Hình dung về sự cải tổ Liên Hiệp Quốc
Khi thế giới phát triển liên kết với nhau hơn và khi nhu cầu thống nhất nhân loại ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn, các hệ thống quản trị toàn cầu cần phải phát triển. Ý tưởng này là cốt lõi của một đề xuất được trao giải thưởng để định hình lại việc quản trị toàn cầu, được đưa ra bởi ba đạo hữu Baha'i chuyên về các khía cạnh quản trị trong các vấn đề quốc tế.
Đạo hữu Augusto Lopez-Claros, một nhà kinh tế quốc tế và là đồng tác giả của đề xuất cho biết. “Nhiều vấn đề chúng ta đối mặt là bản chất toàn cầu. Chúng không thể được giải quyết mà không có cơ chế hợp tác quốc tế mạnh mẽ hơn.”
Liên hợp quốc cung cấp một nền tảng cho quản trị toàn cầu, nhưng đề xuất này tạo ra một trường hợp cho một cơ quan quản trị quốc tế mạnh mẽ hơn. Đề xuất phác thảo một cơ chế với hai cơ quan lập pháp: một là với đại diện quốc gia và hai là với các đại biểu đại diện cho các vấn đề toàn cầu cụ thể, chẳng hạn như môi trường, nhân quyền và các vấn đề khác. Nó cũng sẽ bao gồm một cơ quan hành pháp mạnh mẽ với một lực lượng an ninh quốc tế, cũng như một cơ quan tư pháp quốc tế được đào tạo tốt thường xuyên đưa ra các quyết định có tính bắt buộc.
Đề xuất này là một trong ba người chiến thắng giải thưởng New Shape vào tháng 5 của Tổ chức Thách thức Toàn cầu, một tổ chức phi lợi nhuận nhằm mục đích kích thích các cuộc thảo luận về các hệ thống quản lý rủi ro toàn cầu.
Ba đạo hữu Baha'i đoạt giải thưởng gồm: (Bên trái) Maja Groff; (Giữa) Augusto Lopez-Claros; (Bến phải) Arthur Dahl là các tác giả của đề xuất
Ba đạo hữu Baha'i gồm Tiến sĩ Lopez-Claros, nguyên Giám đốc Nhóm Chỉ số Toàn cầu của Nhóm Ngân hàng Thế giới và hiện là chuyên gia cao cấp của Trường Dịch vụ Đối ngoại tại Đại học Georgetown, đã hợp tác với đạo hữu Maja Groff, một luật sư quốc tế có trụ sở tại The Hague, Hà Lan và đạo hữu Arthur Dahl , một cựu quan chức cấp cao của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc và hiện là Chủ tịch Diễn đàn Môi trường Quốc tế, về đề xuất cải tổ Liên Hiệp Quốc và các thể chế toàn cầu khác. Chủ đề “Quản trị Toàn cầu và sự Xuất hiện của các Tổ chức Toàn cầu cho thế kỷ 21”, đề xuất nhấn mạnh sự cần thiết cho một hệ thống quản trị toàn cầu có khả năng giải quyết hiệu quả các thách thức lớn đương thời đối với nhân loại.
Bà Groff, người làm việc với Hội nghị Hague về Luật quốc tế Chuyên dụng nói: "Các nguyên tắc và các khía cạnh khác nhau trong đề xuất của chúng tôi dựa trên sự khôn ngoan của nhiều thế hệ và nhà tư tưởng từ nhiều nền tảng khác nhau. Chúng tôi hy vọng gắn kết với những khát vọng chung của nhân loại."
Trong tài liệu đề xuất Tiến sĩ Dahl lưu ý rằng những thập kỷ vừa qua đã cho thấy những hạn chế của hệ thống Liên Hiệp Quốc trong việc giải quyết các vấn đề vượt qua ranh giới quốc gia, một thách thức đòi hỏi tư duy mới về Liên Hiệp Quốc, sự tiến triển hơn nữa và nhiệm vụ của Liên Hiệp Quốc. Tiến sĩ Dahl nói: "Một loạt các cuộc khủng hoảng toàn cầu không thể giải quyết được ngoài khuôn khổ hành động tập thể toàn cầu liên quan đến sự hợp tác siêu quốc gia và tư duy lại một cách cơ bản về ý nghĩa của "lợi ích quốc gia".
