Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔ và Phật giáo thời đại (19)

5 /5
1 người đã bình chọn
Đã xem: 3609 | Cật nhập lần cuối: 2/3/2016 8:53:28 AM | RSS

Chương tám: Nội dung Phật Pháp của Phật Giáo Hòa Hảo.


G. Thập Nhị Nhơn Duyên


Nhơn duyên thứ nhất phát khởi từ màn vô minh mà che lấp bản ngã (linh hồn) nên làm cho người phải tăm tối mê say, gây tạo ác nghiệp, chịu nẻo luân hồi thống khổ.


Đây là 12 duyên sanh: Vô minh sanh hành, hành sanh thức, thức sanh danh sắc, danh sắc sanh lục nhập, lục nhập sanh xúc động, xúc động sanh thọ cảm, thọ cảm sanh ái, ái sanh bảo thủ, bảo thủ sanh hữu, hữu sanh sanh, sanh sanh lão tử.


Đó là 12 duyên sanh, nó dắt đi từ kiếp nầy đến kiếp kia không có dứt. Cái vô minh nghĩa là tối tăm mê dốt, từ hồi vô thỉ. Có mê dốt ta mới hành động, rồi hành động ấy sanh ra muôn pháp, nên mới có cái thức (biết), ví như loài cây cỏ, sắt đá (vô tình) không biết chi cả, ađ6u có danh sắc, còn ta là loài hữu tình cái biết ấy nên có xác thịt và linh hồn, danh sắc. Xác thịt và linh hồn có thì phải có 6 căn: nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý nhiễm với 6 trần: sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp nên gọi là lục nhập. Có lục nhập mới có tiếp xúc với mọi người và vạn vật, nên gọi là xúc động, rồi từ chỗ tiếp xúc mới thọ hưuởng của tiền trần nên gọi là thọ cảm. Có thọ cảm, thọ hưởng của tiền trần moơi có cái ưa thích, quyến luyến, thâm tình nên gọi là ái.


Muôn việc chi ở đời, nếu ta yêu thích cái điều đó, thì ta phải gắng công giữ gìn chặt chịa nên gọi là bảo thủ, mà giữ gìn chặt chịa thì mới có sống, nếu không, làm sao mà ta sống, nên gọi là hữu. Rồi cái sống ấy, mến tiếc ấy mới đầu thai trở lại cõi trần đặng hưởng dụng nên gọi là sanh. Muôn loài vạn vật hễ sanh ra thì lớn, hễ lớn thì sẽ già bị trong thân tứ đại (đất, nước, gió, lửa) làm nên nào là tứ thời cảm mạo, ất hòa, hễ già thì yếu đau, nếu đau tất phải chết, nên gọi là lão tử. ấy vậy cái nghiệp nhơn của già, chết ấy là tại cái vô minh mà ra tất cả.

 

H. Môn Hoàn Diệt


Nếu ta tìm con đường bát chánh đạo của Phật mà đi, giữ tâm thanh tịnh, làm việc nhơn từ, không lòng hờn giận, chả dạ ghét ganh, chuyên tâm niệm Phật, giúp thế độ đời, đừng chứa điều phiền não và để bụng tham lam ích kỷ, gây mối thiện duyên, lần lần trí huệ mở mang, cõi lòng sáng suốt, thì màn vô minh sẽ bị diệt mất.


Vô minh bị diệt thì hành diệt, hành bị diệt thì thức diệt, thức bị diệt thì danh sắc diệt, danh sắc diệt thì lục nhập diệt, lục nhập diệt thì xúc động diệt, xúc động diệt thì thọ cảm diêẹt, thọ cảm diệt thì ái diệt, ái diệt thì bảo thủ diệt, bảo thủ diệt thì hữu diệt, hữu bị diệt thì sanh diệt, sanh bị diệt thì lãi tử diệt. ấy là giải thoát vậy.


Bạc Liêu, năm Nhâm Ngũ (1942)".


