Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔ và Phật giáo thời đại (13)

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 3011 | Cật nhập lần cuối: 2/3/2016 8:53:28 AM | RSS

(tiếp theo)


Chương sáu: Cuộc cách mạng tôn giáo của Huỳnh Phú Sổ


6/ đề xướng một nền Phật giáo thời  đại áp dụng trong chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa.


Đạo Phật đề ra một mẫu mực luân lý đạo đức tuyệt hảo cho cá nhân, gia đình, xã hội và đồng thời chỉ dạy những phương pháp giáo dục, rèn luyện, tu tập trí tuệ, tinh thần và tâm linh ở mức tuyệt đỉnh, đưa con người thành Phật, Bồ Tát. Không một tôn giáo nào có thể cống hiến, một cách thực tiễn hơn, cao cả hơn, lớn lao hơn, cho sự chuyển hóa và thăng hoa con người như đạo Phật đã cống hiến. Không những thế, tuy không phải là một lý thuyết chính trị, đạo Phật đã cống hiến một chế độ chính trị lý tưởng, đầy tính khoan dung, nhân ái, dân chủ và tự do, các triều đại Asoka ở ấn độ, Lý Trần ở Việt Nam là một bằng chứng.


Tuy không phải là một học thuyết kinh tế, đạo Phật đã cống hiến những chất liệu trí tuệ, tinh thần, tâm linh để xây dựng một nền kinh tế hùng mạnh, phát triển nhất. Nhật Bản là một kinh nghiệm lớn. Từ cách chào, cách sống, cách uống trà, cắm hoa, làm vườn, võ thuật đến sản xuất xe hơi, tinh thần thiền tông - mỗi động tác là một lễ nghi – đã thấm nhuần sâu sắc và bộc phát, thể hiện một cách sống động trong mỗi người dân Phù Tang, đất nước có 72.000 ngôi chùa và hơn 90 triệu Phật tử.


Tuy không phải là một học thuyết xã hội, đạo Phật đã chứng tỏ là có dư khả năng để xây dựng một xã hội an lạc, công bằng, nhân bản, và tiến bộ. Lịch sử của ấn độ, Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam, Tây Tạng, Tích Lan, Miến điện, Thái Lan, Cao Miên, Lào,... trong những kỷ nguyên hưng thịnh của Phật giáo đã chứng minh cho điều này.


Không phải là một phong trào môi sinh, nhưng đạo Phật đã đề ra những tiêu chuẩn lý tưởng mà các phong trào môi sinh hiện nay, còn được gọi là cuộc "cách mạng xanh", coi như là những mẫu mực để bảo vệ môi trường sống của con người trên trái đất: không giết hại các sự sống, ăn chay, không làm ô nhiễm sông ngòi, không khí, bảo vệ thiên nhiên, núi rừng...


Và việc những quốc gia nhỏ bé như Tây Tạng, Mông Cổ, Việt Nam, Triều Tiên... vẫn sống sót, tồn tại trước sức bành trướng vũ bão và đồng hóa hung bạo của đế quốc Trung Hoa là những phép lạ của các dân tộc này. Phép lạ văn hóa này được xây dựng trên nền tảng văn hóa Phật giáo, một nền văn hóa siêu việt hơn nền văn hóa Trung Hoa. Nếu không có đạo Phật, Việt Nam có thể tồn tại sau hơn 1.000 năm, tức 30 thế hệ, bị đế quốc Trung Hoa thống trị, đồng hóa hay không?


Tuy nhiên, mãi tới ngày nay, vẫn chưa có một quan niệm hành động Phật giáo, trong xã hội, trong chính trị, kinh tế, môi sinh... được đúc kết và trình bày một cách có hệ thống. Xuất hiện chỉ 27 năm, Huỳnh Phú Sổ là người Phật tử đầu tiên của Việt Nam đã đưa ra được một chủ thuyết hành động Phật giáo, một cách khá toàn diện và hợp thời, trong khi đó những nhân vật Phật giáo khác, cùng thời như Thích Thiện Chiếu, hay sau đó cả mấy thập niên và cho mãi đến thập niên 90 này, đã cố gắng lập một chủ thuyết hành động Phật giáo, nhung đều thất bại.


