Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔ và Phật giáo thời đại (17)

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 3627 | Cật nhập lần cuối: 2/3/2016 8:53:28 AM | RSS

Chương tám: Nội dung Phật Pháp của Phật Giáo Hòa Hảo.


D- Sơ giải về Tứ Diệu đế:

1/ Khổ đế: gồm các sự khổ trong đời.

2/ Tập đế: Gồm có các tập nhơn sanh ra quả khổ.

3/ Đạo đế: Gồm có tám đường chánh.

4/ Diệt đế: Phương pháp diệt khổ, hưởng quả Niết Bàn.


Sơ giải:

A/ Khổ đế: Đức Phật nói rằng tất cả chúng sanh trong cõi trần nầy chịu muôn ngàn khổ não, kể chẳng xiết, nhưng có thể tóm tắt lại làm tám điều, vì trong tám điều ấy nó có thể nảy ra muôn ngàn khổ não kia.


1/ Sự sanh khổ:... phải chịu sự tối tăm, tù túng, chẳng thấy trời trăng, bị bao bọc ràng rịt, thai nhi bị sự nuôi dưỡng bằng tinh huyết của mẹ, lúc mẹ đau ốm thì thai nhi yếu ớt, lúc mẹ làm lụng mệt nhọc, thai nhi chẳng yên, lúc mẹ đói cơm, thai nhi dường như cái túi bị treo chẳng cững, lúc mẹ ăn uống no bụng, thai nhi bị sự lấn ép của bao tử và ruột rất nhọc nhằn. Khi đúng ngày giờ sinh phải chun ra cửa sản môn ô uế như hai viên đá ép mình, khi ra khỏi mình mẹ, cảm thấy hơi gió cắt da, đau nhức khó chịu nên cất tiếng khóc để tỏ ý chẳng bằng lòng với cảnh cực nhọc.


Xét như vậy nên Phật mới cho sanh là khổ, mà chúng ta là người học đạo, xét cho chí lý đều cũng phải công nhận sự nhận xét của Phật rất đúng vậy.


2/ Sự già khổ: Hễ sanh ra thì lớn, lớn rồi tất phải già, xét nghĩ trong tuổi thanh xuân, đời sống cứng cỏi, hoạt động hăng hái, đi đứng lẹ làng, nói năng bặt thiệp, xác thịt mạnh mẽ, học hỏi dễ dàng, tỏ tai mắt sáng, thấy biết nhiều điều. ô hô, mà nay sao lại răng rụng mắt mờ, ù tai, choán óc, da nhăn má cóp, gối mõi lưng khòm, nằm ngồi chậm chập, đi đứng xép xiêng, ăn uống đổ tháo, bọn trẻ dễ khinh, già đành nhờ cậy, đi tay nương gậy, phế việc dân quan, tinh thần hao kém, khí lực hầu tàn, thoạt nhớ thoạt quên, nhiều khi lầm lẫn, tóc bạc da mồi, lắm điều lao nhọc.


Vậy nên Phật mới cho sự già là khổ, mà chúng ta cũng không thể nào không chấp nhận.


3/ Sự đau khổ: Nghĩ vì thân thể con người sanh ra cõi trần, có lớn già thì tất nhiên yếu đuối, nếu đã yếu đuối ắt ăn ngủ chẳng được điều hòa, thêm ngoài ra bốn mùa thay đổi tám tiết xoay  vần, do nơi thân già yếu đuối cảm những tà khí mà sanh ra bịnh tật. ôi, hễ thân huyển giả này mang lấy bịnh tật rồi, nào là cơn tỉnh, cơn mê, tay chân nhức nhối, gan ruột quặn đau, phổi héo tim hô, kẻ mang lao mang phổi, phương đàm ho suyễn, người thì đui, cùi lở lói, bại xuội sưng tê, thang thuốc chẳng an, khẩn nguyền không giảm, cầu sống chẳng đặng, cầu chết chẳng xong.


Vậy thử hỏi khách trần gian ai mà không muốn xa muốn tránh, mà nào ai được khỏi? Muốn tránh, tránh chẳng được, lại đa mang, như còn khổ não về bịnh tật, bút nào mà tỏ ra cho hết.


4/ Sự chết khổ: Vật chi mà sanh trong cõi trần gian theo các công lệ tự nhiên, hễ có sanh ra thì phải có ngày tiêu diệt. Còn cái thân con người của ta do nơi tứ đại (đất, nước, gió, lửa) mà hiệp thành, có bền chắc chi đâu mà tránh khỏi ngày tan rã?


