Các ngôi vườn của những người nhịn chay (2) - Những điều làm hỏng nhịn chay

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 2558 | Cật nhập lần cuối: 2/3/2016 8:53:28 AM | RSS

B. Những điều làm hỏng nhịn chay (*)

 

1.  Giao hợp.

2.  Ăn.

3.  Uống.

4.  Xuất tinh do thủ dâm hay hình thức kích dục nào khác.

5.  Những gì mang ý nghĩa tương đồng với việc ăn uống.

6.  Ói mửa có chủ ý.

7.  Xuất máu bằng hình thức giác cắt.

8.  Kinh nguyệt và máu hậu sản.

 

Điều 1, 2 và 3: Đối với việc ăn, uống và giao hợp thì bằng chứng của nó là lời phán của Allah:


Bởi thế, bây giờ các ngươi được phép chung  chạ với họ, nhưng hãy cố gắng thực hiện điều Allah đã ra lệnh cho các ngươi, và hãy  ăn hãy  uống (ban đêm) cho đến khi các ngươi thấy rõ sợi chỉ trắng của buổi rạng đông tách khỏi sợi chỉ đen của nó, rồi hoàn tất việc nhịn chay (Siyaam) cho đến lúc đêm xuống. (Chương 2- Albaqarah, câu 187).


Điều 4: Còn bằng chứng cho việc xuất tinh do thủ dâm hay một hình thức kích dục nào đó sẽ làm hỏng nhịn chay là các Hadith:


“Y đã bỏ ăn bỏ uống và bỏ dục vọng của bản thân vì TA” (Ibn Ma-jah)


“Trong việc xuất tinh của một ai đó trong các người cũng là điều Sadaqah (sự bố thí), các vị Sahabah hỏi: Thưa Thiên Sứ của Allah, chẳng lẽ một ai đó trong chúng tôi thực hiện hành vi tình dục của mình cũng được ban ân phước hay sao? Người bảo: Các người không thấy rằng nếu người đó thực hiện hành vi đó của y trong phạm vị Haram (không được phép) thì y sẽ bị kết tội, vậy nếu y thực hiện hành vi đó của mình trong phạm vi Halal (được phép) thì dĩ nhiên y cũng sẽ được ban ân phước” (Abu Dawood).

 

Việc xuất tinh ở đây là tinh dịch chứa tinh trùng làm cho thụ thai, cho nên câu nói hợp lý và đúng  nhất từ các quan điểm khác nhau của các Ulama’ (các học giả Islam) về tinh tương (chất nhờn trong suốt được tiết ra ở đầu dương vật mỗi khi mơn trớn, chất này được tiết ra trước khi xuất tinh) là nó không làm hỏng nhịn chay ‘Siyaam’, ngay cả khi nó được xuất ra do các hình thức kích dục không phải là giao hợp như thủ dâm, mơn trớn, âu yếm, vuốt ve giữa đôi vợ chồng.


Điều 5: Những gì mang ý nghĩa tương đồng với việc ăn uốnglà hình thức “vô nước biển” tức tiêm các chất dinh dưỡng vào cơ thể, bởi lẽ hình thức này mặc dù không phải là ăn hay uống nhưng nó lại mang ý nghĩa tương tự là đều đưa chất dinh dưỡng vào cơ thể, như vậy một sự vật này mang y nghĩa của sự vật kia thì điều luật của nó cũng giống nhau. Do đó, khi cơ thể được tiêm “nước biển” mang dinh dưỡng thì coi như cơ thể được nạp vào thức ăn thức uống, còn nếu như “nước biển” đó tức dịch truyền vào cơ thể không phải là nguồn dinh dưỡng thì nó không mang ý nghĩa là ăn uống, nó sẽ không làm hỏng nhịn chay ‘Siyaam’ dù có được tiêm qua cơ bắp hay gân mạch hoặc bất kỳ một nơi nào của cơ thể.

 

Điều 6: “Ói mửa có chủ ý” tức một người nôn những gì từ trong bụng của mình ra ngoài qua đường miệng.  Hadith  của  Abu  Huroiroh  –  cầu  xin  Allah

thương yêu ông – thuật lại rằng Nabi nói:


Ai nôn ói một cách có chủ ý thì phải nhịn chay trả lại (tức nhịn chay của ngày đó bị hỏng) còn ai bị ói mửa không có chủ ý thì y không cần phải nhịn chay trả lại (tức nhịn chay ngay đó không bị hỏng)” (Albukhari bình phẩm).

 

Ý nghĩa cho điều này bởi vì khi một người nôn hết thức ăn trong bụng của mình ra ngoài thì cơ thể của y nên cần phải có chất dinh dưỡng khác nạp vào để duy trì nguồn năng lượng và đảm bảo sức khỏe. Bởi lẽ đó, chúng ta nói: ‘Nếu đối với nhịn chay bắt buộc thì một người không được phép nôn mửa vì nếu như y nôn mửa thì y sẽ làm hỏng nhịn chay bắt buộc đó của y.’