Về chính trị, ông là một trong những người Việt Nam đầu tiên chủ trương dân chủ một cách mạnh mẽ nhất và tự mình thực hành một cách tích cực nhất: lập đảng Việt Nam Dân Chủ Xã Hội và ra tuyên ngôn: "thiệt thi triệt để nguyên tắc chánh trị của chủ nghĩa dân chủ: chủ quyền ở nơi toàn thể nhân dân. đã chủ trương "toàn dân chánh trị" thế tất đảng chống độc tài bất cứ hình thức nào". ông đưa ra một quan niệm mới mẻ trong chính trị, ở mức độ quốc gia cũng như quốc tế, rút từ tinh hoa đặc thù và siêu vượt của Phật giáo: đó là tất cả mọi người đều có Phật tánh và đều bình đẳng, như vậy việc một nhóm người trong quốc gia thống trị độc tài các thành phần khác trong quốc gia hay việc một quốc gia này xâm lăng, thống trị một quốc gia khác là việc không thể chấp nhận được, dù rằng nhóm cai trị độc tài này hay quốc gia xâm lăng này là nhóm người tiên tiến hay quốc gia tiên tiến đi nữa. Ta hãy nghe ông trình bày điểm quan trọng này, đã được ông ứng khẩu trả lời trong bài: ông Hồn Quyên Vào Chiến Khu Phỏng Vấn đức Huỳnh Giáo Chủ, đăng ở báo Nam Kỳ ngày 29/11/1946:


"Theo sự nhận xét của tôi về giáo lý nhà Phật do nơi đức Thích Ca Mâu Ni Phật đã khai sáng lấy chủ nghĩa từ bi bác ái đại đồng đối với tất cả chúng sanh làm nồng cốt thì tôi nhận Ngài là một nhà cách mạng triệt để về tư tưởng, vì những câu "nhứt thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh" và "Phật cũng đồng nhất thể bình đẳng với chúng sanh". đã có những sự bình đẳng về thể tánh như thế mà chúng sanh còn không bằng được đức Phật là do nơi trình độ giác ngộ của họ không đồng đều, chớ không phải họ không tiến hóa ngang hàng với Chư Phật được. Nếu trong cõi nhơn gian nầy còn có chúng sanh tiền tiến áp bức những chúng sanh lạc hậu thì là một việc trái hẳn với những giáo lý chơn chánh ấy".

 

Đây là điểm đặc sắc của đạo Phật và có thể áp dụng trong mọi lãnh vục sinh hoạt của nhân loại, kể cả trong lãnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, bang giao quốc tế, bảo vệ môi sinh, hay ăn chay. Ví dụ như ăn chay, giáo lý căn bản của đạo Phật khuyến khích mọi người nên ăn chay vì cho rằng người và vật đều có Phật tánh, con người là sinh vật tiền tiến, tiến hóa cao hơn các loài động vật, con người là đàn anh, các loại động vật là những sinh vật hạ đẳng, tiến hóa thấp kém hơn con người, chúng là đàn em. Con người không nên ăn thịt súc vật, vì lòng từ bi, đàn anh không nên và không nở ăn thịt đàn em để nuôi dưỡng sự sống của mình. Mỗi con người ăn thịt thì chỉ trong một kiếp sống, miệng và bụng của nó là một nghĩa địa khổng lồ, nhai nuốt, chôn cất vô lượng vô số sinh mạng của các loài vật. Nếu những ý nghĩa xấu, ác của con người có hình tướng, thì như đức Phật có dạy, có thể chất đầy cả hư không, thì sinh mạng các loài vật do con người đã giết hại và ăn vào miệng có thể chất đầy cả nhiều thế giới.