Tại sao mà gọi thân tứ đại hiệp thành? Xét rằng tuy là ta thấy có sự cấu tạo của cha mẹ mà thành thân của ta, nhưng mà cái thân này suy gẫm cho kỹ lại: thịt và xương cốt là chắt đặc nên thuộc về đất, máu huyết chất lỏng nên thuộc nước, hơi thở của ta thuộc về gió, sự ấp áp của ta thuộc về lửa.


Nhờ bốn món ấy chung hợp lại mới thành cái xác thịt của ta. Nếu hễ đến ngày tàn tạ rồi thì xương thịt rã ra hườn lại đất, máu huyết chảy ra hườn lại nước, hơi thở dứt đi thì trở lại với gió, sự ấm áp dứt đi thì nó trở lại cái nóng của mặt trời... Nhờ xác thịt mà học họi, kinh nghiệm việc đời, xử sụ tiếp vật, đeo đắm theo lợi lợi danh danh, tài tài sắc sắc, không có chịu tra cứu phân biệt cho rõ giả chơn, ý thức sai lầm, nhận không rằng có, nhận có rằng không, thấy tà nói chánh, gặp chánh tưỏong tà, rồi cũng do sự sai lầm ấy mà nhận huyễn thân này làm thiệt thân của mình, mãi lo o bế sửa sang, dồi mài cạo gọt, cưng nó, dưỡng nó như: tích trữ cơm tiền, kiếm tìm thanh sắc để cho nó vui, xây dựng cửa nhà cho nó ở (vẫn biết rằng ở trong đòi ai cũng phải lo thân, nhưng mà người hiểu đạo, biết rõ cái thân của mình tạm mượn trong thời gian để học hỏi nên lo vừa chừng, chẳng bỏ xác ấy có cái khác, còn người không hiểu đạo thì bo bo giữ nó bằng lối ích kỷ mê lầm) ấy là muốn cho nó được trường tồn, kịp đến khi tử thần gõ cửa, số vô thường đã tới, sanh ra muôn ngàn kinh hãi, thần trí hôn mê, rất trìu mến cõi đời, cửa nhà vợ con, mà không làm sao sống được nữa, nên lúc ấy kẻ phùn mang trợn mặt, người chắt lưỡi nghiến răng, lăn lộn giật mình, kêu than thảm thiết. Xét coi lúc ấy khổ là dường nào"...


Nói về cái khổ của con người thì không cách gì liệt kê cho đầy đủ. Thống thiết như đức Phật đã nói: "Nước mắt của chúng sanh nhiều hơn nước trong bốn biển" cũng không diễn tả hết nổi khổ của con người. "Sanh là khổ, già là khổ, bịnh là khổ, chết là khổ, sống chung với người mình không ưa thích là khổ, xa lìa những người thân yêu là khổ, mong muốn mà không được là khổ, tóm lại, chính thân ngủ uẩn là khổ", đó là nguyên văn lời đức Phật dạy trong kinh Chuyển Pháp Luân.


Thật ra, con người ngày nay còn chịu nhiều cái khổ hơn thế nữa, chính yếu là khổ vì chiến tranh, vì chế độ hà khắc, vì bị tù tội, bị mất các quyền tự do và các nhân quyền, vì đói lạnh, thất nghiệp, vì làm việc cực nhọc đầu tắt mắt tối, vì kinh tế khủng hoảng, vì thiên tai, vì cướp bóc, hãm hiếp, vì bị đày ải, áp bức, vì nợ nần, vị kiện tụng...


Tuy trình bày sự thật đau khổ của kiếp người, nhưng đạo Phật là đạo rất lạc quan, rất tích cực vì nó biết rõ nguồn gốc của khổ là do con người tự tạo ra, nên nó đặt trọn vẹn nền tảng giáo lý trên khả năng tự cứu của con người thật sự có khả năng diệt khổ đau, trói buộc, để được giải thoát và an lạc. Tập đế, nguyên nhân sinh ra đau khổ chính là vô minh và ái dục của con người. Nên Diệt đế, chân lý cao thượng về sự diệt khổ là xa rời tâm ái dục, sinh ra bởi vô minh và chấm dứt hoàn toàn mọi sự đau khổ, được đức Phật trình bày tiếp theo trong Kinh Chuyển Pháp Luân, chính là bát chánh đạo.


Huỳnh Phú Sổ cũng đã dành một phần quan trọng để trình bày về bát chánh đạo như sau và diễn giảng rộng hơn, dài hơn rất nhiều so với lời dạy của đức Phật trong kinh Chuyển Pháp Luân (điều đáng ngạc nhiên: tứ diệu đế, trong đó có bát chánh đạo, là mấu chốt, nền tảng của đạo Phật mà lại được chính đức Phật trình bày quá ngắn ngủi, chỉ có mấy trang).

