Ðôi nét về Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa

5 /5
1 người đã bình chọn
Đã xem: 8994 | Cật nhập lần cuối: 2/3/2016 8:53:28 AM | RSS

Người sáng lập đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa (TÂHN) là ông Ngô Viện, húy là lợi nên gọi là Ngô Lợi. Ông sanh năm 1831 tại Mỏ Cày (Bến Tre), ông tự học lấy, đọc sách Phật và năm 20 tuổi viết Bà La Ni kinh. Ông lập đạo năm 36 tuổi (1876), tự xưng là Ðức Bổn sư và khi nhận đệ tử, ông cũng phát lòng phái có dấu Bửu Sơn Kỳ Hương.


Năm 1872, ông đưa các tín đồ tới xã An Lộc (An Giang) dựng chùa, thành lập và truyền bá đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa (TÂHN). Sau đó ông đưa một số đệ tử vào vùng Thất Sơn (Bảy Núi) khai hoang lập trại ruộng ; và trong 14 năm lập ra bốn thôn : An Ðịnh, An Hòa, An Thành và An Lập, thôn nào cũng đều cất chùa giảng kinh.


Ðạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa thờ trần điều, thờ Phật, Sơn thần và trăm quan cựu thần liệt sĩ. Về giáo lý, ông Ngô Lợi tiếp tục hoằng pháp như Bửu Sơn Kỳ Hương: Tứ đại trọng ân, học Phật tu nhơn nhưng không ly gia cát ái, không ăn chay trường và cũng hạn chế sát sanh. Về cách đối nhân xử thế thì theo đạo Nho, đạo Lão và theo Thiền Tông. Tín đồ TÂHN mặc áo vạt hò, quần lá nem nhuộm đen, bới tóc hoặc để xõa tự nhiên, đi chân đất, trước cửa nhà có bàn thờ thiên hai tầng, thờ thiên La thần và Thổ Trạch Long thần. Các tín đồ tụng riêng những kinh của đạo này lập ra như : Phổ Ðộ Bàn Ðào, Linh Sơn Hội Thượng...


Pháp môn tu hành của đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa là:


- Trì niệm theo Thiền tông 
- Xử sự theo Nho giáo.
- Luyện tinh, khí, thần theo Lão giáo.
- Ấn quyết, thần chú theo Mật tông.

Vào ngày 15 tháng 07 năm Tân Tỵ (1881), nhân dịp một buổi hành lễ lớn, thực dân Pháp cho quân vào đàn áp, bắt bớ bắn giết khiến mọi người phải chạy lánh nạn sang Campuchia, sau đó ít tháng lại trở về chỗ cũ. Năm 1885, người Pháp lại đem quân vào càn quét lần thứ hai, đốt phá chùa chiền, khiến mọi người phải chạy trốn, nhưng sau đó ông Ngô Lợi lại dẫn tín đồ trở về. Năm 1887, người Pháp lại cùng Tổng đốc Trần Bá Lộc kéo quân vào đàn áp hai lần, bắt nhiều tín đồ đày ra Côn Ðảo và bắt buộc các tín đồ còn lại phải trở về nguyên quán. Năm 1888, ông Ngô Lợi lại bị bắt nhưng trốn thoát nhờ sự che chở của nhân dân quanh vùng này. Như vậy trong 12 năm (1876-1888), người Pháp đã đàn áp đạo TÂHN bảy lần (tín đồ gọi là đạo nạn), đốt phá chùa chiền, bắt bớ, tra tấn, tù dày và đốt nhà cửa tín đồ, quyết triệt hạ đạo một cách man rợ.


Ðức Bổn sư Ngô Lợi viên tịch năm 1890 tại núi Tượng. Ít lâu say đó có sự phân hóa trong đạo TÂHN. Vì không còn ai kế vị nên mọi việc đều giao cho ông Trò, ông Gánh phụ trách. Do vậy, mỗi nơi hành đạo khác nhau, thậm chí có một số vị làm phù chú chữa bệnh rơi vào sự mê tín dị đoan làm sai lạc giáo lý ban đầu của đạo. Cho đến năm 1902, tại vùng kinh Vĩnh Tế xuất hiện một nhà sư vóc dáng gầy ốm, ăn mặc kiểu đàn bà, chèo thuyền vừa đi bán khoai vừa giảng đạo "Sấm giảng người đời" được một thời gian thì mất dạng. Dân trong vùng gọi là Sư Vãi bán khoai. Tín đồ TÂHN cho đó là hậu thân cúa Phật Thầy Tân An tái xuất hiện để giảng đạo cứu đời.


Thiet ke web ChoiXanh.net
TOP
Loading...