Việc Chúa Làm qua dòng lịch sử 100 năm

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 664 | Cật nhập lần cuối: 2/3/2016 8:53:28 AM | RSS

Hoithanh.com - Nhân dịp chung vui Lễ Kỷ Niệm 100 Tin Lành truyền đến Việt Nam, hãy cùng nhau dâng lời cảm tạ Thiên Chúa về những ơn phước sung mãn và lòng thành tín  của Ngài, và hãy tin cậy vào những “việc con chưa từng biết, những việc lớn lao và cao siêu, không ai đạt thấu” (Giê-rê-mi 33:3).

Đó là những lời kêu gọi trong bài vết "Việc Chúa Làm Qua Dòng Lịch Sử 100 Năm” do MS Ngô Việt Tân gởi đến.

Hoithanh.com chân thành cảm ơn bài viết giàu tâm huyết của tác giả và xin trân trọng giới thiệu đến quý độc giả: 

“Hãy thuật sự vinh quang của Ngài giữa các nước, Hãy tuyên bố những việc diệu kỳ của Ngài cho tất cả các dân. (Thánh thi 96:3).

Tin Lành đã truyền giáo đến Thái Lan hơn 170 năm qua, đến Đại Hàn hơn 127 năm (1884). Còn tại Ấn Độ, vào năm 1793 Tin Lành được truyền đến do Giáo sĩ tiên phong William Carey (1793).  Tin Lành đã được các Giáo sĩ Tin Lành đến giảng đạo tại Trung Hoa cách đây 204 năm (1807). Tin Lành cũng đã được rao giảng cách đây hơn 100 năm tại xứ hoa anh đào Nhật Bản. Tại Do Thái, năm nay Hội thánh Báp Tít Nam Phương cũng làm Lễ Kỷ Niệm 100 năm (1911-2011) Tin Lành được truyền bá đến Do Thái do một người Palestine tên là Shukri Mosa.  Mosa đã tin nhận Chúa tại nhà thờ First Baptist Church tại Dallas và đã mang niềm tin của mình về xứ Nazareth, Do Thái và hướng dẫn cho hai người khác tin nhận Chúa cùng nhận Lễ Báp-tem.  Mặc dù  Mosa phải gặp nhiêù sự  bắt bớ trong quê làng của mình, nhưng tấm lòng trung kiên rao giảng đã khiến Mosa kiên trì để tiến đến việc thành lập Hội thánh Chúa vào năm 1920.  Hiện nay, Trường Học Tin Lành Báp Tít được xây dựng giữa cộng đồng Arab với hơn 1,000 học sinh, và vài trăm Hội Thánh Tin Lành đang năng động giữa cộng đồng người Messianic và Arab tại Do Thái.

Tin Lành đã được các Giáo sĩ truyền giáo Phúc Âm đến Việt Nam đúng tròn 100 năm (1911-2011). Nhìn qua dòng lịch sử truyền giáo một thế kỷ 20  trên quê hương thân yêu của chúng ta , Halêlugia! Tôi sẽ hết lòng cảm tạ Chúa.  Giữa hội của những người ngay thẳng.  Các việc của Chúa đều vĩ đại” (Thánh thi 111:1-7).