 

E- Luận về Bát Chánh

Trừ xong ba nghiệp chướng (của thân, khẩu, ý) hãy làm theo tám điều chánh, và sau khi diệt được thập ác rồi, tự nhiên mười điều lành hiện ra, như thế ta đã đi thêm được một bước trên con đường đạo Hạnh. Những sự tấn bộ ấy không có nghĩa là đạt được mục đích. Thế nên, cần phải hành luôn đạo Bát Chánh tiếp theo, vì đó là quyển kinh nhật tụng của những ai muốn thoát chốn mê đồ, tấn triển trên đường giải thoát.


Bát Chánh gồm có:

1/ Chánh kiến

2/ Chánh tư duy

3/ Chánh nghiệp

4/ Chánh tinh tấn

5/ Chánh mạng

6/ Chánh ngữ

7/ Chánh niệm

8/ Chánh định


1.- Chánh kiến: Chánh: đúng sự thật, kiến: thấy, xem xét. Chánh kiến: dòm ngó, xem đúng theo sự thật.


Phàm con người thường hay bị bản ngã lôi cuốn, trí mờ ám làm cho sai chạy ít nhiều sự thật. Khi vì thiếu sự sáng suốt, khi vì tư thù, khi vì lợi kỷ, khiến cho con người không biết đường ngay nẻo thẳng nên sự phán đoán không cônb bình chánh đáng, làm cho kẻ khác chịu oan tình. Vì thế, mục Chánh Kiến dạy ta phải đem trí năng truy cứu sự rắc rối, cẩn thận xem xét tránh sự lạc lầm trong khi phê đoán bất cứ việc gì, dầu của mình hay của kẻ khác. Sự quan sát cực điểm, cách xét đoán tận tường, tránh cho ta những tà kiến (sự xem xét lầm lạc) sai chạy, khiến ta dẹp bản ngã đã làm cho trí tuệ mịt mờ, u ám, giúp cho ta hiểu biết rõ ràng, minh bạch, cách phán đoán được ngay thẳng công bình.


Chẳng thế, nó còn giúp cho ta hiểu biết các điều tục lụy trong trần, biết được lẽ mầu nhiệm tôn giáo khiến ta xua đuổi các điều tà mị, bỏ các sự hay mê, trở về với đạo lý, thoát đọa hồng trần. Nó tránh cho ta tất cả sự giả dối và nhớ thế nên ta khỏi bị lạc lầm trong khi hành đạo.


2.- Chánh tư duy: Tư tưởng chơn chánh. Sanh ở trong trần con người thường bị các thị dục cám dỗ: lợi danh, quyền tước, nghĩa vợ tình chồng... cái tư tưởng đã rù quyến tâm trí mãi mãi quay cuồng vào những sự ấy không thể nào thoát lý ra được. ấy về phần tà.


Phần chánh dạy rằng: tâm cần phải bình, tánh cần phải tịnh, giữ tư tưởng cho thanh cao, trí ráng tìm cái chân lý, chân lý ấy là cái đạo của mình đối với nhân loại, của mình đối với Trời Phật, của mình đối với mình. Vì vậy hãy đặt tư tưởng mình vào công cuộc tìm phương cứu giúp sanh linh trong vòng trầm luân oan nghiệt. Hãy tin tưởng Phật Trời và cầu nguyện đấng Thiêng Liêng ban bố phước lành cho nhân chúng. Hãy tìm con đường giải thoát cho mình bằng cách lạc đạo an bần, xả thân tu tỉnh.


3.- Chánh Nghiệp: Việc làm chánh đáng ngay thẳng.


Đối với kẻ xuất gia đầu Phật, ngoài những lúc tham thiền nhập định, những khi trì tụng, kinh hành, những khi đọc kinh viết sách, những lúc công quả cho nhà Thiền, chẳng có làm việc chi có thể tạo thành ác nghiệp cả.


Những kẻ tại gia cư sĩ, trái lại, còn cần phải lo kế sinh nhai, mưu cuộc sống còn, tóm lại cũng tại vì xác thân mình ra cả. Tuy nhiên, dầu đời sống của họ có bị sự sinh nhai chi phối song cái chi phối ấy, khác hẳn với kẻ gian tà đạo tặc, chẳng có việc làm gì xảo trá bất nhân. Trong cuộc mưu cầu cho lẽ sống, họ cũng nguyện bỏ những nghề nghiệp gây tai hại cho con người: nuôi điếm, bán á phiện, buôn rượu, đầu cơ, cho vay cắt cổ, v.v...