Trên căn bản của lý thuyết độc đáo "chúng sanh tiền tiến và chúng sanh lạc hậu này" Huỳnh Phú Sổ chủ trương Việt Nam phải có tự do, độc lập, thoát khỏi sự thống trị của thực dân Pháp hay của bất cứ một đế quốc nào và trong sinh hoạt chính trị quốc gia, ông chủ trương thực thi dân chủ, "toàn dân chánh trị", và "chống độc tài dưới bất cứ hình thức nào". ông tranh đấu cho các quyền tự do dân chủ, và tuy không nói ra, nhưng ông mặc nhiên hoan nghênh, khuyến khích sự đa đảng, đa nguyên, là yếu tính của dân chủ, khi hô hào mọi người, trong lời Hiệu Triệu vào tháng 3 năm 1945: "Ủng hộ triệt để các đảng ái Quốc chân chính" hay trong Chương Trình của đảng Việt Nam Dân Chủ Xã Hội: "củng cố chánh thể Dân Chủ Cộng Hòa bằng cách đảm bảo tự do dân chủ cho toàn dân", "liên hiệp với các đảng phái để chống họa thực dân"...

 

Về kinh tế, ông chủ trương xây dựng kinh tế trên nguyên tắc chủ nghĩa xã hội. Nhưng khác với quan niệm Mác Xít chủ trương hủy diệt quyền tư hữu và cổ võ đấu tranh giai cấp, ông chủ trương tôn trọng quyền tư hữu và không đấu tranh giai cấp, như vậy quan niệm kinh tế của ông đúng thật là quan niệm kinh tế của trào lưu dân chủ - xã hội thịnh hành ở các nước Bắc Ấu và Tây Ấu.


Ông tuyên bố rõ trong bản Tuyên Ngôn: "Việt Nam Dân Xã đảng là một đảng cách mạng xã hội, chủ trương tổ chức nền kinh tế theo nguyên tắc chủ nghĩa xã hội: không để giai cấp mạnh cướp công quả của giai cấp yếu, làm cho mọi người đều được phục lợi cân xứng với tài năng và việc làm của mình, những người yếu đuối tàn tật thì được nuôi dưỡng đầy đủ. đặc điểm của Việt Nam Dân Xã đảng là, trong giai đoạn hiện tại, không chủ trương giai cấp đấu tranh giữa dân tộc Việt Nam vì lẽ ở xã hội Việt Nam hiện thời, trên 80 năm bị trị, chỉ có một giai cấp bị 'tư bản thực dân' bốc lột. Muốn tránh khỏi giai cấp đấu tranh về sau thì sự cấu tạo "xã hội Việt Nam mới" phải căn cứ trên những yếu tố không cho sanh trưởng giai cấp bốc lột và chỉ trợ trưởng một giai cấp một, tức là giai cấp sanh sản".

 

Trong chương trình hành động, ông đi vào chi tiết về một số chính sách kinh tế như sau: "Trọng quyền tư hữu tài sản đến độ không có hại đén đời sống công cộng. Dự bị một phần xí nghiệp quốc gia, một phần xí nghiệp quốc hữu hóa, một phần tự do cho tư nhân và ngoại kiều. Thi hành những biện pháp không cho bốc lột công nhân...". Về kinh tế, ông là một trong số ít rất hiếm hoi những người lãnh đạo Phật giáo đã kêu gọi tín đồ không nên đổ nhiều tiền bạc cho việc xây chùa, đúc tượng mà nên để dành nguồn tài lực này để làm những việc công ích. ông cũng là người duy nhất trên toàn nước Việt Nam và trong lịch sử Việt Nam đã đi diễn thuyết suốt gần 200 lần kêu gọi nông dân tăng gia sản xuất hầu cứu đói và phát triển kinh tế. Những lời kêu gọi khuyến nông, tăng gia sản xuất của ông hùng mạnh như những bài hịch ra trận, trước nạn hơn một triệu đồng bào ruột thịt bị chết đói trong năm 1945:

 

"Hỡi đồng bào, hỡi đồng bào.

