Đại kết Kitô giáo cần hiểu biết nhau và đối thoại với nhau (4)

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 346 | Cật nhập lần cuối: 4/20/2023 8:49:33 AM | RSS

Đại Kết Kitô giáo cần mở cõi lòng ra trước dấu chỉ thời đại
(Sứ điệp gửi Hội nghị của Hội đồng Thế giới Chư Giáo hội 25.01.2006)

Đại kết Kitô giáo cần hiểu biết nhau và đối thoại với nhau (4)“Quan tâm tới việc chúng ta chia sẻ cùng một niềm tin vào Chúa Ba Ngôi nơi phép rửa, Giáo hội Công giáo và Hội đồng Thế giới Chư Giáo hội tìm cách cộng tác với nhau một cách hiệu nghiệm hơn bao giờ hết trong việc làm chứng cho tình yêu thần linh của Thiên Chúa. Sau 40 năm hợp tác tốt đẹp, chúng ta hướng tới việc tiếp tục cuộc hành trình hy vọng đầy hứa hẹn này, khi chúng ta gia tăng nỗ lực của mình hướng đến ngày Kitô hữu liên kết loan truyền sứ điệp cứu rỗi của Phúc Âm cho tất cả mọi người. Vì chúng ta cùng nhau thực hiện cuộc hành trình này, chúng ta cần phải mở lòng ra trước những dấu chỉ của Đấng Quan Phòng Thần Linh cũng như trước tác động của Thánh Thần, vì chúng ta biết rằng ‘mục tiêu thánh hảo là việc hòa giải tất cả mọi Kitô hữu nơi mối hiệp nhất nên một Giáo Hội duy nhất của Chúa Kitô là những gì vượt quá năng lực và tài năng của con người’ ("Unitatis Redintegratio," 24). Bởi thế niềm tin tưởng duy nhất của chúng ta đó là lời nguyện cầu của chính Chúa Kitô: ‘Lạy Cha Thánh, xin hãy vì danh Cha mà gìn giữ họ, những người Cha đã ban cho Con, để họ được hiệp nhất, như chúng ta là một’” (Jn 17, 11).

Đại kết Kitô giáo trong “Thiên Chúa là Tình Yêu”
(Bài giảng bế mạc Tuần lễ Cầu nguyện cho mối Hiệp nhất Kitô gáo 25.01.2006)

“‘Deus caritas est’ - Thiên Chúa là tình yêu (1Jn 4, 8, 16). Tất cả đức tin của Giáo hội được xây dựng trên tảng đá này. Đặc biệt là việc nhẫn nại tìm kiếm mối hiệp thông trọn vẹn nơi tất cả mọi thành phần Kitô hữu được xây dựng trên tảng đá ấy: Bằng việc gắn mắt vào chân lý này, tột đỉnh của mạc khải thần linh, tình trạng chia rẽ này dường như có thể vượt qua và không làm cho chúng ta nản chí, cho dù sự kiện chia rẽ vẫn còn tiếp tục là những gì trầm trọng.

“Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã phá hủy ‘bức tường phân chia hận thù’ (Eph 2, 14) bằng máu cuộc khổ nạn của Người, sẽ không ngừng ban cho những ai trung thành kêu xin Người sức mạnh để chữa lành mọi thương tích. Thế nhưng, luôn phải bắt đầu lại từ chỗ này, từ ‘Deus caritas est’.

“Chính đề tài yêu thương này mà tôi viết bức thông điệp đầu tiên của mình, bức thông điệp được ban hành hôm nay; việc trùng hợp này với ngày bế mạc Tuần lễ Cầu nguyện cho Mối Hiệp nhất Kitô giáo mời gọi chúng ta hãy coi, thậm chí hơn cả cuộc chúng ta qui tụ này, tất cả cuộc hành trình đại kết trong ánh sáng của tình yêu Thiên Chúa, của Tình Yêu là Thiên Chúa.

“Ngay cả theo quan điểm nhân loại đi nữa, tình yêu cũng tỏ ra như là một mãnh lực bất khả thắng, thì chúng ta phải nói sao về ‘người nhận biết và tin tưởng vào tình yêu Thiên Chúa đã giành cho chúng ta’ (1Jn 4, 16) đây?

“Tình yêu chân chính không loại trừ đi những khác biệt hợp lý, nhưng hòa hợp chúng lại thành một mối hiệp nhất ở mức độ cao hơn, một mối hiệp nhất được áp đặt lên chúng ta từ bên ngoài, đúng hơn, nói cách khác, một mối hiệp nhất của toàn thể được hình thành từ bên trong.

“Nó là mầu nhiệm hiệp thông, như nó liên kết con người nam nữ lại thành một cộng đồng yêu thương và sự sống là hôn nhân thế nào, nó cũng làm cho Giáo hội thành một cộng đồng yêu thương, cống hiến mối hiệp nhất cho một kho tàng đa dạng về các tặng ân và các truyền thống. Trong việc phục vụ cho mối hiệp nhất yêu thương này, Giáo hội Rôma, theo Thánh Ignatiô Antiôkia diễn tả, ‘chủ sự trong đức ái’”.

(Buổi triều kiến chung Thứ Tư hằng tuần, ngày 29.03.2006)

“Sự sống được hiệp thông với Thiên Chúa và nơi chúng ta này chính là mục tiêu của việc loan truyền Phúc Âm, là mục tiêu của việc hoán cải trở về với Kitô giáo: ‘những gì chúng tôi đã thấy và đã nghe, chúng tôi loan báo cho anh em, để anh em được hiệp thông với chúng tôi’ (1Jn 1, 3). Bởi thế, mối hiệp thông lưỡng đôi với Thiên Chúa và nơi chúng ta này là những gì bất khả phân ly.