Bên trái là Đạo hữu Maja Groff và Arthur Dahl cùng với hai người đạt giải New Shape đứng với Laszlo Szombatfalvy (phía trước) người Sáng lập và là Chủ tịch của Tổ chức Thách thức Toàn cầu
Đối với ba tác giả, điều này có nghĩa là cần thiết để xây dựng dựa trên các cấu trúc hiện hành tại Liên Hiệp Quốc.
Đạo hữu Groff giải thích: "Kết hợp với nhau, các đề xuất của chúng tôi sẽ đảm bảo rằng Liên Hiệp Quốc sẽ sớm chuyển sang mô hình quản trị chặt chẽ, tương tự như những gì chúng tôi mong đợi từ các hệ thống chính phủ quốc gia hiệu quả với khả năng giám sát liên tục và phản ứng nhanh đối với các rủi ro toàn cầu phổ biến và đang nổi lên".
TÓM TẤT ĐỀ XUẤT CẢI TỔ LIÊN HIỆP QUỐC
Đề xuất này được xây dựng dựa trên cơ cấu hợp tác quốc tế hiện có ít nhất kể từ khi thành lập LHQ. Các tổ chức và quy trình được đề xuất nhằm mục đích cân bằng giữa các đề xuất quá tham vọng với ít cơ hội chấp nhận và các đề xuất chính trị khả thi hơn mà không giải quyết được nhiều vấn đề của thế giới ngày nay.
Chúng tôi đề xuất một số sửa đổi Hiến chương LHQ nhằm cung cấp cơ sở pháp lý cho một hệ thống quản trị toàn cầu mới, được bổ sung bởi các cải cách khác nhưng không đòi hỏi sửa đổi Hiến chương.
Quyền hạn, thành phần và phương thức biểu quyết của Đại Hội đồng (GA) được sửa đổi, cho phép một số quyền lập pháp có hiệu lực trực tiếp đối với các nước thành viên, chủ yếu trong các lĩnh vực an ninh, duy trì hòa bình và quản lý môi trường toàn cầu. Những quyền hạn này sẽ được liệt kê rõ ràng trong Hiến chương sửa đổi, cũng quy định cụ thể những quyền hạn vẫn được trao cho các quốc gia thành viên. Hệ thống đại diện trong Đại Hội đồng (GA) được sửa đổi để nâng cao tính hợp pháp dân chủ của nó.
Hội đồng thứ hai được đề xuất, có được quyền trực tiếp từ công dân toàn cầu; các đại diện của nó sẽ là những người ủng hộ các vấn đề cụ thể của mối quan tâm toàn cầu, thay vì đại diện cho quyền lợi của các quốc gia riêng của họ. Ngay lúc bắt đầu, Hội đồng sẽ có quyền hạn tư vấn, nhưng sẽ dần được hợp nhất vào trật tự hiến pháp quốc tế, gắn liền với Đại Hội đồng (GA), theo đó tạo ra một cơ quan lập pháp thế giới lưỡng viện.
Một Hội đồng Điều hành, gồm 24 thành viên, được bầu bởi Đại Hội đồng (GA) và hoạt động theo thẩm quyền của mình, sẽ thay thế Hội đồng Bảo an LHQ. Trọng tâm của nó sẽ chuyển sang thực hiện, quản lý và hoạt động hiệu quả của Liên hợp quốc. Quyền phủ quyết của năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an hiện tại sẽ bị loại bỏ. Một cánh tay điều hành của LHQ mới, Hội đồng sẽ có thẩm quyền rộng lớn để giám sát, thanh tra và chỉ đạo các khía cạnh khác nhau trong công việc của mình về an ninh, ngăn ngừa xung đột và quản lý môi trường toàn cầu, cũng như các lĩnh vực ưu tiên khác được Đại hội đồng (GA) xác định. Hội đồng điều hành sẽ cung cấp sự giám sát chung và đảm bảo quản trị tốt, minh bạch, hiệu quả và sự gắn kết của một hệ thống mới và hiệu quả của LHQ. Tổng Thư ký sẽ chủ trì Hội đồng điều hành, tạo điều kiện cho sự liên tục trong hệ thống LHQ và liên kết với Ban Thư ký LHQ.
