Giáo dục lòng nhân ái

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 320 | Cật nhập lần cuối: 2/3/2016 8:53:28 AM | RSS
“…Một sự thảo luận về một thứ chủ nghĩa phẳng nhân ái thì phải quan tâm đến một nền giáo dục phù hợp với sự đa chiều kích trong thế giới toàn cầu hóa.”

(Thomas Friedman, Thế giới Phẳng).

Dẫn Nhập

Câu chuyện người Samari nhân hậu trong Tin Mừng Luca từ muôn thuở đã để lại cho người đọc cảm thấu lòng Thiên Chúa đối với con người, và một sự mời gọi để bước theo. Đức Giêsu không ít lần hé mở cho ta thấy tấm lòng nhân này của Ngài. Ngài xúc động thương cảm vì đám đông dân theo Ngài như đàn chiên vất vưởng không người chăm sóc… Ngài đã cảm nhận cơn đói mệt lả của đám đông đi theo Ngài trong hoang địa (Mc 6, 35). Ngài đã nói các môn đệ cho họ ăn vì chiều đã tàn và làng mạc thì xa, và ta đã thấy Ngài làm phép lạ hóa bánh ra nhiều cho họ… Ngài là mục tử nhân lành, dẫn đầu đàn chiên, sẵn sàng chiến đấu với sói rừng để bảo vệ đàn chiên, người đi tìm con chiên lạc, băng bó con chiên bị thương và chăm sóc chiên bị ốm đau[1]. Trái tim trắc ẩn của Ngài đã khắc khoải thương cảm và chia sẻ nỗi buồn đau thấu tận con tim của người quả phụ đang khóc thương vì mất đưa con trai duy nhất của mình (Lc 7, 11).

Ngài đã yêu mến các môn đệ ở với Ngài và Ngài yêu thương họ đến cùng. Trên thánh giá, Ngài nguyện xin Cha tha thứ cho kẻ đã đóng đinh Ngài, vì họ lầm không biết. Suốt bốn mươi ngày sau khi Phục Sinh, Ngài tiếp tục ở giữa các môn đệ để dạy dỗ họ, và không một lần nào nhắc lại (chỉ trong ba ngày trước đó) những bất trung mà anh em đã làm với Ngài: người thì bán Ngài, người thủ lĩnh thì chối Ngài, tất cả các người khác bỏ trốn[2]. Ngài luôn hé mở cho chúng ta thấy vị Thiên Chúa Cha của Ngài như người Cha giàu lòng thương xót và mọi an ủi như thế nào (2 Cr 1, 3).

Đức Maria chắc chắn đã ảnh hưởng đến Ngài sâu đậm. Tại bữa tiệc Cana, Mẹ Đức Giêsu đã đó. Tin Mừng Gioan dùng một động từ ở thì bất hoàn thành để nói lên sự hiện diện của Đức Maria. Còn với Đức Giêsu và các môn đệ thì ông chỉ dùng động từ “đã được mời” ở thì quá khứ kể chuyện bình thường, không nhấn mạnh[3]. Các người có chút am hiểu HyLạp thì nói với chúng ta rằng lúc nào Đức Maria cũng đã ở đó, ở mãi tại Cana để trông giúp đôi tân hôn trẻ, chắc là cũng nghèo, và Mẹ đã can thiệp với Đức Giêsu để nói: “Họ hết rượu rồi.” Người đọc có cảm giác là Đức Maria rất quan tâm đến những chuyện “lặt vặt” như thế đối với mọi người dân trong làng nghèo Nazareth và các làng phụ cận như Cana, khi con người cần đến Mẹ[4]. Trong suốt chiều dài lịch sử của Giáo Hội, tại Giêrusalem với các môn đệ sau khi Chúa Giêsu lên trời, tại Fatima, Lộ Đức, La Vang, v.v… chúng ta có cảm giác Đức Maria luôn can thiệp đến những chuyện như thế… 

Lòng nhân ái, một từ thật đơn giản, có vẻ gần gũi với mọi người, nhưng thật đa dạng. Đó là một khuynh hướng làm một hành động dễ thương, quên mình, nghĩ đến con người, một món quà xuất phát từ lòng quảng đại, một sự quan tâm đến tha nhân, nhất là người cô thế, một lòng thổn thức thương cảm trước nỗi thống khổ của tha nhân, một lòng khoan dung không bị dừng trước cái ác của con người, một sự tha thứ vô điều kiện.