Thập nhị nhân duyên đã được trình bày như trên là cách trình bày giản dị và sáng tỏ nhất. Ta hãy so sánh bài thuyết pháp về thập nhị nhân duyên trên đây của Huỳnh Phú Sổ và bài viết cùng đề tài dưới đây của Long Thọ Nàgàrjuna, người được coi là bồ tát, triết gia, học giả Phật Giáo vĩ đại nhất, trong cuốn Trung Quán Luận (Madhyamakakàrikà), theo bản dịch của Thích Viên Lý:


"Phẩm thứ hai mươi sáu

Quán mười hai nhân duyên


Chúng sanh vì bị si mê (vô minh) che lấp nên đã khởi sanh ba nghiệp (ba hành: thân, khẩu, ý) và bị nghiệp (hành) dẫn khởi nên theo nghiệp (hành) mà đọa lạc trong sáu thú (sáu nẻo đường, cảnh giới: Thiên, nhân, a tu la, địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh).


Vì nhân và duyên của các hành nên thức cảm thọ lấy cái thân mạng của sanh tử sáu đường và vì có sự đeo níu thủ chấp của thức (thức nhập vào bào thai bám giữ lấy tinh cha huyết mẹ để cấu thành sinh mạng) nên danh (tâm) và sắc (pháp, thân, vật thể) được tăng trưởng.


Vì danh sắc tăng trưởng nên nhân đó sanh ra lục nhập (sáu căn được hoàn thành) do sự hòa hợp của lục tình (lục căn), lục trần và lục thức nên sanh ra lục súc, vì nhân lục xuất mà liền (tức khắc) khởi sinh ba cảm thọ (tam thọ) vì nhân ba cảm thọ nên sanh ra khát ái, nhân ái mà có bốn thủ (bốn loại thủ chấp: dục thủ, kiến thủ, giới cấm thủ và ngã ngữ thủ) nhân thủ nên có hữu... Từ hữu mà có sanh, từ sanh nên có già chết, từ già chết nên có các ưu bi khổ não... Những sự kiện trên đều xuất phát từ quá trình phát triển của một sinh mạng mà có. Chỉ vì 12 nhân duyên này mà tập đại thành khổ ấm... Cái gọi là sanh tử chính là cội nguồn của các hành (nghiệp) được tạo ra bởi kẻ vô minh. Bậc trí giả (người có trí tuệ bát nhã) không tạo nên những sự kiện ấy, vì thế vô minh diệt nên những sự kiện ấy (hành, thức, v.v...) không thể sanh khởi, chỉ vì vô minh mà những khổ ấm tụ họp sanh khởi, thế nên vô minh diệt thì chính là diệt trừ tận gốc mọi khổ đau sinh tử luân hồi".


Đọc đoạn văn trên, được coi là đoạn văn dễ hiểu nhất, sáng sủa nhất, của bồ tát Long Thọ trong Trung Quán Luận, thì ta mới thấy bồ tát Huỳnh Phú Sổ là một thiên tài lớn trong việc giới thiệu, trình bày Phật pháp, một hệ thống tư tưởng cao siêu, phức tạp nhất, thành một hệ thống giáo lý ngắn gọn, trong sáng, dễ hiểu và áp dụng đối với quảng đại quần chúng bình dân. Và Long Thọ đúng là một thiên tài lớn trong việc làm cho rối rắm, phức tạp hơn tư tưởng Phật học.


Tuy là giáo lý căn bản nhưng thập nhị nhân duyên là một giáo lý vô cùng phức tạp giải thích tiến trình tái sinh của mọi con người và hiện tượng sinh tử của mỗi con người, chớ không phải là giáo lý về sự tiến hóa của vũ trụ. Có thể tóm tắt như sau: vô minh là không nhận thức được thực tướng của vạn pháp và chân tướng của mình. Hành là tất cả tư tưởng, lời nói, hành động thiện và bất thiện. Vô minh và hành của quá khứ đưa đến sự tái sinh qua Thức. Thức ở đây có nghĩa là "thức tái sanh" bao gồm tất cả nghiệp quả của các kiếp trước. Bào thai trong bụng mẹ được hình thành nhờ tinh trùng, minh châu của cha mẹ và thức tái sinh. Danh (phần vô hình) và sắc (phần hữu hình) tức là Tâm và thân xác phát sinh cùng một lúc với thức tái sinh.


