Thánh Mẫu với Tây Hồ
Khi ấy Phùng Khắc Khoan đi xứ phương Bắc mới về trông coi việc bộ Lại. Việc quan bận rộn giấy tờ chất đống suất ngày không lúc nào được thư thái. Tuy vậy có lúc ông nhớ lại những danh lam cổ tích đã đi qua như Động Đình, lầu Hoàng Hạc, lầu Nhạc Dương, sông Xích Bích…là thắng cảnh của Trung Quốc, lại luyến tiếc buổi phóng khoáng và ngán ngẩm cảnh phiền nhiễu quan trường ông nhớ câu thơ của Sầm Lấu Tử:
“Soa lạp duyên hồ vinh bội ấn
Tang ma hề đá thắng phong hầu ”
(Tơi nón dạo chơi bên hồ thúi hơn cảnh làm quan
Cùng với dâu gai đồng nội vui hơn được phong hầu)
Ngẫm lời thơ khiến Phùng Công tính chuyện nhàn du cho tinh thần khuây khoả. Ông cùng cử nhân họ Ngô, tú tài họ Lý đến Tây Hồ dạo chơi. Hôm ấy là ngày đầu hạ, trời trong sáng, mây lững lờ trôi, ba người thăm cảnh Hoàng đình thuỷ tạ, lại ngắm dài “Thượng Lâm ” và phút chốc tới Tây Hồ, nhân cản hứng, tú tài liền bảo Phùng Công:
- Ngài học giầu năm xe, tài cao bẩy thước sao gặp lúc trời quang cảnh đẹp lại không thi hứng?
Phùng Công nghe bạn nói liền ngâm:
“Danh lợi bôn ba nhất phiến trần
Tây Hồ thốn bộ hốt nhân thân
Bồng Lai phương thượng giai hư huyền
Thuỷ tín Tiên phàm tống tại nhân ”
(Danh lợi bon chen một lẽ đời
Tây Hồ phóng bộ nhàn dạo chơi
Cảnh Tiên chốn Phật đều hư ảo
Tiên phàm cốt chỉ sống thảnh thơi),
Nghe xong Ngô cử nhân tiếp lời:
“Oánh nhiên phương thốn tục trần vô
Bao khoát càn khôn nhất hoạ đồ
Tễ nguyệt quan phong tuỳ sái lạc
Mục trung hà xứ bất Tây Hồ ”,
(Những mong quets sạch bụi trần nhơ
Thâu tóm đát trời chung hoạ đồ
Trăng trong gió mát chiều du khách
Nào đâu hơn cảnh chốn Tây Hồ)
Lý tú tài nghe thơ song tiếp tục ngâm :
“Hoa nghinh khách điếm liễu nghinh thuyền
Tận nhật Tây hồ tận tuý miên
Tỉnh khởi thi đàm kinh tứ hoạ
Thử thân ưng thị trích thần tiên ”
(Hoa cầo khách đến liễu mừng thuyền
Ngày đẫy Tây Hồ ngủ triền miên
Tỉnh giấc bàn thơ tin khắp chốn
Thân này ví tựa tiểu thần tiên).
Nghe xong thơ của hai bạn, Phùng Công vui vẻ nói:
- Thơ Ngô huynh thanh kì, tứ thơ của Lý huynh phóng dật, tuy vậy khí hai huynh có khác nhau, nhưng đều là tuyệt diệu, đáng là thiên tài vậy!
Ngô và Lý đều nói :
- Tứ thơ của lão đại thâm trầm lỗi lạc, chính là phong cách đại gia. Chúng tôi thuộc hàng vãn bối, bắt chiếc chưa nổi có đâu xứng dáng với lời quá khen của ngài.
Tuy vậy cung quảng không xa, cành quế lại gần, biết đâu Hằng Nga lại đem lòng yêu kẻ sĩ si tình này vậy ?
Nghe vậy cả ba người đều phá lên cười vui vẻ, rồi lại tiếp tục bách bộ ven hồ. Bỗng thấy một toà “tửu lâu” dưới bống hoè, cùng hàng trúc. Trước quán có biển đề: “Tây Hồ Phong Nguyệt ”, bên cửa có câu đối:
“Hồ trung nhàn nhật nguyệt
Thành hạ tiểu càn khôn”
(Ngày thánh an nhàn cùng bầu rượu
Dưới thành như thu nhỏ vùng trời).
Trong quán thấp thoáng bóng người mặc áo đỏ xinh tưoi đứng cạnh cửa sổ,Lý sinh đứng trước tửu lâu hỏi:
- Đây là nơi nào? Chúng tôi quá bước nhầm cõi, muốn nhờ quí trang mượn làm nơi tháng hội “ Lan Đình ” liệu có được phép chăng ?