Những khía cạnh khác biệt này của lòng nhân ái, không phải là bẩm sinh. Con người “Nhân chi sơ tính bổn thiện” chính xác. Nhưng cần ai đó rèn luyện, dạy dỗ làm gương. Nó vượt quá mọi cách sống. Không phải là vô lý, Đức Đạt Lai Lạt Ma XIV thường tâm niệm:


Đạo của tôi rất đơn giản.

Đạo của tôi là lòng nhân ái.

Điều quan trọng nhất của Đạo

là một tâm hồn thanh tao,

Một trái tim đôn hậu,

Và những xúc cảm ấm nồng [5].

1. Giáo dục Lòng Nhân Ái trong thế giới toàn cầu hóa

Thomas Friedman, tác giả tuyệt tác Thế Giới Phẳng (2005)[6], sau khi nêu lên mười nhân tố làm phẳng thế giới toàn cầu hóa[7], người ta tưởng rằng ông đề cao thế giới vật chất, thế giới kiểu Mỹ. Nhưng không, cái ông quan tâm lại là một nền giáo dục nào phù hợp cho con người thời nay? Thật ra là trong tương lai, bậc cha mẹ chọn phương pháp nào giáo dục con cái? Alain Blinder, nhà kinh tế học thời danh của đại học Princeton cho rằng, cái quan trọng hơn nhiều so với lượng thời gian người ta bỏ ra để giáo dục trẻ, chính là chọn phương pháp giáo dục nào trong các thập niên đến[8].

Friedman ý thức sâu sắc rằng một sự thảo luận về một thứ chủ nghĩa phẳng nhân ái thì phải quan tâm đến một nền giáo dục phù hợp với sự đa chiều kích trong thế giới toàn cầu hóa

Sẽ là thiếu sót nếu các cuộc thảo luận về chủ nghĩa phẳng nhân ái không đề cập đến sự cần thiết phải nâng cao trách nhiệm nuôi dạy con cái. Giúp mọi người thích nghi với thế giới phẳng không phải chỉ là công việc của chính phủ và các công ty. Đây cũng là nhiệm vụ của các bậc cha mẹ. Họ cần phải biết con cái của mình đang lớn lên trong một thế giới như thế nào và chúng cần phải làm gì để có thể thành đạt. Nói một cách đơn giản, chúng ta cần một thế hệ mới các bậc cha mẹ sẵn sàng thực hiện “yêu cho roi cho vọt”. Đã đến lúc các con bạn không được phép chơi trò chơi, phải tắt tivi, tắt máy nghe nhạc số và tập trung vào học tập [9].Giáo dục lòng nhân ái

Trong một bức thư gởi cho biên tập viên The New York Times (01/9/2005) về nền giáo dục xuống cấp của Mỹ, Jo Ann Price, vợ của T. Friedman, còn khẳng định mạnh mẽ hơn nữa:

Giáo dục bắt đầu từ gia đình, nơi rèn luyện thói quen, nơi các bậc phụ huynh nhận thức rằng tính siêng năng trong học tập tại trường học là có vai trò quan trọng nhất; nơi các bậc phụ huynh cùng với nhà trường đặt nhiều hy vọng ở các em học sinh. Nếu gia đình không xây dựng nền tảng ban đầu và không ủng hộ nhà trường, công việc của giáo viên là rất khó khăn[10].

Ta đừng nghĩ là ông bà chỉ nhấn mạnh trên sự siêng năng học tập. Lấy lại lời của diễn viên hài Bill Cosby nổi danh khi được phát biểu tại hội thảo Quỹ Giáo dục Jackson Rainbow hàng năm, Friedman nhấn mạnh là: Giáo dục, bất luận từ cha mẹ hay tại nhà trường, không chỉ đơn thuần là quá trình nhận thức. Giáo dục là dưỡng dục nhân cách. Trên thực tế, nhân cách được định hình từ giáo dục của gia đình, nhà trường và nền văn hóa[11].