Thần chết đã tràn vào Trung, Bắc.

Ngày lại ngày siết chặt giống nòi.

Lật qua các báo mà coi.

Thấy con số chết coi mòi kinh nguy.

Cũng tại vì Tây di bày kế.

Phái hoại nền kinh tế nước ta.

Dầu những kẻ vô tình với nước.

Cũng tỉnh hồn mơ ước tự do.

Tiếng vang độc lập reo hò.

Từ Nam chí Bắc nung lò khí thiêng.

Quyết phen nầy kết liên một khối.

đem máu đào tắm gội giang san...

Cả kêu điền chủ phú nông.

đứng lên đừng để ruộng đồng bỏ hoang...

Ta còn ngần ngại nổi chi.

Mà không cày cấy kịp thì hỡi dân.

điền chủ phải một phen chịu tốn.

Giúp áo quần, giúp vốn thêm lên.

Muốn cho dân được lòng bền.

Mua dùm canh cụ là nền khuếch trương.

Giá mướn phải thường thường dễ thở.

Xử ôn hòa niềm nở yêu nhau.

Cùng chung một giọt máu đào.

Phen nầy hiệp sức nâng cao nước nhà.

Kẻ phu tá cũng là trọng trách.

Cứu giống nòi quét sạch non sông.

Một phen vác cuốc ra đồng.

Thề rằng ruộng phải được trồng lúa khoai.

Mưa nắng ấy đâu nài thân xác.

Chí hy sinh dầu thác cũng cam.

Miễn sao cho cánh đồng Nam.

Dồi dào lúa chín gặt đem về nhà...

Gởi một tấc lòng son nhắn nhủ,

Khuyên đồng bào hãy rủ cho đông.

Nắm tay trở lại cánh đồng.

Cần lao, nhẫn nại Lạc Long tổ truyền".

 

Về lãnh vực xã hội, với tấm lòng từ bi của một vị Bồ Tát cứu đời, ông đã trình bày quyết tâm xây dựng một xã hội công bằng và nhân đạo trong tinh thần nhân bản Phật giáo: "ngày nay trình độ tiến hóa của nhơn loại đã tới một mức khả quan, đồng thời với tiến bộ về khoa học, thì ta có thể thực hành giáo lý của đức Phật Thích Ca Mâu Ni để thực hiện một xã hội công bằng và nhơn đạo. Thế nên với cái tâm hồn bác ái, từ bi mà tôi đã hấp thụ, tôi sẽ điều hòa với phương pháp tổ chức xã hội mới, để phụng sự một cách thiết thực đồng bào và nhơn loại".

 

"Bằng mọi biện pháp để đem lại cái phước lợi cho toàn thể chúng sanh". đó là tinh thần hành động Phật giáo mà Huỳnh Phú Sổ đã thực hiện đến tận cùng và đến hơi thở cuối cùng của đời ông. Chính ông, cách đây hơn 50 năm, đã phác họa những đường nét chính và đã dấn thân hành động trọn vẹn nhất, quyết liệt nhất, trên con đường hành động của Phật giáo thời đại. Chính ông là người khai mở một nền Phật giáo Việt Nam thời đại cho một thời đại Việt Nam Phật giáo. Tôn xưng, tán dương ông là Bồ Tát chính ở chỗ hạnh nguyện và hành động xả thân cứu nước và phụng sự dân tộc của ông.

 

7/ Hình thành một tôn giáo dân tộc mang màu sắc tam giáo đồng nguyên, tiếp nối truyền thống Phật Giáo Trúc Lâm Yên Tử đời Trần.