Lục nhập tức sáu căn: mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý và đối tượng của chúng là sáu trần: sắc, tiếng, mùi, vị, xúc, pháp sanh cùng lúc với thức tái sanh, ban đầu rất đơn giản, càng ngày càng phức tạp, tinh vi.


Sự giao tiếp giữa sáu căn và sáu trần một cách có ý thức sinh ra xúc. Xúc sinh ra thọ, thọ có thọ lạc hay cảm giác vui, hạnh phúc, thọ khổ, cảm giác buồn, phiền não hay vô ký, không an lạc cũng không đau khổ. Tùy thuộc nơi thọ, ái phát sinh. Vô minh và ái dục là hai yếu tố quan trọng nhất, quyết định tiến trình tái sinh, luần hồi. Vô minh là nguyên nhân quá khứ, đưa đến tái sinh hiện tại. ái dục là nguyên nhân hiện tại, đưa đến tái sinh trong tương lai. Có tổng cộng 108 thứ ái dục.


Đức Phật đã vô cùng có lý khi gọi thế giới này là dục giới vì ái dục là sực mạnh dữ hội, ngự trị thế gian này. Tùy thuộc nơi ái, sinh ra thủ, tức là cố bám lấy vật ham muốn. Tùy thuộc nơi thủ, hữu phát sinh. Hữu là hành ộng trong hiện tại và tạo điều kiện cho sự tái sinh sắp đến. Tùy thuộc nơi hữu, có sự sinh trong kiếp kế đến. Lão và Tử tức già và chết là hậu quả đương nhiên của sinh. đó là cái vòng luân hồi, tái sinh vô tận của con người.


 Sau khi trình bày những giáo lý căn bản của Phật Giáo, đồng thời cũng là những giáo lý nền tảng của Phật Giáo Hòa Hảo, Huỳnh Phú Sổ nói về tương quan giữa Phật và chúng sinh.


I. "đức Phật đối với chúng sanh:


Một ông cha ở trong gia đình vẫn có lòng thương xót hết các con, dù lớn nhỏ, khôn dại gì cũng vậy. Tại sao? Vì xét ra lớn nhỏ là tại đứa sanh ra trước, đứa sanh sau, khôn dại là tại đứa chăm học cùng biếng trễ, chớ cũng đồng là con đều do huyết nhục sanh ra. Vậy bổn phận ông cha là hết lòng lo dạy dỗ các con, lo lắng cho có gia cư, nghiệp nghệ, tài sản để cho con, ruộng đất để cho con. Vậy thì tình thương vẫn đồng, mà cái chỗ âu yếm ban thưởng nhiều khi có khác, ấy là tùy theo mỗi đứa...


Cũng mường tượng như trên, hỡi các người, đức Phật đối với chúng sanh và môn đồ như người cha đối với các hạng con trên đây vậy. Phật cũng yêu hết chúng sanh, dầu kẻ ngu, người trí, yêu tất cả môn đồ, dầu kẻ biếng nhác với kẻ siêng năng. Bởi tại duyên nghiệp mỗi chúng sanh chẳng đồng nhau, tu cao thấp khác nhau, nhưng mỗi chúng sanh đều có Phật tánh. Vậy lòng từ bi của Phật là vì thương xót chúng sanh, lo dạy dỗ chúng sanh, nhưng mà sự gần gủi và ban phước huệ vẫn có khác, vì phải tùy theo mỗi kẻ tín đồ. Người tín đồ nào hằng ngày vâng lời Phật dạy, ráng lo học hỏi, tìm kiếm đạo mầu, quí trọng chuyện lành thì Phật thường gần gủi thường ban thưởng cho kẻ tín đồ nào quí trọng kinh luật của Phật, chăm lo giữ theo giới luật, cẩn thận từ lời nói, việc làm, đừng để cho người ta nhạo báng Phật hay chê bai Thầy của mình.


Còn những kẻ tín đồ dối tu, chẳng vâng lời dạy, chẳng giữ giới luật thì trên là đức Phật và dưới là ông Thầy của kẻ ấy chỉ lấy lòng từ bi mà nhận sự trách cứ của kẻ ngoại đạo, chớ không thể nào mà gần gủi và ban phước huệ cho kẻ chẳng thành tín kia đặng.


