Hai Đức Giáo Hoàng Phan sinh, Sixtô IV phong thánh cho anh (1484) và Sitô V nâng anh lên bậc Tiến sĩ Giáo hội (1588).


Lịch sử Dòng Anh Em Hèn Mọn: Dòng Nhất (1)

Vương cung Thánh đường Assisi - Ý (sacredsites.com)


 

II. ANH EM PHAN SINH TRONG CÁC ĐẠI HỌC

 

21. Giữa thế kỷ XIII, Dòng Phan sinh đã trở nên một trong những tổ chức có trình độ bậc nhất của thế giới. Vào thời ấy, chức vụ "Lector" (giáo sư) là một trong những chức vụ được thiết lập trong Dòng. Toàn bộ các Tu viện đều nhắm trở thành những học viện cho anh em, nhất là ở các thành phố Đại học của châu Âu.

 

22. Anh em đã đến Anh quốc năm 1224. Năm 1229, anh em đã có trường riêng ở Oxford. Anh em đã đến Paris từ năm 1219, và cũng năm 1219 anh em đã có trường riêng ở đây. Ở cả hai nơi này, anh em sớm bắt liên hệ với các giáo sư triều trong các Đại học. Họ đã coi các tu sĩ hành khất Đa-Minh và Phan sinh như một cản trở cho sự tiến thân của chính họ. Quả thực, các tu sĩ hành khất có một kiểu "Đại học" riêng của mình, với những giáo sư và sinh viên, những buổi thuyết giảng và tranh luận riêng. Chẳng bao lâu, Anh em Thuyết giáo và Anh em Hèn mọn đã đạt được những ghế giáo sư trong Đại học, khi một số giáo sư triều như Gioan-Thánh-Giles và Alexandre Halès lần lượt trở thành anh em Đa Minh và anh em Phan sinh. Năm 1250, Đức Giáo Hoàng Innôxentê IV truyền cho Đại học Paris phải trao "licentia docendi" (quyền dạy học) cho các tu sĩ có khả năng, những anh em này có thể trở thành những giáo sư đứng lớp. Các giáo sư triều chần chừ không chịu vâng phục, họ lo sợ vì cách thức anh em Đa- Minh và anh em Phan sinh thu hút các sinh viên đến trường mình. Anh Gioan Parma đã cố gắng làm dịu tình hình năm 1254. Nhưng vấn đề về những khuynh hướng theo Gioakim Flora trong Dòng Phan sinh đã phá hỏng các cố gắng của anh, nhất là sau khi anh Gêrarđô Borgô San Donninô xuất bản cuốn "Liber introductorius". Guillaume Saint Amour đã tấn công các tu sĩ hành khất và đã được Tôma Aquinô và Bônaventura trả lời. Năm 1269, Gêrađô Abbeville cũng làm như thế và được trả lời bằng cuốn "Apologia pauperum" của anh Bônaventura và cuốn "Tractatus pauperis" của anh Gioan Peckham (1269-1270). Nicôla Lidiơ khơi lại cuộc tranh luận năm 1271 và anh Peckham đã đáp trả. Các giáo sư triều này phi bác sự nghèo khó tự nguyện, coi đó như một chọn lựa nguy hiểm, trái với những gì Đức Kitô và các Tông đồ đã dạy. Họ tấn công các tu sĩ hành khất, cho rằng các tu sĩ không có sở hữu của cải, nhưng sử dụng chúng thì cũng vậy.

 

23. Anh Raymond Faversham đã gia nhập Dòng Phan sinh ngay những năm đầu tiên anh em có mặt ở Paris. Sau khi trở thành anh em Phan sinh năm 1235, anh Alexandre Halès kéo theo một số sinh viên, trong đó có Rochella, Eudes Rigaud, Guillaume Melitôna và Bônaventura. Những anh em này đương nhiên kế vị anh làm giáo sư. Anh em ở tại St. Denis năm 1228, nhưng năm 1231 họ dời về khu phố Đại học và xây ngôi Tu viện lớn Cordeliers.

 

24. Các giáo sư Phan sinh ở Paris đạt được những vị trí quan trọng trong Giáo hội và Dòng. Anh Gioan Peckham trở thành Tổng Giám mục Cantobery và các anh Bônaventura, Matthêu Aquasparta, Arlottô Pratô và Gioan Murrôvallê trở thành Tổng Phục vụ, anh Phêrô Gioan Olieu là một trong những lãnh tụ của Anh em Thiêng liêng.

 

25. Trường Phan sinh ở Oxford phát triển với sự quan t&aci