Tìm hiểu Đạo giáo (15)

5 /5
1 người đã bình chọn
Đã xem: 4002 | Cật nhập lần cuối: 6/23/2016 2:55:27 PM | RSS

(tiếp theo)

Đạo giáo có Thánh địa không?

Tìm hiểu Đạo giáo (15)Núi non là những địa điểm linh thánh nổi bật nhất của Đạo giáo, nhưng từ lâu núi non cũng đã mang tính linh thánh đối với người Trung Hoa, trước khi có Đạo giáo. Bốn ngọn núi đánh dấu bốn phương của địa lý biểu tượng của Trung Hoa cổ xưa, và ngọn núi thứ năm cuối cùng đã có thêm vào chính giữa, có lẽ có liên quan với khái niệm về năm nguyên tố (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ). Mỗi ngọn núi có một vị thần chính. Một số núi riêng lẻ thêm vào năm núi chính cũng có các tính chất đặc biệt và có quan hệ với các vị thần đặc thù hoặc các tông phái và trường phái của Đạo giáo. Tín đồ Đạo giáo sử dụng chung núi Trung Nam (Mount Zhong Nan), tỉnh Thiểm Tây (Shensi) với các tín đồ Phật giáo như một địa điểm thánh. Trường phái Thiên Sư đã thiết lập một trung tâm trên núi Long Hổ (Mount Long Hu), tỉnh Giang Tây (Kiangsi). Hàng trăm ngôi đền Đạo giáo và Phật giáo tọa lạc trên rất nhiều ngọn núi linh thánh như thế. Hai đặc điểm có liên quan về khoa địa lý thánh của Đạo giáo là hệ thống gồm mười Thiên-Động (Grotto-Heavens) và bảy mươi hai Địa điểm được chúc phúc (Blessed Spots), một số trong chúng nằm trên những ngọn núi danh tiếng. Những địa điểm này, hầu hết là hang động, được lựa chọn vì chúng là trọng điểm của năng lực linh thánh. Chúng thường liên quan với các nhân vật tôn giáo được tin là đã tìm được chốn tĩnh mịch để thiền định và chúng được ví với những nơi cư ngụ trên trời.

Có khi nào người ta nhất quyết rời bỏ Đạo giáo hoặc TTCĐTH không?

Tư cách thành viên trong Đạo giáo và TTCĐTH hiếm khi, giả như có, là một vấn đề nói lên lòng trung thành độc quyền. Các thành viên trong một số truyền thống tôn giáo lớn, như Hồi giáo, Kitô giáo, Do Thái giáo, và ở một mức độ kém hơn. Hoặc bạn ở trong, hoặc bạn ở ngoài. Bất đồng với những giáo lý chính của truyền thống, hoặc liên tục và chủ tâm bỏ bê việc hoàn thành các yêu cầu đạo đức và nghi lễ tối thiểu của cộng đồng và tư cách thành viên, bạn sẽ được đặt thành vấn đề. Người Trung Hoa có liên quan với tôn giáo thường không nghĩ tư cách thành viên theo nghĩa đó. “Sự thuộc về” đã ăn rễ sâu trong nền văn hóa quốc gia và địa phương, đã trở thành thiết yếu của cơ cấu xã hội. Việc cá nhân lơi lỏng tục lệ tôn giáo không nhất thiết phải “ra đi”, bao lâu họ chưa hoàn toàn tự cắt đứt khỏi các quan hệ gia đình và xã hội. Các thành viên khác của gia đình chỉ tỏ ra tiếc xót rằng con cái của họ không còn nhận thấy các phương cách truyền thống là hữu ích và đã chọn con đường loại bỏ một phần gia sản.

Có chuyện trở lại Đạo giáo không?

Trong các thời kỳ tương đối gần đây, Đạo giáo đã thu hút được sự quan tâm ngày càng gia tăng của những người không phải là người Trung Hoa. Họ bị thu hút bởi các yếu tố triết học hơn là yếu tố tôn giáo. Một số người đề xướng những niềm tin thuộc “Thời đại Mới” đã sử dụng các kỹ thuật bói toán của Đạo giáo, đặc biệt Lục Hào đồ bằng cách tham khảo Dịch Kinh. Nhưng xét chung, họ không có ý hướng “gia nhập” như kiểu “trở lại đạo” của Hồi giáo hay Kitô giáo.

(còn tiếp)

John Renard
Tri thức tôn giáo qua các vấn nạn và giải đáp, NXB Tôn giáo, 2005, tr.426-427.

---------------------------------------

Tìm hiểu Đạo giáo (1)

Tìm hiểu Đạo giáo (2)

Tìm hiểu Đạo giáo (3)

Tìm hiểu Đạo giáo (4)

Tìm hiểu Đạo giáo (5)

Tìm hiểu Đạo giáo (6)

Tìm hiểu Đạo giáo (7)

Tìm hiểu Đạo giáo (8)

Tìm hiểu Đạo giáo (9)

Tìm hiểu Đạo giáo (10)

Tìm hiểu Đạo giáo (11)

Tìm hiểu Đạo giáo (12)

Tìm hiểu Đạo giáo (13)

Tìm hiểu Đạo giáo (14)

Thiet ke web ChoiXanh.net
TOP
Loading...