Nền văn hóa nào? Friedman cho rằng nếu một đất nước và một cộng đồng mà không có nền văn hóa khoan dung ngay cho hoạt động kinh tế thì không thể có thành đạt công bằng. Ông nói, khi khoan dung trở thành là một chuẩn mực, thì tất cả mọi người sẽ thành đạt. Ông lý luận rằng, bởi vì khoan dung tạo ra lòng tin, và lòng tin là nền tảng của đổi mới và đạo đức nghề nghiệp. Tăng lòng tin trong bất kỳ nhóm người công ty hay xã hội nào, nhất định những điều tốt đẹp sẽ đến[12].


2. Tri Thức và Lòng Nhân Ái: Cội nguồn hạnh phúc

Trong một buổi lễ bế giảng tại trường đại học Emory (Mỹ)[13], Đức Đạt Lai Lạt Ma làm mọi người ngạc nhiên khi ngài bắt đầu nói đến tầm quan trọng của giáo dục. Cử tọa càng ngạc nhiên hơn khi ngài nhấn mạnh rằng chỉ mình giáo dục thì không đủ.

Một đàng, ngài nói đến điều kỳ diệu về bộ não con người mà nhân loại có được, và nhờ đó loài người có khả năng tư duy và ghi nhớ. Theo ngài, đó thật sự là một phẩm chất đặc biệt của con người. Vì lẽ đó, theo ngài, giáo dục trở thành rất quan trọng. Ngài xác tín rằng giáo dục là một công cụ. Công cụ này có được sử dụng đúng đắn hay không là tùy con người.

Đàng khác, ngài chỉ ra là chúng ta có con người tốt. Theo ngài, người tốt có nghĩa là người nào đó với tâm hồn tốt lành, người nhân hậu[14] có một cảm thức quan tâm đến an sinh của tha nhân, một cảm thức dấn thân, một cảm thức trách nhiệm.

Giáo dục lòng nhân ái
Vì thế, con người có một bên là giáo dục và một bên là con tim nồng cháy,con tim nhân hậu khoan dung. Ngài giải thích cho sinh viên, nếu chúng ta biết kết hợp hay nối kết chúng lại, thì  lúc đó giáo dục, tri thức của ta sẽ mang tính xây dựng. Và chính người sinh viên trở thành con người hạnh phúc. Nếu chúng ta chỉ có giáo dục và tri thức 
[15] và lại vắng bóng khía cạnh bên kia, ta có thể không là người hạnh phúc, nhưng là con người với tâm thức không yên nghỉ, bị hoành đoạt[16].

Điều này luôn xảy ra. Ngài đi xa hơn: người sinh viên, nếu biết kết hợp cả hai, thì không những toàn thể cuộc sống mọi người là một đời sống xây dựng và hạnh phúc, mà chắc chắn bản thân người sinh viên còn có thể làm vô vàn điều lợi ích cho xã hội và điều thiện hảo cho nhân loại. Một trong những điều xác tín cơ bản của ngài: Một tâm hồn tốt lành, một trái tim nồng cháy, một lòng khoan dung, vẫn có thể đào luyện được [17].

Đức Đạt Lai Lạt Macũng khuyến khích anh em tốt nghiệp, không nên ngã lòng với những nghịch cảnh họ không thể tránh khỏi. Bây giờ họ đã hoàn tất mục tiêu, và sẵn sàng bắt đầu cho một trang giấy mới. Bây giờ, họ bắt đầu một cuộc sống đích thực. Cuộc sống thực có thể phức tạp hơn. Vì nó gắn liền việc họ phải trực diện nhiều sự việc không hay lắm với những cản trở, những chướng ngại, những điều phức tạp.

Vì thế, điều quan trọng ngài khuyên sinh viên là có một sự quyết tâm song hành với sự lạc quan và nhẫn nại.