Người trong quán thưa:
- Đây là quán hàng của Liễu Nương, các vị là người thi tửu ngồi chốc lát hẳn có hại gì.
Nói song liền sai thị nữ cuốn rèm cửa, ba người đĩnh đạc bước vào ngồi ở cửa sổ phía nam dùng rượu, bước đầu họ cảm nhận sự trang nhã trong quán, trước thềm còn có chim oanh vũ líu lo, trên tường còn treo một bức tranh cổ và những cổ thi đường nét tuyệt diệu. Hương sen thoảng đua từ hồ vào gây cảm giác thơm mát dễ chịu.
Liễu Sinh đưa mắt nhìn bài thơ tứ tuyệt ở tường phía đông:
“Điểm phương môn nội chiếu minh nguyệt
Thời chính nhân bàng lập thổ khuê
Khách hữu tâm tinh cầu nguyện đới
Huệ nhiên nhất mộc lưỡng nhân đề ”.
Lý Sinh có ý hỏi Phùng Công ý bài thơ, Phùng suy ngẫm chưa trả lời thì Lý Sinh đem bốn câu tứ tuyệt đoán triết thành chữ: “Điểm phương nhân - Thời chính khai – Khách hữu tâm - Huệ nhiên lai”.
Tạm dich:
Quán đương rỗi
Ngày rất tốt
Khách có lòng
Mời tới chơi.
Đoán chữ xong, nhân ngà ngà chén rượu Lý Sinh nói lớn:
- Chủ nhân có lòng mời khách đến chơi, nay khách đã đầy nhà mà để ngồi xuông vậy sao ?
Nói vừa dứt thì thị nữ mang một bức hoa tiên đến nói :
- Chủ nhân tôi nghèo không có gì kính tặng, nay có bài thơ dâng rong khi tửu hứng, nếu quí khách không tiếc lời vàng ngọc hẳn là cuộc đàm thoại nhân ngày gặp gỡ.
Lý Sinh tiếp lấy đề thi, xem ra bài thơ “Tây Hồ quan ngự ” ra vẻ suy nghĩ, Phùng Công nói lớn:
Chúng tôi xin tiếp nhận nhã ý của chủ nhân, xin sẽ liên ngâm, hiểm vì tài non thơ kém, muốn có điều “ dương xuân ” do chủ nhân mở đầu liệu có được chăng:
“Tây hồ biệt chiếm nhất hồ thiên ”
Lý Sinh tiếp:
“Túng mục kiền khôn tân khoát nhiên,
Cổ thụ nhiều trang thanh mịch mịch”
Phùng Công ngâm tiếp :
“Kim ngưu thoát thuỷ lục quyền quyên
Sinh nhai hà xứ sổ gian ốc”
Ngô Sinh :
“Hoạt kế thuỳ gia nhất chích thuyền
Các trúc sơ ly văn khuyến phệ”,
Rồi ba người nói tiếp xướng hoạ …cuối cùng Phùng Công xướng câu: “ Văn chung xa giác tâm vi Phật ”,
Bỗng trong lầu có người tiếp câu :
“Đắc nguyệt ưng tri ngã thị Tiên ”.
Ba người đều khen:
- Thật là câu kết hay.
Tạm dịch bài thơ như sau :
Hồ Tây riêng chiếm một vùng trời
Phong cảnh thiên nhiên tự đầy vơi
Cổ thụ quanh nhà xanh xanh thẳm,
Trâu vàng vùng vẫy nước trắng ngời
Vài gian nhà nhỏ che mưa nắng
Một chiếc thuyền câu kế mưa sinh
Ấm trà bên vách nghi ngút khói
Cánh giậu cài thưa chó sủa rinh
Chèo quế thênh thang nhè nhẹ đẩy
Tơi nón đó đây vẫn lướt hoài
Văn cảnh Động Đình kìa Phạm Lãi
Cưới bè Trương Khiên đến mọi nơi
Nghìn tầm nông sâu đều đã rõ
Vật vờ bốn phía cảnh chơi vơi
Vững chèo khoan nhặt lau lách lướt
Hò khoan tiếng hát sú vẹt trôi
Bạn cùng cò cốc trên bãi cát
Lại đó diều hâu mặt biển khơi
Mấy khúc hát ca trên biển cả
Một đôi mắt trắng phớt sự đời
Kìa ai lã súng hái làm tiền
Nón thả mặt hồ rau chẳng héo
Giỏ ngâm dưới nước cá vẫn tươi
Chén rượu trong hoa say say khướt
Gác chèo bóng liễu tựa gối mềm
Say rồi quẳng giỏ trên hồ nước,
Tắm gội song rồi hóng nắng mai
‘ &nb