Quả thật, ân điển cứu chuộc của Ngài đã tuôn tràn dư dật trên mảnh đất hình chữ “S” qua sự tận hiến đầy lòng can đảm, lòng thương yêu những linh hồn hư mất, và sự hi sinh cao cả của các vị Giáo sĩ xuất phát tiếng gọi thiêng liêng của sứ mạng Hãy đi khắp thế giới truyền  giảng Phúc Âm cho mọi người” (Mác 16:15).  Chính những bước chân truyền giảng Tin Mừng Cứu Rỗi này mà dân tộc Việt chúng ta dần hồi được nghe và mở lòng tin nhận Chúa Cứu Thế làm Chúa Cứu Thế của cuộc đời mình.  Những người tín hữu Việt đâù tiên của thế kỷ đã sẵn lòng dấn thân  tiếp nối công tác giảng sứ điệp Tin Lành, xây dựng nhiêù Hội thánh vững mạnh, đào luyện nhiêù Đầy tớ đầy ơn để phụng sự Chúa, và ra đi truyền giáo cho các dân tộc thiểu số trong vùng sâu xa.  “Người trồng kẻ tưới”nhưng Thiên Chúa đã làm Hội thánh của Ngài lớn mạnh từ vài tín hữu đơn sơ (1911) đến 300,000 tín hữu năm 1975 và hiện nay có đến hơn 2 triệu con dân Chúa.  Hàng ngàn tín hữu Việt Nam đang thờ phượng Chúa, chuyên tâm xây dựng và rao giảng Tin Lành cứu rỗi cho đồng hương ở địa phương cũng như góp phần vào công cuộc truyền giáo khắp nơi. Vâng, chúng ta Hãy hát cho Chúa một bài ca mới.  Vì những việc diệu kỳ Ngài đã làm” (Thánh thi 98:1) cho dân tộc chúng ta trãi dài suốt thế kỷ đầy chiến tranh, thử thách, gian nguy và cơn lốc thuộc linh

1. Cảm Tạ Thiên Chúa Qua Dòng Lịch Sử 100 Năm Của Nhân Loại

“Hãy cảm tạ Chúa, hãy cầu khẩn Danh Ngài, Hãy truyền cho muôn dân biết các việc quyền năng Ngài” (Thánh thi 105:1).

Cơ đốc giáo tại Á Châu đã tăng trưởng ngoạn mục trong thế kỷ qua. Năm 1900, Châu Á có  khoảng 22 triệu tín đồ và hiện nay tăng lên 370 triệu. Tại Trung Hoa, con số tín đồ Cơ đốc giáo đã tăng lên từ 1 triệu năm 1949 tới khoảng 70 triệu hay 100 triệu theo các tài liệu khác ước lượng.  Tại Nam Dương (In-đô-nê-si-a), theo bảng thống kê của U.S. State Department Statistics thì số tín đồ Cơ đốc chiếm 10 phần trăm so với tổng số dân 245 triệu người Nam Dương.  Điêù rất được khích lệ là tại quốc gia Phi-luật-Tân, một nhóm Cơ-đốc-nhân tên El Shaddai có đến 7 triệu thành viên.  Tại Nam Hàn, số tín đồ Cơ đốc chỉ chiếm 1 phần trăm vào năm 1910, nhưng hiện nay có ít nhất là 30 phần trăm của dân số Hàn Quốc trong dân số 50 triệu là tín đồ Cơ đốc.  Một số Hội Thánh lớn tại thành phố Seoul được xếp vào hang những Hội Thánh lớn nhất thế giới trong đó có Yoido Full Gospel Church với hơn 850,000 tín hữu.  Hội Thánh The Myung Sung Presbyterian Church là Hội Thánh Trưởng Nhiệm lớn nhất thế giới.  Nam Hàn có nhiêù Hội thánh Trưởng Nhiệm hơn ở tại Hoa Kỳ. Nam Hàn đứng thứ nhì sau Hoa kỳ là nước gởi nhiêù Giáo sĩ đi truyền giáo khắp thế giới.

Tại Châu Mỹ La Tinh, số tín đồ Cơ đốc tăng lên từ 700,000  năm 1900 lên khoảng 55 triệu trong thế kỷ 20.  Sự tăng trưởng tâm linh của Hội thánh La Tinh là kết quả của làn sóng phấn hưng tâm linh.

Tại Phi Châu, vùng lục địa này là đồn  lũy vững mạnh của Hồi Giáo.  Nhưng trải nghiệm qua 100 năm, Cơ đốc giáo đã tăng trưởng hết sức ngoạn mục với hơn 360% phần trăm tức là mỗi năm số tín đồ tăng khoảng 3.6% phần trăm.  Năm 1900, Lục địa Phi Châu có chừng 10 triệu Cơ-đốc-nhân; hiện nay con số đã tăng lên khoảng 360 triệu.