Đành rằng những người buôn bán ấy không có ép bạn hàng, song tại có họ làm các nghề nghiệp ấy, con người mới bị hư hỏng, trụy lạc, hoang đàng, trà đình tửu điếm... Họ là đồng lõa mà phạm nhân là những kẻ nghiện ngập say sưa.


Thế nên mục Chánh Nghiệp răn cấm chúng ta làm các nghề ấy.

Kẻ tại gia cư sĩ cũng chẳng sát hại vô cớ các sanh vật, hoặc không đánh đập, chém đâm ai có thể gây ra nhiều điều tội lỗi.


4.- Chánh tinh tấn: Tín ngưỡng chơn chánh và lướt tới.


Phái vô thần luận thường cho rằng thân xác tức là con người. Thân còn tức là người còn, thân mất, người mất. Không có Thánh, Thần, Trời, Phật, không quả báo luân hồi, cũng chẳng có tội, có phước, có vía, có hồn. đời là thân xác con người, sống là tranh đấu, mạnh được yếu thua. Thế nên biết bao nhiêu mánh khóe gian hùng, bao nhiêu ngón điêu ngoa xảo trá, boa nhiêu tàn bạo ngược ngang đều được đem ra dùng cả thảy.


Vì vậy, mục Chánh tinh tấn nầy khuyên hãy rán giữ đức tin cho mạnh mẽ. Dầu các thị dục có lớn lao thế mấy, dầu cho có sức lực gì cám dỗ hay bức bách bỏ lòng tín ngưỡng Phật trời đặng theo việc khác, các sự ấy cũng chẳng thể lôi kéo được. Và ta luôn luôn phải nhớ đến công việc cứu vớt quần sanh thoát nơi khổ hải của đức Thế Tôn, phải nhớ rằng sanh linh đang chìm đắm trong bể hồng trần, rằng ngày giờ nào còn có kẻ trong chúng sanh chịu khổ, thì ta cũng phải khổ vì họ vậy, rằng ta có cái bổn phận giác ngộ trần trần gian bỏ những oan trái luân hồi cay nghiệt.


Muốn thế trước hết phải tìm phương tự giác, nhắm cảnh Niết bàn tấn tới, quyết chí tu hành đắc thành đạo quả hầu dắt dìu bá tánh thập phương xa miền tục lụy. Người bỏ hết các sự rầu buồn, các điều tà vạy, dẹp lục căn, lục trần và rán làm cho tinh thần được thêm sáng suốt, rèn luyện các đức tánh cho thiện mỹ, yên tịnh, hỉ lạc, nghiêm trang quyết gắng công phu, một lòng bước tới Niết bàn đặng có tế độ chúng sanh thoát khỏi luân hồi quả báo.


5.- Chánh mạng: Sanh mạng chân chánh, trong sạch.


Ở đời, người ta hay lấy xác thân mình làm gốc và hay quý trọng săn sóc nó. ấy cũng do lục căn mà ra: nhãn, nhĩ, tỹ thiệt, thân, ý. Mắt ưa xem sắc đẹp, tai ưa nghe tiếng hay, mũi ưa ngửi hương thơm, lưỡi ưa đồ ngon béo, thân ưa sự sung sướng, ý ưa chức phận cao.


Người ta tìm đủ phương thế bổ dưỡng thân xác mìnhlàm cho trí tuệ càng ngày càng thêm mờ ám, ngu đần, không còn lo lắng đến sự tiêu diệt.

Thế nên, hãy xa lánh những điều làm tinh thần bị đen tối, bỏ hết đài các xa hoa, thân mình tự chủ để tìm chỗ bất diệt bất sanh, thiền định đặt làm thể, trí tuệ đặt làm mạng, linh hồn nhập liên hoa, siêu sanh vào cõi Niết Bàn.


6.- Chánh ngữ: Lời nói chơn thật.

Lục căn làm cho con người nhiễm lục trần.


Vì muốn nuôi dưỡng xác thân nên mới sanh ra các điều ham hố là nguồn cội các tội lỗi. Trong những tội lỗi ấy cũng có nghiệp chướng của miệng lưỡi: lưỡng thiệt (làm cho thiên hạ bất hòa nhau), ỷ ngôn (lời chưỡi mắng kẻ dưới tay), ác khẩu (tiếng độc ác tục tằn chưởi  rủa Thần Thánh), vọng ngữ (nói láo, nói huyễn hoặc).