“Bất cứ lúc nào mối hiệp thông với Thiên Chúa bị hủy diệt, mối hiệp thông với Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, thì căn nguyên và là nguồn gốc của mối hiệp thông nơi chúng ta cũng bị hủy hoại. Và bất cứ khi nào mối hiệp thông giữa chúng ta không còn tồn tại, thì mối hiệp thông với Thiên Chúa Ba Ngôi cũng không thể nào sống động và chân thực, như chúng ta đã nghe”.

Đại kết Kitô giáo đòi hỏi sống ba thần đức

Diễn từ ngỏ cùng nhóm linh mục và chủng sinh thuộc viện thần học ‘Apostoliki Diakonia’ của Giáo hội Chính Thống Hy Lạp tại Sảnh Đường Consistory ngày thứ Hai 27.02.2006.

“Chúng ta cần phải đương đầu với những thứ thách đố đang đe dọa tới đức tin, phải vun trồng thứ đất mùn đã làm phì nhiêu Âu Châu qua nhiều thế kỷ, phải tái xác nhận các thứ giá trị Kitô giáo, phải cổ võ hòa bình và gặp gỡ, ngay cả trong những điều kiện khó khăn nhất, và phải củng cố những yếu tố đức tin và đời sống giáo hội có thể dẫn chúng ta tới mục đích trọn vẹn hiệp thông trong chân lý và đức ái, nhất là hiện nay là lúc toàn thể cuộc đối thoại chính thức giữa Giáo hội Công giáo và Giáo hội Chính Thống đang tái diễn hành trình của mình với một nghị lực mới.

“Trong đời sống Kitô giáo thì đức tin, đức cậy và đức mến là những gì sát cánh với nhau. Chứng từ của chúng ta trong thế giới ngày nay sẽ trở thành chân thực hơn và hiệu nghiệm hơn, nếu chúng ta nhận thức rằng con đường dẫn đến hiệp nhất đòi tất cả chúng ta phải có một đức tin sống động hơn, một đức cậy mạnh mẽ hơn, và một đức mến thực sự trở thành niềm hứng khởi sâu xa nhất muôi dưỡng mối liên hệ hỗ tương của chúng ta! Tuy nhiên, đức cậy cần phải được thực hành một cách nhẫn nại và khiêm tốn, cũng như cần phải tin tưởng vào Đấng hướng dẫn chúng ta.

“Cho dù nó dường như không ở vào ngay tầm tay với của chúng ta, mục đích của mối hiệp nhất giữa thành phần môn đệ Chúa Kitô không ngăn cản chúng ta việc chúng ta sống với nhau trong đức ái ở tất cả mọi cấp độ, từ giây phút này đây. Không có nơi nào hay lúc nào tình yêu được mô phạm theo tình yêu của Vị Sư Phụ chúng ta là Chúa Giêsu lại trở thành thừa thãi cả; tình yêu không thể nào lại bất khả trở thành một ngõ tắt tiến tới mối trọn vẹn hiệp thông”.

"Con đường dẫn đến mối hiệp nhất vẫn còn dài và khó khăn, tuy nhiên,
chúng ta không được chán nản và cần phải tiếp tục thẳng tiến"
(Thứ Tư 17.01.2007 về Tuần lễ Hiệp nhất Kitô giáo)

Ngày mai bắt đầu Tuần Cầu nguyện cho Mối Hiệp nhất Kitô giáo, một tuần lễ tôi sẽ đích thân bế mạc tại Đền Thờ Thánh Phaolô Ngoài Thánh vào ngày 25/01 tới đây, bằng việc cử hành giớ kinh tối, được tham dự bởi thành phần đại diện các Giáo hội khác cũng như các cộng đồng giáo hội ở Rôma được mời.

Những ngày từ 18 đến 25 trong Tháng Giêng, và ở các phần đất khác trên thế giới là những ngày trong tuần lễ Hiện Xuống, là một thời gian gia tăng việc quyết tâm và nguyện cầu nơi tất cả mọi Kitô hữu, thành phần có thể sử dụng những gợi ý được khai triển chung bởi Hội đồng Tòa thánh về việc Cỗ võ Mối Hiệp nhất Kitô giáo cũng như bởi Ủy ban về Đức tin và Cấp trật của Hội đồng Chư Giáo hội Thế giới.

Tôi đã thấy được sâu xa biết bao lòng ước muốn hiệp nhất trong các cuộc gặp gỡ giữa tôi với một số vị đại diện thuộc các Giáo hội và các cộng đồng giáo hội trong những năm này, và thật là cảm kích trong chuyến viếng thăm mới đây đối với Đức Thượng phụ Bartholomew I ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Thứ Tư tới đây, tôi sẽ lại nói tới những điều này cùng các cảm nghiệm khác là những gì làm cho lòng tôi cảm thấy hy vọng.

Dĩ nhiên là con đường dẫn đến mối hiệp nhất vẫn còn dài và khó khăn, tuy nhiên, chúng ta không được chán nản và cần phải tiếp tục thẳng tiến, cậy dựa trước hết vào sự nâng đỡ vững chắc của Đấng trước khi lên trời đã hứa với các môn đệ của mình rằng: ‘Này đây Thày ở cùng các con luôn mãi cho đến tận thr61’ (Mt 28, 20). Mối hiệp nhất là quà tặng của Thiên Chúa và là hoa trái của việc Thần Linh tác động. Bởi thế, cần phải nguyện cầu. Chúng ta càng đến gần với Chúa Kitô, càng trở về với tình yêu của Người, thì chúng ta càng đến gần nhau hơn .

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh (tổng hợp và tuyển dịch)
Nguồn: thoidiemmaria.net