Tìm hiểu Đạo giáo (19)

5 /5
1 người đã bình chọn
Đã xem: 3881 | Cật nhập lần cuối: 7/18/2016 2:45:49 PM | RSS

(tiếp theo)

Nhân vật và quyền lực

Ngọc Hoàng là ai?

Một trong các nhân vật hấp dẫn hơn trong tất cả các thần của Đạo giáo và TTCĐTH là Ngọc Hoàng, Ngọc Hoàng Đại Đế (Yu Huang Da Di). Sự nổi bật của ông là dưới dạng một sức mạnh được dân gian sùng bái nói lên cái nhìn thấu suốt quan trọng trong các động lực tôn giáo của Trung Hoa nói chung. Trong suốt thế kỷ thứ V và thứ VI, Ngọc Hoàng Đại Đế chỉ là một trong số nhiều vị thần tương đối thứ yếu. Trong triều đại nhà Đường hồi thế kỷ thứ VII và IX, ông đã trở nên nổi trội nhờ sự xuất hiện của một bản kinh mới có tên là Ngọc Hoàng Kinh (Yu Huang Jing). Kinh này thuật lại chuyện nhiều thế kỷ trước đấy một hoàng hậu đã mơ thấy Thái Thượng Đạo Quân (Tau Shang Dao Jun), vị thứ hai trong Tam Thánh, đã trao cho bà một đứa bé. Bà tỉnh giấc và đã hạ sinh một người con, người mà sau một thời gian với tư cách là một hoàng tử trẻ tuổi, đã rút vào chốn tĩnh mịch trên núi, tu tập lâu ngày và đã biến thành Ngọc Hoàng. Vào thế kỷ thứ X, một hoàng đế nhà Tống là Chân Tông (khoảng năm 998-1022) đã chọn Ngọc Hoàng Đại Đế làm thần hộ mệnh và truyền bá lời thiên khải. Việc đó xảy ra vào năm 1008 dưới dạng kinh sách củng cố địa vị của hoàng đế còn yếu kém. Sau đó Ngọc Hoàng đã vượt lên đầu trong tất cả các thần bình dân, do đó đã trở nên thượng thư (Chief Executive Officer-CEO) của một bộ máy quan lại thần thánh. Những câu chuyện như thế về Ngọc Hoàng giải thích lý do vì sao những liệt kê về các thần Đạo giáo và TTCĐTH đôi khi hơi khó hiểu.

Quan Đế là ai và tại sao ông ta lại quan trọng đến thế?

Giống như Ngọc Hoàng, Quan Đế (còn được gọi là Quan Công) xứng đáng được một chỗ đứng trong số các thần của Đạo giáo và TTCĐTH. Ông càng nổi trội trong vai trò triều bái vua chúa, và có được vị thế trong truyền thống Khổng giáo. Lúc đầu, hồi thế kỷ thứ III, Quan Đế là một chiến binh mang tên Quan Vũ (Guan Yu), người đã bị hành quyết sau khi bị địch quân nhà Hán bắt. Triều đình đã tài trợ để xây các đền để tôn vinh ông và cũng để công chúng biết về sự nghiệp của ông. Khi Quan Đế được phong thần, dân chúng đã tỏ lòng sùng mộ ông. Thế kỷ thứ XVII, một vị hoàng đế nhà Minh đã phong cho Quan Đế tước vị Đại Đế. Suốt thời nhà Thanh (Ching) hay Mãn Châu (Manchu), Quan Đế được gọi với danh hiệu quan thuộc là Vũ Đế (Wu Di). Hình ảnh Quan Đế, con người tầm thước, với bộ râu dài và khuôn mặt đỏ, làm người nhớ đế Phật Bồ Tát. Ông là nhân vật được nhắc tới nhiều trong các truyện dân gian cổ điển và các kịch bản.

Tìm hiểu Đạo giáo (19)Hoàng Đế là ai?

Truyền thuyết Trung Hoa cổ xưa đề cập tới Năm Vị Hoàng Đế Oai Phong mà triều đại của họ đã có từ trước năm 2500 trước Công nguyên. Đôi khi họ được gọi là “anh hùng văn hóa”, bởi truyền thống công nhận họ là những vị đã đưa lại cho nhân loại nhiều kỹ năng và sự khôn ngoan thực tiễn thiết yếu. Là những người canh giữ năm ngọn núi thánh, bộ ngũ thần này cai quản bốn phương và trung tâm. Mỗi vị được liên kết với một màu: xanh của phương đông, đỏ của phương nam, trắng của phương tây, đen (hoặc đen huyền) của phương bắc, và vàng là vùng trung tâm. Nổi tiếng và được ưa chuộng nhất là Hoàng Đế (Huang Di), người đã đem đến các nghệ thuật như y học, canh nông, đan lát, nghề gốm, nuôi tằm, kiến trúc nhà cửa, v.v… Theo truyền thuyết, khởi đầu Hoàng Đế là một lãnh tụ và pháp sư có đủ năng lực ma thuật để đối đầu với mọi mưu chước của ác thần. Từ giai đoạn 2967-2597 hoặc 2674-2575 trước Công nguyên, ông đã là thần bảo trợ các pháp sư. Nhưng ông còn là một trong hai vị bảo trợ cho trường phái Đạo giáo nguyên thủy có tên là Hoàng Lão (Huang-Lao), có lẽ là sự phối hợp hai từ đầu của Hoàng Đế và Lão Tử có từ thế kỷ thứ III trước Công nguyên. Ở một số đền chùa của Đạo giáo, du khách nhìn thấy tượng của Hoàng Đế được trưng bày nổi bật trong lồng kính riêng với dáng thẳng đứng, sắc mặt uy nghiêm, mặc áo choàng vàng thêu thùa rất cầu kỳ.

(còn tiếp)

John Renard
Tri thức tôn giáo qua các vấn nạn và giải đáp, NXB Tôn giáo, 2005, tr.432-434.

---------------------------------------

Tìm hiểu Đạo giáo (1)

Tìm hiểu Đạo giáo (2)

Tìm hiểu Đạo giáo (3)

Tìm hiểu Đạo giáo (4)

Tìm hiểu Đạo giáo (5)

Tìm hiểu Đạo giáo (6)

Tìm hiểu Đạo giáo (7)

Tìm hiểu Đạo giáo (8)

Tìm hiểu Đạo giáo (9)

Tìm hiểu Đạo giáo (10)

Tìm hiểu Đạo giáo (11)

Tìm hiểu Đạo giáo (12)

Tìm hiểu Đạo giáo (13)

Tìm hiểu Đạo giáo (14)

Tìm hiểu Đạo giáo (15)

Tìm hiểu Đạo giáo (16)

Tìm hiểu Đạo giáo (17)

Tìm hiểu Đạo giáo (18)

Thiet ke web ChoiXanh.net
TOP
Loading...