3. Giáo dục và sự Cảm thông

Lòng khoan dung là một quy trình, không phải là một sự kiện, và nó là một động từ, nó yêu cầu chúng ta phải hành động[18], xuất phát từ cảm xúc nội tâm sâu sắc. Với lòng khoan dung xuất phát từ con tim, từ sự thông thái và những hoàn cảnh không chuẩn bị trước, khoan dung sẽ sinh ra một cách chân thành để cảm thông và phát triển, để biết khiêm nhường nhận ra con người cũng như bản thân ta, không ai là hoàn hảo. Nó giúp chúng ta thanh thản và bình an hơn trong tâm hồn[19].

Lòng nhân ái tương tự được lớn mạnh trong hành động và vượt hàng rào ngôn ngữ và quốc gia. Những trận thiên tai liên tiếp, động đất, sóng thần đã để lại miền đông bắc nước Nhật Bản một trận địa thu nhỏ của bãi chiến trường thời Đệ Nhị Thế Chiến. Bạn bè và các chính quyền khắp mọi nơi trên thế giới, bồi hồi xúc động dõi theo và ước vọng hay cầu nguyện cho người dân Nhật Bản sớm vượt qua khó khăn và sớm tái thiết đất nước.

Các phương tiện truyền thông hôm nay: truyền thanh, truyền hình, báo chí, internet, youtube, twitter, facebook đã làm được điều kỳ diệu khi đưa những tin tức nóng bỏng đến mọi người, từ thị thành đến vùng sâu vùng xa để cùng sẻ chia với nhân dân Nhật Bản trong biến cố thảm trạng quốc gia to lớn này.

Người Việt Nam trong nước cũng như tại hải ngoại, cũng đã nhanh chóng chung tay giúp đỡ nhân dân Nhật Bản thông qua các tổ chức từ thiện và hội Chữ thập đỏ bằng cách quyên góp tiền qua nhiều cách.

Trước đây ít thấy cả đất nước huy động một lòng thương cảm như thế. Những hình ảnh về động đất, sóng thần và khủng hoảng hạt nhân ở Nhật Bản đã lay động con tim hàng triệu người Việt Nam mọi nơi và góp phần giáo dục lòng nhân ái nơi mọi người, nhất là người trẻ. Các trường từ đại học đến các nhà trẻ, các cơ quan chính quyền, các tổ chức tôn giáo: nhà thờ và chùa chiền, tất cả đều cố gắng đóng góp phần nào của mình. Sự quan tâm và lòng nhân ái đến tất cả mọi người đã được nhiều trường đặt lên hàng đầu, thậm chí các thầy cô giáo ở các trường phổ thông đã đưa sự kiện thiên tai Nhật Bản vào giờ học công dân với nhiều hình ảnh minh họa. Nhiều em bé đã từ chối quà tặng ngày sinh nhật, tự lấy tiền để ống heo, tiền lì xì Tết… để ủng hộ các bạn nhỏ nước Nhật Bản. Nhiều đóng góp của những người nghèo, của xóm lao động thật sự gây xúc động; những con người mà lạm phát làm vật giá gia tăng đã gây biết bao khó khăn cho gia đình họ.

Vì thế, giáo dục trẻ sống có tình người, có lòng hiếu thảo sống có đạo nghĩa, có nhân cách, có tri thức trong thời gian trẻ còn đang cắp sách đến trường là một thách thức lớn cho các thầy cô giáo và kể cả các người lo dịch vụ khác.

Ngoài ra lòng nhân ái như một năng lực thông cảm với nỗi đau của người khác sẽ được phát triển khi cho trẻ cùng chia sẻ nỗi đau với các nạn nhân, như ta đã làm với thiên tai tại Nhật Bản.

Tình thương – Lòng nhân ái bắt nguồn từ gia đình rồi đến nhà trường. Chính gia đình và nhà trường là nơi giáo huấn bình thường nhất nhưng hiệu nghiệm nhất cho trẻ. Thầy cô và cha mẹ nào cũng cần dạy con từ trong trứng nước, từ thuở còn thơ, trong đó có việc dạy con những khái niệm đầu đời của lòng thương cảm – khoan dung.

Khoan dung, nhân ái là hướng tới sự gần gũi con người, c&ugr