Cộng đồng Cơ Đốc giáo toàn cầu, đặc biệt là ở  Châu Phi và Châu Á, đã tăng trưởng một cách kỳ diệu trong hơn hai thế kỷ qua.Theo bản thống kê mới đây của World Area, cộng đồng Cơ Đốc giáo tại Á Châu có 353,822,000, Châu Phi có 417,001,000, Châu Âu có 532,715,000, Châu Mỹ La Tinh có 525,162,000, Bắc Mỹ có 223,612,000 và vùng Đại Tây Dương có 22,668,000.

Với lòng biết ơn Thiên Chúa cũng như nắm lấy sứ mạng truyền bá Phúc Âm Cứu Rỗi, Các Hội thánh Á Châu và Phi Châu đã đưa ra khải tượng và chiến lược truyền giáo toàn cầu.  Hàng triệu tín đồ Nam Dương và Phi Luật Tân đang làm việc và sinh sống tại các nước thịnh vượng thuộc xứ Hồi Giáo qua những công việc như người giúp việc nhà, Y tá, thuỷ thủ, Kỷ sư và người giữ trẻ.  Chúa đã đặt để họ tại các gia đình và thành phố mà người Da trắng không được cho phép vào làm việc nhằm ảnh hưởng đạo Chúa cho các vợ con của xứ Hồi giáo này.

Hội thánh Trung Hoa có khải tượng gởi 100,000 Giáo sĩ lưỡng vụ đi truyền giáo khắp thế giới đặc biệt là những quốc gia nghiêm khắt về truyền bá đạo Chúa.  Hội thánh Đại Hàn đặt khải tượng gởi 100,000 Giáo sĩ truyền giáo (Bi-vocational kingdom workers) với sứ mạng “Back to Jerusalem” trong 20 năm tới.  Hội thánh Nigeria đặt khải tượng động viên 50,000 người Nigeria ra đi truyền bá Phúc Âm xuyên qua các quốc gia Hồi Giáo thuộc vùng phía Bắc Phi Châu (Back to Jerusalem).  Khoảng 35,000 Hội thánh Bác Mỹ với 3,700 Cơ Quan truyền giáo gởi đi khoảng 40,000 giáo sĩ ngắn hạn (Short-term missionaries).  Theo Bản thống kê về số phần trăm của Giáo sĩ truyền giáo xuyên văn hóa trên thế giới, Hội thánh Bắc Mỹ gởi 36 phần trăm, Hội thánh Châu Á gởi 35 phần trăm, Hội thánh Âu Châu gởi 11 phần trăm, Hội thánh Châu Phi gởi 6 phần trăm, Hội thánh Châu Mỹ La Tinh gởi 5 phần trăm, Hội thánh Thái Bình Dương gởi 3 phần trăm và 4 phần trăm thuộc các Hội thánh khác.

“Chúa đã xắn cánh tay thánh Ngài.  Lên trước mắt mọi nước.  Mọi người trên khắp quả đất sẽ thấy sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời chúng ta” (I-sa 52:10).

2. Tin Cậy Vào Những Công Việc Kỳ Diệu Của Thiên Chúa Trong Tương Lai.

“Lạy Chúa, Tôi sẽ cảm tạ Ngài trong các dân, Tôi sẽ ca ngợi Ngài giữa các nước.  Vì tình yêu thương của Ngài lớn hơn các tầng trời, sự thành tín của Ngài cao hơn đến tận các tầng mây” (Thánh thi 108:3,4).  Chính Chúa cũng hứa rằng “Ta đã yêu con với tình yêu muôn thuở, Vì thế, Ta vẫn tiếp tục bền lòng yêu con(Giê-rê-mi 31:3).

Hướng  về tương lai với lòng trông cậy nơi Chúa

Người Đại Hàn có khoảng hơn 1.5 triệu đang sinh sống tại Hoa Kỳ với hơn 3,000 Hội thánh.  Cộng đồng Đại Hàn có trên 100,000 sinh viên du học đang theo học tại nhiêù Đại Học, Trường Kinh Thánh và Đại Chủng Viện Thần Học tại Hoa Kỳ.  Riêng Giáo Hội Báp-tít Nam Phương có khoảng 838 Hội thánh Báp tít Nam Phương với hơn 79,000 tín hữu.

Cộng đồng người Việt tr&