Một Lực lượng An ninh Quốc tế của LHQ sẽ được thành lập, có được quyền lực tối thượng từ Đại Hội đồng (GA) thông qua Hội đồng Điều hành. Lực lượng gồm hai phần này sẽ bao gồm một Lực lượng Thường trực và một Lực lượng An ninh Dự trữ, cả hai bao gồm các tình nguyện viên. Lực lượng Thường trực sẽ là một cơ quan chuyên trách toàn thời gian, quân số từ 500.000 đến 1.000.000 được xác định bởi Đại Hội đồng (GA). Lực lượng sẽ cung cấp cho an ninh và thúc đẩy hòa bình trên toàn thế giới, kiên định trong quan niệm rằng đôi khi lực lượng có thể cần thiết để giãi bày công lý và các quy định của pháp luật. Nó cũng sẽ giải quyết một trong những thiếu sót chính của hệ thống LHQ hiện tại của chúng ta: cụ thể là sự vắng mặt của một cơ chế quốc tế đáng tin cậy, hợp pháp để thực thi các quyết định của Hội đồng Bảo an. Tùy thuộc vào một số biện pháp bảo vệ, Lực lượng An ninh Quốc tế sẽ là yếu tố quan trọng để tăng cường độ tin cậy của Liên Hiệp Quốc, và để ngăn chặn xung đột và duy trì hòa bình và an ninh trên toàn thế giới.
Việc giải quyết một cách hòa bình các tranh chấp quốc tế và thực thi luật pháp quốc tế sẽ trở thành bắt buộc, tạo ra thẩm quyền bắt buộc của Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) về mọi vấn đề quan trọng liên quan đến việc giải thích và / hoặc thi hành luật pháp quốc tế cho tất cả các thành viên của LHQ, làm đảo ngược thỏa thuận hiện tại về hiệp định của các nước đối với vấn đề xét xử. Điều lệ sửa đổi cũng sẽ chấp nhận quy chế bắt buộc của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC). Một Tòa án Nhân quyền Quốc tế sẽ được thành lập để xét xử có hệ thống và có tính ràng buộc, tăng cường đáng kể các cơ chế giám sát nhân quyền yếu kém và không ràng buộc hiện có. Các quyền trọng yếu được Toà án quốc tế xét xử sẽ bao gồm các hiệp ước về quyền con người của LHQ, nhiều trong số đó hiện đang có các cơ chế khiếu nại cá nhân không ràng buộc.
Để trấn an người dân trên thế giới rằng các quyền cá nhân cơ bản sẽ không bị vi phạm trong việc thực hiện nhiệm vụ được tăng cường của Liên Hợp Quốc, một Đạo luật mới về Quyền quy định giới han cho hành động của LHQ sẽ bao gồm việc bảo vệ quyền cơ bản của con người do một bộ phận chuyên môn mới của Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) áp dụng và giải thích.
Nhận thức được rằng một hệ thống LHQ được tăng cường với một tập hợp các trách nhiệm và thể chế rộng lớn hơn sẽ cần nguồn tài trợ đáng tin cậy, chúng tôi đề xuất một cơ chế liên kết các khoản đóng góp của quốc gia vào ngân sách của Liên Hiệp Quốc với tỷ lệ cố định của thuế gián thu, tương tự như các cơ chế đang hoạt động tại Liên minh Châu Âu (EU). Các cơ chế tài trợ bổ sung sẽ được thăm do giúp cân bằng sự tham gia toàn cầu và khả năng trang trải.
Việc thực hiện sẽ yêu cầu cải cách Hiến chương LHQ, xây dựng các điều khoản sửa đổi Hiến chương hiện hành và các cơ chế cho sự linh hoạt được xây dựng thông qua các sửa đổi trong tương lai. Hầu hết hệ thống các cơ quan, các hội đồng, các chương trình và các cơ quan chuyên môn của LHQ sẽ được giữ lại, tiến triển theo hệ thống mới khi cần thiết. Một hội nghị thế giới về các Tổ chức Toàn cầu vào năm 2020 được đề xuất như là một điểm khởi đầu cho quá trình cải cách.