Huỳnh Phú Sổ tiếp nối truyền thống Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử đời Trần mang đặc chất Phật giáo Việt Nam chân truyền, nhập thế tích cực, yêu nước cao độ, thuần túy dân tộc, hưng thịnh sâu rộng trong nhân gian. ông đã tiếp nối giòng sinh mệnh Việt Phật, khai sáng Phật Giáo Hòa Hảo, một nền đạo học tâm linh và luân lý đạo đức xã hội đặc thù dân tộc, nhằm phục vụ quảng đại quần chúng và mang đầy hương sắc của văn hóa Việt Nam.


Ông đã thành công trong việc đưa Phật pháp vào tận mỗi nông dân, mỗi gia đình, xây dựng họ thành những công dân đạo đức, hữu dụng cho quốc gia dân tộc, và không những thế trao cho họ một tinh thần dân tộc, ái quốc cao độ, một niềm kiêu hãnh về nguồn gốc và lịch sử giống nòi, phá bỏ mặc cảm tự ti đối với ngoại nhân. Với đạo Phật siêu việt, đã được ông chế biến một cách tài tình thành pháp môn Học Phật Tu Nhân, với nền tảng là thuyết Tứ Ấn, và hơn thế nữa, đã được ông hiện đại hóa một cách xuất chúng nên mỗi tín đồ PGHH đã đưa trao một nội dung Phật chất trong sáng, thực tế, khả dụng và chính thời đại và quê hương cũng được trao cho một nội dung Phật chất mang tính từ bi, bình đẳng, trí tuệ và giải thoát có thể áp dụng trong mọi lãnh vực sinh hoạt từ chính trị, bang giao quốc tế đến kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, đạo đức và môi sinh.


Phật giáo là nền tảng của PGHH bởi vì Huỳnh Phú Sổ lựa chọn con đường: "Nối theo chí Thích Ca ngày trước" để "Nhìn Phật giáo mà tìm cái lý, coi tại sao ta phải tu hành". Lựa chọn Phật đạo để tu hành là một sự lựa chọn trí tuệ, khôn ngoan, khoa học, hợp truyền thống đạo lý dân tộc và cũng hợp thời đại. Với Phật đạo ông đã có một truyền thống giải thoát tâm linh hơn 25 thế kỷ với một rừng kinh điển phong phú, cao siêu nhất mà không một tôn giáo nào có thể ngang hàng, và đồng thời ông cũng có một truyền thống tín ngưỡng sâu dày hai ngàn năm trên quê hương Việt Nam, không một tôn giáo nào khác có thể so sánh. Nhưng không những thế, ông còn mang thêm tinh thần Nho Giáo, Lão Giáo và những tinh thần đặc thù của dân tộc: Tam giáo đồng nguyên trong tình tự dân tộc, đó là nét đặc sắc của PGHH.


Sự tổng hợp này không làm PGHH mang tính cách ba phải, hổn tạp vì nó được xây dựng một cách dứt khoát, vững chắc và ưu việt trên nền tàng Phật đạo, Nho, Lão chỉ là những yếu tố phụ được thêm vào cho phù hợp với truyền thống bao dung và tổng hợp văn hóa của Việt Nam, như công thức Tam giáo đồng nguyên đời Trần.


Nếu Phật đạo mất đi thế đứng trung tâm và chủ đạo thì công thức này sẽ tan vỡ vì Nho, Lão hay bất cứ một tôn giáo, một ý hệ nào khác mà ưu thắng thì cũng đều không đủ sự bao dung, khai phóng và hùng lực để dung chứa và tổng hợp tất cả. Trong lịch sử Việt Nam, sự ưu thắng của Nho giáo trong thời Lên, Nguyễn là một đại họa cho dân tộc và thực chất chỉ là sự Hán hóa, nô lệ hóa Việt Nam về mặt văn hóa, tôn giáo, tư tưởng, họa thuật mà thôi. Và đó là nguồn gốc của các thảm họa trong suốt 200 năm nay khi Việt Nam phải đối diện với Tây Phương.


