RIO+20: “Hy vọng và lạc quan" cho việc hành động thống nhất

5 /5
1 người đã bình chọn
Đã xem: 2221 | Cật nhập lần cuối: 2/3/2016 8:53:28 AM | RSS

Rio De Janeiro, Brazil 21.6.2012 - Vào năm 1992, Hội nghị Thượng đỉnh Quả đất Rio (The Rio Earth Summit) là một trong số các sự kiện lớn nhất do Liên Hiệp Quốc tổ chức. Giờ đây sau hai thập kỷ, các nhà lãnh đạo trên thế giới đã quay lại thủ đô Rio De Janeiro của Brazil để hội ý về đường lối toàn cầu cho sự phát triển bền vững - một ý tưởng lần đầu tiên đã nêu lên tại đây 20 năm về trước.

 

 RIO+20: “Hy vọng và lạc quan

Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon chính thức khai mạc Hội nghị LHQ Rio+20

về Phát triển Bền vững vào ngày 20/6/2012 tại Rio de Janeiro, Brazil. UN Photo/Mark Garten.

 

Các nhà lãnh đạo thế giới đang tìm kiếm để đẩy mạnh sự phát triển bền vũng nên bám vào nguyên lý “rằng mỗi một trong chúng ta gia nhập vào thế giới như là một sự ủy thác của toàn thể và đáp lại, họ mang đến một giải pháp có trách nhiệm cho hạnh phúc chung”

 

Quan niệm này là trong số những đề xuất của Cộng đồng Baha'i Quốc tế khi tham dự tại Hội nghị Rio+20 - Hội nghị của Liên Hiệp Quốc về Phát triển Bền vững mà sẽ kết thúc tại đây vào ngày mai.

 

Trong tuyên bố của mình tại hội nghị, Cộng đồng Baha'i Quốc tế nói ý tưởng về “trách nhiệm ủy thác của toàn thế giới” thách thức “nền tảng đạo đức về lòng trung thành với đất nước”. Tuyên bố nói: “Chừng nào một nhóm nước biết lợi ích của họ đối lập với nhóm khác, thì sự tiến bộ sẽ bị hạn chế và không bền lâu”

RIO+20: “Hy vọng và lạc quan
Một hội thảo do Cộng đồng Baha'i Quốc tế tài trợ nhằm thảo luận về “Loại trừ chênh lệch quá mức giữa giàu và nghèo trong một Bối cảnh Kinh tế Xanh” được tổ chức tại Rio+20, vào 13.6.2012. Hình từ bên trái qua là Michael Dorsey - Giáo sư phụ giảng về Môn học Môi trường của Đại học Dartmouth; hình giữa là Daniella Hiche - Cộng đồng Baha'i Quốc tế và Farooq Ullah - Trưởng Chính sách và luật sư tại Diễn đàn Stakeholder.

 

Trong số các lĩnh vực khác được Cộng đồng Baha'i Quốc tế nhấn mạnh là nhu cầu cho một phương pháp dựa vào nguyên lý để lập quyết định tập thể và sự quan trọng của việc chú tâm đến chênh lệch giàu, nghèo quá mức.

 

Hơn 80 vị nguyên thủ quốc gia và chính phủ cùng với khoảng 50.000 đại diện của các cơ quan quốc tế, các tổ chức xã hội dân sự và các nhóm khác đã tham dự Hội nghị nhằm đánh giá sự tiến bộ về phát triển bền vững sau 20 năm, kể từ Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất tại Rio vào năm 1992.

 

Hai chủ đề chính liên quan đến phát triển bền vững - kinh tế xanh và khung sườn tổ chức - đã được thảo luận trong nhiều diễn đàn tại đây suốt hai tuần qua và đã được phát biểu trong Tuyên bố của Cộng đồng Baha'i Quốc tế.