Ngoài các thành phần cấu trúc trên, chúng tôi chú tâm đến những thách thức cụ thể đối với trật tự toàn cầu như là các mô hình cho việc thực thi. An ninh hiệu quả đòi hỏi giải trừ vũ khí nói chung, và chúng tôi đề xuất một cách tiếp cận ràng buộc, được tổ chức để giảm vũ khí tới mức chỉ còn những vũ khí cần thiết cho an ninh nội bộ. Để giải quyết sự bất bình đẳng thu nhập ngày càng tăng và bắt đầu việc quản lý toàn cầu các nguồn lực của thế giới sẽ đòi hỏi một cơ quan chuyên môn đa phương mới. Tham nhũng phá hoại việc quản trị hiệu quả đòi hỏi một phản ứng toàn cầu thông qua các công cụ mới về cưỡng chế và thực thi quốc tế cho các cơ chế hiện hữu. Giáo dục sẽ là một hỗ trợ quan trọng cho việc cải cách.
Mô hình sửa chữa những thất bại trong Hiến chương LHQ hiện nay đang ngăn cản chức năng an ninh của nó hoạt động hiệu quả, cho phép LHQ thực hiện các quyết định được đưa ra trong lợi ích toàn cầu. Nó tạo ra chức năng lập pháp quốc tế ràng buộc pháp lý, bắt đầu với vấn đề an ninh, duy trì hòa bình và quản lý môi trường toàn cầu, có nhiều ý nghĩa với những thách thức và rủi ro toàn cầu hiện tại đang nổi lên, như biến đổi khí hậu đang tăng tốc và việc gia tăng dân số đe dọa khả năng chịu đựng của hành tinh và các đường biên giới. Nó đặt những giá trị cốt lõi cần thiết cho một cộng đồng toàn cầu vào trung tâm quản trị và hành động quốc tế, xây dựng trên những thành tựu tích cực hiện có trong việc quản trị toàn cầu và sự đồng thuận quốc tế, và mở cánh cửa cho sự tham gia và chấp nhận phổ biến của công dân.
Minh họa dưới đây được các tác giả của đề xuất cho thấy khái quát về hệ thống quản trị toàn cầu
LẬP PHÁP | HÀNH PHÁP | TƯ PHÁP |
Đại Hội đồng LHQ -Bầu Đại biểu theo tỷ lệ Chức năng: Lập pháp toàn cầu có tính bắt buộc Các cơ quan phụ trợ: - Hội đồng Tư vấn Khoa học | Hội đồng Hành pháp LHQ -24 thành viên được bầu bởi Đại Hội đồng Chức năng: An ninh, ngăn ngừa xung đột, môi trường toàn cầu, quản trị hệ thống LHQ Hỗ trợ bởi: Cơ chế quỹ độc lập của LHQ: 0,1% Tổng lợi tức quốc gia | Tòa án Công lý Quốc tế Tòa án Hình sự Quốc tế Hội đồng đặc biệt /Tòa án chống Tham nhũng Quốc tế Chức năng: Giải quyết về những tranh chấp quốc tế có tính bắt buộc Hỗ trỡ bởi: |
Hội đồng thứ Nhì Đại diện của toàn thể công dân Toàn cầu, các nhóm chủ yếu Chức năng: Tư vấn cho Đại Hội đồng | Lực lương An ninh Quốc tế -Lực lượng Thường trực Chức năng: Bắt buộc tuân theo | Văn phòng của Viên Chưởng lý
|
Ủy ban Suy ngẫm và Hòa giải Chức năng: Giải quyết các cuộc tranh chấp | ||
Tổng Thư ký LHQ Cơ quan Tin tức LHQ |
Các cơ quan chuyên môn của LHQ Đại hội các cơ quan Thư ký Cơ quan để chú tâm vào thu nhập bất bình đẳng và quản lý tài nguyên công bằng | Đại hội Thế giới về các định chế toàn cầu vào năm 2020 Đại Hội đồng về duyệt lại Hiến chương |
Nguồn: bahai.org.vn