Tuy cùng xuất phát từ ấn độ và Trung Hoa nhưng tam giáo Phật, Nho, Lão đã ăn sâu vào tâm hồn, nếp sống của con người và xã hội Việt Nam sau 20 thế kỷ thích nghi, hội nhập và hòa đồng vào truyền thống văn hóa, tín ngưỡng Việt Nam. Trong sự hòa hợp tam giáo này, Phật giáo là chủ đạo bao trùm tất cả, tổng hợp, điều hòa tất cả, vừa là nền móng, vừa là bầu khí tinh thần, tâm linh của quốc gia, trong khi đó Nho giáo được xử dụng trong lãnh vực luân thường đạo lý, xử thế tiếp vật của cuộc sống thực tế và Lão giáo được tiếp thu qua nhân sinh quan tự tại, an nhàn, siêu thoát, hòa hợp với thiên nhiên, hòa đồng với vũ trụ. Trên căn bản tam giáo đẹp đẽ, phong phú và hoàn hảo này, một đạo dân tộc là Phật Giáo Hòa Hảo đã ra đời như một sản vật tiêu biểu, đặc thù, như một đứa con có đầy đủ tinh hoa của tổ tiên, giòng họ, của truyền thống văn hóa Việt Nam.


Học Phật Tu Nhân gắn liền với đạo làm người của Khổng giáo: "Khuyên trai gái học theo Khổng Mạnh, Sách thánh hiền dạy đạo làm người" (Kệ Dân). Tuy khác xa về mực độ tâm linh, nhưng ở bình diện luân lý đạo đức xã hội thì đạo nhân của Khổng giáo rất gần gủi với quan niệm từ bi của đạo Phật và tánh thiện của mọi người khi mới sinh ra mà Khổng Tử đã dạy không khác bao xa với quan niệm tất cả chúng sanh đều có Phật tánh bình đẳng như nhau mà Phật Thích Ca đã thuyết giảng: "Sách Thánh đạo ghi trong Tam Tự, Người mới sanh tánh thiện trời dành" (Giác Mê Tâm Kệ). Tam cương (quan hệ vua tôi, thầy trò, cha con), ngũ thường (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín) hay tam tòng (theo cha, theo chồng, theo con) và tứ đức (công, dung, ngôn, hạnh) của người phụ nữ theo Nho giáo không khác gì nhiều với bi, trí, dũng của đạo Phật và những nguyên tắc đạo lý chi phối mối quan hệ gia đình, xã hội mà đức Phật đã dạy trong kinh Thiện Sanh.


Những khuôn phép luân lý Khổng Mạnh, cũng như những giáo lý cao siêu Phật giáo, được  Huỳnh Phú Sổ giới thiệu cho quần chúng bình dân một cách rất giản dị nhưng đầy đủ; "đi thưa, về cũng phải trình. Công dung ngôn hạnh thân mình phải trau", "Chữ Thánh Hiền mới được nôm na. Ta thỏa chí hô hào trung nghĩa...". điểm đặc sắc và siêu việt của Huỳnh Phú Sổ là ông đã giới thiệu một đạo Việt-Phật, một đạo Phật thuần túy Việt Nam, không lai căng, không nô lệ Phật giáo ấn độ, Trung Hoa, cũng như một quan niệm Việt-Nho, Nho giáo Việt Nam, thoát khỏi mọi xiềng xích của giáo điều Nho giáo từ chương, ước lệ của Hán Tộc, nhất là quan niệm trung quân mù quáng, để quy hướng về quan niệm ái quốc, hiếu nghĩa của đạo lý dân gian Việt Nam.


điểm đặc thù của văn hóa Việt Nam, mà PGHH là một bằng chứng sinh động, là sự tổng hợp, dung hòa nhiều nguồn tư tưởng, văn hóa, tôn giáo khác biệt nhau. Dung hòa Khổng giáo nhập thế tích cực qua hình ảnh mẫu người quân tử xông pha phụng sự xã hội với quan niệm vô v