Hãy tập lời nói mình cho chân chánh, đúng với sự thật, hãy bỏ hết những xảo ngôn tráo chác, những tiếng thô lỗ cộc cằn, phàm những khi bàn luận việc chi, phải nói tỏ tường ngay thẳng. đối với kẻ dưới bề trên, lời nói phải cho hiền lương đức hạnh và những sự khuyên dạy chỉ bảo kẻ khác làm theo lẽ phải đều có ích lợi cho chúng sanh và đều hạp với tinh thần đạo đức.


7.- Chánh niệm: Ghi nhớ chân chánh.

Còn cũng tưởng, mất cũng tưởng, có cũng tưởng, không cũng tưởng, thành cũng tưởng, bại cũng tưởng, thương cũng tưởng, ghét cũng tưởng... Thất tình lục dục bắt buộc con người phải phí biết bao tâm cơ, bao nhiêu trí não phụng sự nó. Danh lợi, cảm tình, uy quyền, phú quý... được hằng ngày ghi nhớ. Vì thế con người mãi mãi lăn lộn trong sáu đường không thoát khỏi vòng sanh tử.


Để thoát chỗ luân hồi bỏ cuộc đời lầm than hoạn họa, hãy rán tưởng niệm phương pháp hành đạo, bỏ các điều phù phiếm, ghi nhớ công lao đức Phật đối với quần sanh, bia tạc vào lòng những điều Phật giáo. Phải nhớ rằng thân xác do tứ đại (đất, nước, gió, lửa) tạo thành và sớm muộn gì nó cũng sẽ bị tan rã. đặng vậy, ta mới bỏ được các sự xúc động, các mối dục tình tránh điều khổ lụy do nó gây nên.


8.- Chánh định: Suy gẫm chân chánh.


Con người thường hay có những ý định làm cho mình được sáng thêm lên, được giàu thêm lên, được sung sướng thêm lên... nghĩa là những ý định hoàn toàn nhỏ nhen thấp thỏi. Họ không hiểu rằng cuộc đời là giả tạm, nay vầy mai khác, thân thế lạc luân, của cải, gia tài như đám phù vân trước gió, nước bọt, mây bèo. Những cái sanh, cái bịnh, cái lão, cái tử được đặt lên cuộc đời của người này rồi đến người khác... rồi đến người khác nữa, nghĩa là cả nhân loại không thiếu sót một ai. Thế mà, họ vẫn cuốn cuồn tâm trí theo bả lợi danh, mùi phú quý, đi theo những vụn vặt, tiểu ti eo hẹp.


Họ không hiểu được rằng kiếp phù du của trần thế, có cái gì không di không dịch, vĩnh viễn trường tồn. Nếu lấy sự thiền định phá tan màn u minh che phủ, thì thấy rằng ở cảnh ấy con người sẽ hết buồn hết khổ, hết quả báo luân hồi. Và khi ta dùng sự chánh định dẹp tan hết các phiền não rầu buồn, phá tan các làn sóng thị dục lôi kéo vào những nẽo tà, tâm ta chẳng còn xao động, trí ta tỏ rạng như trăng rằm, một màu sáng suốt, không nhiễm ô cảnh ngoại, sứt tuyệt hết sự phàm trần, lần bước đi đến cõi Giải thoát".


Phần bát chánh đạo nầy được trích từ cuốn "Cách Tu Hiền Và Sự ăn ở Của Một Người Bổn đạo" (quyển sáu), được viết vào tháng 5 dương lịch năm 1945, tại Sài Gòn, khi đó Giáo Chủ Huỳnh Phú Sổ được 26 tuổi.


Đây là lối văn được viết cách đây đúng 50 năm, và lối văn bình dân của người Nam Bộ. Có một số tăng, ni, Phật tử chê những lời thuyết giảng của Huỳnh Phú Sổ quá bình dân, tầm thường, nông cạn, kém cỏi hay giáo lý Phật giáo Hòa Hảo không có gì cao siêu, mới mẽ hay không phải là Phật pháp chân chánh của đức Phật Thích Ca. Bát chánh đạo là nền móng của đạo Phật, bất luận tông phái Phật giáo nào, tại bất cứ quốc gia nào và ở bất cứ thời đại nào cũng đều công nhận như thế. đặc biệt đối với các tăng sĩ và Phật tử thuộc Phật giáo Nam Tông, hay Nguyên Thủy, hay Tiểu Thừa (ngày nay và từ hàng thế kỷ nay, các nước này không có ni, kh&