 

Điều 7: Xuất máu bằng hình thức giác cắt”;


Nabi nói:


Người cắt giác và người được cắt giác cả hai đều không nhịn chay(Albukhari).

 

Điều 8: “xuất kinh nguyệt và máu hậu sản”;


Nabi nói về người phụ nữ:

 

Chẳng phải khi người phụ nữ có kinh thì cô ta không được  phép dâng lễ nguyện và cũng không được phép nhịn chay đó sao(Ibn Ma-jah)

* Và quả thật, các học giả Islam đã đồng thuận và thống nhất với nhau rằng việc nhịn chay sẽ không hợp lệ cho người phụ nữ có kinh và những phụ nữ trong thời kì có máu hậu sản. Và tất cả những điều làm hỏng nhịn chay được nêu ra trên đây sẽ không làm hỏng sự nhịn chay của một người trừ phi phải hội đủ 3 điều kiện sau:

 

Điều kiện thứ nhất: Người nhịn chay phải hiểu rõ điều luật được quy định và nắm rõ thời gian, còn nếu như người nhịn chay không biết hoặc chưa hiểu rõ điều luật qui định hoặc cũng không nắm rõ thời gian thì việc nhịn chay của y vẫn có hiệu lực và hợp lệ; bởi lời phán của Allah, Đấng Tối Cao và Am Tường:


Lạy Thượng Đế của bầy tôi, xin Ngài đừng bắt tội chúng  con  nếu  chúng  con  quên  hay  nhầm  lẫn (Chương 2 – Albaqarah, câu 286). Và Allah bảo rằng:


“Quả thật TA đã làm thế”.


Và các ngươi không có tội về những gì mà các ngươi nhầm lẫn nhưng điều đáng tội là những gì cố tình trong lòng của các ngươi (Chương 33 – Al-Ahzaab, câu 5).

 

Điều này cũng được khẳng định qua các lời di huấn của Nabi về vấn đề nhịn chay Siyaam, trong bộ Hadith Al-Bukhari, Hadith của ông Uday bin Ha-tim (cầu xin Allah hài lòng với ông): Trong thời gian nhịn chay, ông đặt dưới gối nằm của mình hai  chiếc vòng bằng dây thừng dùng để giữ hai chân trước của con lạc đà khi nó co chân ngồi xuống, một chiếc vòng màu đen và một chiếc vòng màu trắng, đêm đến  ông tự do ăn uống cho đến khi trời sáng nhìn thấy rõ màu trắng và màu đen của hai chiếc vòng đó thì ông mới nhịn, và khi trời sáng, ông tìm đến Thiên Sứ của Allah và nói lại với Người sự việc đó của ông, thế là Nabi giải thích cho ông rõ rằng ý nghĩa của sợi chỉ màu trắng (trong lời phán của Allah ở câu 187  chương 2 – Albaqarah) là màu trắng của ban ngày còn sợi chỉ màu đen là ngụ ý màu đen của đêm tối, tuy nhiên Người không bắt ông nhịn chay trả lại; bởi lẽ ông ta không biết rõ về điều luật này, ông ta cứ tưởng những gì ông ta làm là đúng với ý nghĩa của câu kinh được phán.


Còn về trường hợp người nhịn chay không nắm rõ giờ giấc thì có một hadith cũng được ghi chép trong bộ Al-Bukhari, theo lời thuật của bà Asma’ con gái ông Abu Bakar (cầu xin Allah hài lòng với hai người họ): “Chúng tôi xả chay trong thời của Nabi vào một ngày trời đầy mây rồi sau đó mặc trời lại ló dạng”, và Nabi đã không ra lệnh cho họ nhịn chay trả lại, nếu sự việc đó phải nhịn chay trả lại thì chắc chắc Người đã bảo họ, và nếu như Người ra lệnh cho họ thì điều đó đã  là  điều  giáo  huấn  cho  cả  cộng  đồng  tín  đồ  của Người, bởi Allah đã phán:


Quả thật TA đã ban thông điệp nhắc nhở (Qur’an) xuống và chính TA sẽ bảo quản nó (Chương 15 – Al- Hijr, câu 9).

 

Do đó, nếu như không có nguồn truyền đạt nào từ Nabi nói rằng Người đã bảo họ trả lại việc nhịn chay có nghĩa là Người đã không bảo họ trả lại  việc nhịn chay, thì chúng ta hiểu rằng điều đó  không  bắt buộc. Tương tự như điều này, thí dụ một  người ngủ thức dậy, y tưởng rằng đã vào đêm, thế là, y đã ăn và uống sau đó y mới rõ ra rằng y đã ăn và đã uống sau giờ Fajr (giờ dâng lễ nguyện buổi sáng sớm). Do đó, y không cần phải trả lại tức việc nhịn chay đó vẫn còn hiệu lực và hợp lệ bởi vì y làm điều đó là do không biết (không cố ý).

