Các ngôi vườn của những người nhịn chay (5) - Lễ Nguyện Taraawih

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 2678 | Cật nhập lần cuối: 2/3/2016 8:53:28 AM | RSS

E- Lễ Nguyện Taraawih (*)

 

1- Dâng lễ nguyện ban đêm tháng Ramadan, hay còn gọi là Lễ nguyện Taraawih, việc làm này sẽ là nguyên nhân để được tha thứ mọi tội lỗi đã qua, ông Abu Huroiroh (cầu xin Allah hài lòng về ông) thuật lại, Nabi nói:


Người nào dâng lễ nguyện (Taraawih) của tháng Ramadan bằng đức tin Iman và tất cả tấm lòng thì sẽ được tha thứ mọi tội lỗi đã qua. (Do Muslim ghi chép).

 

Việc dâng lễ nguyện Taraawih không quy định số lần cụ thể mà nó là một việc làm không giới hạn, thích dâng lễ hai mươi Rak-at, hoặc mười Rak-at, hoặc tám Rak-at tùy thích, tất cả đều được. Tuy nhiên, tốt nhất vẫn là những gì mà Nabi thường làm và Người thường dâng lễ nguyện tám Rak-at và cho salam sau mỗi hai Rak-at (tức mỗi lần dâng lễ là hai Rak-at) và sau đó Người dâng lễ nguyện Witir ba Rak-at, Người thường xướng kinh Qur’an dài trong  lúc dâng lễ và Người dâng lễ rất chu đáo.

 

2- Nếu như gặp phải trở ngại khiến người nhịn chay bỏ lỡ dâng lễ nguyện Taraawih tập thể cùng với Imam một số đêm hay một phần của đêm (tức chỉ dâng lễ một vài Rak-at cùng với Imam) thì y sẽ được ghi công đức của việc dâng lễ tập thể, y cũng có thể dâng lễ nguyện một mình để trả lại những gì mà y đã không kịp cùng với Imam. Tuy nhiên, hãy nên cố gắng đừng bỏ đi sớm  trước  khi  Imam  vẫn  còn  đang dâng lễ  nguyện ngoại trừ có lý do chính đáng, còn không thì hãy cố dâng lễ cho xong cùng với Imam để được ghi công đức dâng lễ nguyện nguyên đêm.

 

3- Cuối mỗi cuộc dâng lễ nguyện Taraawih, khuyến khích người dâng lễ nói ba lần:


“Vinh quang thay Đấng Chúa Tế Quyền Uy”, lần thứ ba nói lớn một chút, sau đó nói:


“Thượng Đế của các Thiên Thần và Ru’h (Đại Thiên thần Jibril”.

 

4- Quí đồng đạo Muslim, bạn được phép dâng lễ nguyện I-sha’ sau vị Imam đang dâng lễ nguyện Taraawih theo quan điểm đúng và hợp lý nhất của giới học giả Islam, bạn sẽ được ghi ân phước của việc dâng lễ tập thể, và chẳng có gì để quan tâm trong việc tranh cãi về định tâm trong tình trạng Imam hay người theo sau Imam cả.

 

5- Việc đu-a Qunut được phép trong dâng lễ Witir cũng như tất cả các lễ nguyện Sunnah khác (trong Ramadan hay những tháng bình thường khác), và được phép đu-a trước và sau khi Ruku’, và việc đu-a này không hề mang tính bắt buộc giống như một số vị Fuqaha’ (nhà học giả thông hiểu về giáo lý) nhìn nhận và áp đặt vào nữa tháng cuối của tháng Ramadan mà không phải nguyên tháng.

 

6- Và khi một người đã dâng lễ nguyện Witir xong cùng với Imam, sau đó lại dâng lễ nguyện Sunat trước hoặc sau khi ngủ mà không dâng lễ nguyện Witir một lần nữa thì chẳng có vấn đề gì bởi theo Hadith được ghi chép trong bộ Muslim rằng Nabi có  lúc cũng dâng nguyện hai Rak-at sau khi dâng lễ  nguyện Witir, và quả thật, Hadith này cùng với những Hadith khác đã thay đổi ý nghĩa của mệnh lệnh được di huấn trong Hadith:


Hãy để phần cuối của các cuộc dâng lễ nguyện ban đêm của các người bằng dâng lễ nguyện Witir(Hadith được thống nhất là chính xác).


 Tác giả: Abdul Azeez bin Abdullah bin Baaz Và Muhammad Al-Soleh Al-Uthaimeen
Dịch thuật: Abu Zaytune Usman Ibrahim
Kiểm định: Abu Hisaan Ibnu Ysa

Nguồn: chanlyislam.net

___________________________________

Chú thích:

(*) “Hướng dẫn và Fata-wa dành cho người nhịn chay” của sheikh Abdullah bin Jaarullah – cầu xin Allah thương yêu ông