Bạc Liêu, ngày 24-8 Nhâm Ngũ (1942)".


So sánh Phật như người cha lành và khuyên dạy tín đồ tu hành để được Phật gần gủi, ban phước huệ quả thật là mt cách thuyết pháp linh nghiệm đối với quần chúng bình dân. Toàn bộ Thần học Thiên Chúa Giáo và trăm ngàn cách truyền đạo Thiên Chúa Giáo cũng không đi ra ngoài hai luận đề này. đạo Thiên Chúa vì quá đơn sơ và quá hời hợt như thế nên thích hợp với số đông người, là cái đa số kém trí tuệ và lười biếng, chỉ tin và làm những điều dễ dãi, giản dị: tin vào Thượng đế, vào Chúa và cầu nguyện để được lên thiên đàng.


Suốt 20 thế kỷ nay nếu có một ai đã được lên thiên đàng như thế sao không thấy họ báo mộng cho thân nhân, bạn bè hay biết, hay hóa hiện diễn tả cảnh thiên đàng như thế nào? Tôi dám chắc suốt 2.000 năm nay các vị Giáo Hoàng cũng không được lên thiên đàng như thế, nói gì đến những con chiên. Vì sự giải thoát chỉ có thể đến từ trí tuệ, kết quả của sự thiền định và tu chứng kiên trì, lâu dài, chớ không thể đến từ niềm tin sai lầm và sự cầu nguyện mù quáng.


Đạo Phật cao sâu hơn, vi diệu hơn và thật sự chỉ có những người có trí tuệ cao hơn mức bình thường, hay có căn cơ tu hành từ nhiều kiếp trước, mới dễ dàng thấu hiểu và phải nổ lực, tinh tấn tu hành mới mong có sự tiến bộ về trí tuệ, tâm linh, chớ không chỉ tin suông và cầu nguyện, lễ bái suông mà  có kết quả. đối với kẻ sơ cơ, để giới thiệu họ đi vào thế giới Phật Giáo, trình bày đức Phật và khuyên dạy họ tu hành như cách Huỳnh Phú Sổ viết trên đây, là thích hợp nhất mà không đi ngược với yếu chỉ, tinh thần tự lực, tự giác của đạo Phật.


Sau khi giới thiệu đức Phật là người cha lành, thương yêu hết tất cả mọi người và khuyên mọi người ráng lo học hỏi, tu hành, làm lành, lánh dữ, Huỳnh Phú Sổ đi sâu vào tinh hoa của Phật học, khuyên dạy đệ tử tu học và áp dụng đạo Phật vào cuộc đời. Dù xử dụng những từ ngữ rất bình dân, rất phổ thông, nhưng nội dung của bài thuyết pháp sau đây vừa sâu sắc, và vừa thực tế, coi như tóm lược đầy đủ nền Phật Giáo ứng dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Tuy vắn tắt nhưng nó cũng đủ cao siêu hơn và hợp với chân lý hơn tất cả những lời tuyên bố của Chúa Jesus Schrist.


Lê Hiếu Liêm

Nguồn: phatgiaohoahao.net

------------------------------------------------------------

Bài liên quan:

Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔ và Phật giáo thời đại (1)

Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔ và Phật giáo thời đại (2)

Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔ và Phật giáo thời đại (3)

Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔ và Phật giáo thời đại (4)

Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔ và Phật giáo thời đại (5)

Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔ và Phật giáo thời đại (6)

Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔ và Phật giáo thời đại (7)

Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔ và Phật giáo thời đại (8)

Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔ và Phật giáo thời đại (9)

Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔ và Phật giáo thời đại (10)

Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔ và Phật giáo thời đại (11)

Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔ và Phật giáo thời đại (12)

Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔ và Phật giáo thời đại (13)

Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔ và Phật giáo thời đại (14)

Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔ và Phật giáo thời đại (15)

Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔ và Phật giáo thời đại (16)

Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔ và Phật giáo thời đại (17)

Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔ và Phật giáo thời đại (18)

Thiet ke web ChoiXanh.net
TOP
Loading...