 

Mười ba đại biểu đại diện cho nhiều nước của Cộng đồng Baha'i Quốc tế đã tham dự Hội nghị Rio+20. Daniel Perell, đại biểu của Cộng đồng Baha'i Quốc tế nói: “Tư tưởng chung trong sự đóng góp của chúng tôi đã từng là cho một nhân loại tốt đẹp hơn. Chúng tôi đã tìm kiếm để chia sẻ những ý tưởng về chủ đề đó như là nhiệm vụ của người được ủy thác và cho sự thống nhất nhân loại - tất cả cho mục tiêu toàn diện về việc hỗ trợ để tạo ra một nền văn minh toàn cầu và công bằng đó là sự bền vững trong dài hạn.”

 

Cùng với sự tham dự các cuộc họp chính của Hội nghị, Baha'i cũng đã tổ chức, hoặc đồng tài trợ hoặc tham gia trong một chuổi các sự kiện bên lề hoặc song song với Hội nghị Liên Hiệp Quốc, bao gồm:


RIO+20: “Hy vọng và lạc quan
Đài kỷ niệm về hòa bình. Phần trên cùng ghi Lời của Đức Baha'u'llah, Đấng Giáo Tổ của Tôn giáo Baha'i  “Trái đất là một quốc gia, nhân loại là công dân của quốc gia đó” (The earth is but one country and mankind its citizens)

- Một hội thảo về “Loại trừ chênh lệch giàu nghèo quá mức trong bối cảnh một nền kinh tế Xanh nhằm khám phá kích cở đạo đức, kinh tế, xã hội về sự gia tăng thu nhập một cách bất bình đẳng.

 

- Tham dự hội nghị “Tiếng kèn Thanh niên”, một hội nghị cho thanh niên được tổ chức song song với hội nghị Liên Hiệp Quốc từ ngày 7 đến 12 tháng 6. Cộng đồng Baha'i Quốc tế đã tài trợ một hội thảo tương tác về “ Trách nhiệm ủy thác trong bối cảnh phát triển bền vững.”

 

- Sự cống hiến một lần nữa đài kỷ niệm về hòa bình, do Cộng đồng Baha'i Quốc tế và Cộng đồng Baha'i Brazil xây dựng vào năm 1992 để đóng góp cho Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất được tổ chức tại Rio. Đài kỷ niệm được điêu khắc hình dáng cái đồng hồ cát, được chứa đựng đất của khoảng 150 nước. Đài kỷ niệm này được chạm khắc Lời của Đức Baha'u'llah, Đấng Giáo Tổ của Tôn giáo Baha'i “Trái đất là một quốc gia, nhân loại là công dân của quốc gia đó”. Sự kiện sử dụng lại Đài kỷ niệm này cho Hội nghị Rio+20 lần này có sự hiện diện của Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc và Eduardo Paes, Thị trưởng của Rio.

 

- Hỗ trợ với Hội nghị Thượng đỉnh của nhân dân Rio, một hội nghị xã hội dân sự được tổ chức song song với Hội nghị Liên Hiệp Quốc Rio+20. Các tín đồ Baha'i Brazil tham gia việc tổ chức hội thảo về  “Những nguyên lý tinh thần cho sự phát triển” và   “ vai trò xã hội của các tôn giáo.”

 

May Akale, đại biểu của Cộng đồng Baha'i Quốc tế tóm tắt toàn bộ sự kiện, đã ghi nhận: “Những thách thức là phức tạp, những kỳ vọng của nhân loại là cao quý, những thất vọng về nhịp độ tiến bộ càng lớn.”

 

“Điều rõ ràng là chúng ta đang hướng về hành động thống nhất. Còn nhiều việc cần làm, nhưng những khả năng liên hệ tới việc triển khai và đẩy mạnh việc thực thi những gì đã được nhất trí tại Rio là không ngừng. Và đó là nguồn hy vọng và lạc quan lớn lao.”

 


Nguồn: Hội đồng Tinh thần Tôn giáo Baha'i Tp. HCM

Thiet ke web ChoiXanh.net
TOP
Loading...