 

Điều kiện thứ hai: Người nhịn chay vẫn nhớ tức không quên, ví dụ một người nhịn chay y quên là y đang nhịn chay và y đã ăn và uống, vậy việc ăn uống của y trong lúc quên như vậy không làm hỏng nhịn chay của y cho nên y không cần phải trả lại ngày nhịn chay đó, bởi Allah đã phán:

 

Lạy Thượng Đế của bề tôi, xin Ngài đừng bắt tội về tôi nếu bề tôi quên hay nhầm lẫn (Chương 2 – Albaqarah, câu 286). Và Allah bảo rằng: “Quả thật TA đã làm thế”.


Một Hadith được thuật lại từ ông Abu Huroiroh (cầu xin Allah hài lòng với ông) rằng Nabi nói: Người nào quên trong khi đang nhịn chay mà lỡ ăn và uống thì hãy tiếp tục hoàn tất cuộc nhịn chay của mình, bởi thật ra Allah chỉ muốn cho y được ăn và uống mà thôi” (Albukhari).

 

Điều  kiện thứ  ba: sự  định  tâm,  có nghĩa  là người nhịn chay có quyền tự do lựa chọn và quyết định nhịn chay hay thôi nhịn chay, nếu như y không thể tự do lựa chọn và quyết định thì việc nhịn chay của y có hiệu lực và hợp lệ cho dù y bị cưỡng ép hay không bị cưỡng ép, bởi Allah đã phán bảo về sự cưỡng ép bỏ đạo để trở thành người kafir (người ngoại đạo):


Ai phủ nhận Allah sau khi đã tin tưởng - ngoài trừ ai là người bị ép buộc (bỏ đạo) trong lúc tấm lòng của y còn vững chắc với đức tin, - còn kẻ  nào vỗ ngực tuyên bố không tin tưởng thì sẽ đón  nhận sự giận dữ của Allah và sẽ chịu một sự trừng phạt rất lớn (Chương 16 – An-Nahl, câu 106).

 

Nếu như việc bỏ đạo được thông cảm khi bị ép buộc thì những việc làm khác phải được ưu tiên hơn mới là hợp lẽ. Nabi có nói:

 

 “Quả thật Allah sẽ thông cảm cho các tín đồ của Ta về những gì mà họ nhầm lẫn, quên và bị ép buộc” (Al- Timizhi).

 

Qua hadith này thì chúng ta biết rằng nếu như bụi bay vào mũi của người nhịn chay và y nếm thấy được mùi vị của nó trong cuống họng rồi nó rơi vào trong dạ dày của y thì y sẽ không bi hỏng nhịn chay của mình bởi vì y không có chủ ý cho sự việc đó. Tương tự như vậy, nếu như một người nhịn chay bị ép buộc phải xả chay mà y không thể kháng cự lại được thì việc nhịn chay vẫn còn hiệu lực và hợp lệ mặc dù y đã ăn và uống bởi vì trường hợp này là y không có sự lựa chọn. Tương tự một ví dụ khác nữa là một người nhịn chay xuất tinh trong lúc y đang ngủ thì việc nhịn chay của y vẫn còn hiệu lực và hợp lệ vị lúc ngủ y không có chủ ý cho sự việc đó, và cũng như vậy một người phụ nữ đang nhịn chay nhưng bị chồng của cô ép buộc phải giao hợp thì việc nhịn chay của cô lúc bấy giờ vẫn còn hiệu lực và hợp lệ tức không bị hỏng vì cô ta không có chủ ý trong sự việc này.

 

Và đến đây, một vấn đề bắt buộc chúng ta phải hiểu và nhận thức: đó là khi một người làm hỏng việc nhịn chay của mình bằng việc giao hợp vào ban ngày của tháng Ramadan và việc nhịn chay là bắt buộc với y thì y phải gánh chịu năm điều:

 

1. Bị tội.

2. Bắt buộc phải tiếp tục nhịn chay nốt ngày hôm đó.

3. Ngày nhịn chay đó bị hỏng hoàn toàn.

4. Phải nhịn chay trả lại.

5. Phải chịu phạt kaffa-rah (giải phóng tự do cho một người nô lệ, nếu như ở thời không có nô lệ hoặc không có khả năng thì phải nhịn chay hai tháng liên tiếp, nếu không có khả năng nhịn chay hai tháng liên tiếp thì phải bố thí thức ăn cho 60 người có hoàn cảnh khó khăn.)


(còn tiếp)
 
 Tác giả: Abdul Azeez bin Abdullah bin Baaz Và Muhammad Al-Soleh Al-Uthaimeen
Dịch thuật: Abu Zaytune Usman Ibrahim
Kiểm định: Abu Hisaan Ibnu Ysa

Nguồn: chanlyislam.net

___________________________________

Chú thích: 

(*) “Fata-wa về các trụ cột Islam” của học giả uyên bác Ibn Uthaymeen – cầu xin Allah yêu thương ông.


Xem thêm:

 

Các ngôi vườn của những người nhịn chay (2) - Những điều làm hỏng nhịn chay
Các ngôi vườn của những người nhịn chay (2) - Những điều làm hỏng nhịn chay
trên thế giới