Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔ và Phật giáo thời đại (4)

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 3181 | Cật nhập lần cuối: 2/3/2016 8:53:28 AM | RSS

Chương ba:

Cuộc đời của Huỳnh Phú Sổ.


Sự liên hệ chặt chẽ, bất khả phân ly giữa Phật Giáo Việt Nam cận đại và Phật Giáo Hòa Hảo, cũng như giữa đức Phật và tăng, ni, Phật tử Việt Nam với cư sĩ và đồng thời là giáo chủ Huỳnh Phú Sổ có thể được chứng minh và cô động trong một câu nói của chính Huỳnh Phú Sổ: "đối với toàn thể tín đồ Phật Giáo, tôi vẫn không quên rằng tôi là một đệ tử trung thành của đức Phật Thích Ca". Và đặc tính của nền Phật Giáo thời đại, nhập thế, dấn thân do Huỳnh Phú Sổ sáng lập cũng được tóm gọn đầy đủ, xúc tích trong một lời tuyên bố lừng danh của Huỳnh Phú Sổ:


"Tôi tin chắc rằng giáo lý giải thoát chúng sanh (của đức Phật Thích Ca) chẳng những được truyền bá ở Thiền Lâm, mà còn phải được thực hiện trên trường chánh trị". ông giải thích thêm:

"Theo như sự nhận xét của tôi về giáo lý nhà Phật do đức Thích Ca Mâu Ni Phật đã khai sáng, lấy chủ nghĩa từ bi bác đại đồng đối với tất cả chúng sanh làm nồng cốt, thì tôi nhận Ngài là một nhà cách mạng triệt để về tư tưởng, vì những câu "Nhất thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh" và "Phật cùng đồng nhất thể bình đẳng với chúng sanh". đã có những sự bình đẳng về thể tánh như thế mà chúng sanh còn không bằng được Phật là do nơi trình độ giác ngộ của họ không đồng đều, chớ không phải họ không thể tiến hóa ngang hàng với Chư Phật được. Nếu trong cõi nhân gian này còn có chúng sanh tiền tiến áp bức những chúng sanh lạc hậu thì là một việc trái hẳn với giáo lý chơn chánh ấy. Giáo lý do đức Thích Ca Mâu Ni Phật không áp dụng được một cách thiết thực trong đời của Ngài, là do hoàn cảnh xã hội của ấn độ xưa không thuận tiện. Ngày nay, trình độ tiến hóa của nhơn loại đã tới một mức khả quan, đồng thời với sự tiến bộ về khoa học, thì là có thể thực hành giáo lý ấy để thực hiện một xã hội công bằng và nhơn đạo. Thế nên với tâm hồn bác ái, từ bi mà tôi đã hấp thụ, tôi sẽ điều hòa với phương pháp tổ chức xã hội mới, để phụng sự một cách thiết thực đồng bào và nhơn loại" (Báo Nam Kỳ, ngày 29.11.1946, Sấm Giảng Thi Văn Toàn Bộ, t 481).


Chỉ một lời tuyên bố ứng khẩu trích dẫn ở trên, Huỳnh Phú Sổ đã tóm lược tài tình cốt tủy, tinh hoa, chủ đích của đạo Phật cũng như phác họa thần diệu mục tiêu, đường hướng và phương pháp của Phật Giáo Hòa Hảo, một nền Phật Giáo thời đại, nhập thế, dấn thân tích cực. Chỉ lời tuyên bố trên đây cũng đủ để đưa Huỳnh Phú Sổ thành một Phật tử lớn, một thiền sư lớn, một nhà tư tưởng Phật Học đặc sắc, độc đáo, một nhân vật có tầm cỡ vĩ nhân của Phật Giáo Việt Nam và Phật Giáo thế giới trong thế kỷ 20.


Sự độc đáo và vĩ đại của Huỳnh Phú Sổ được giới trí thức quốc tế công nhận, dù bị giới trí thức Việt Nam và trí thức Phật Giáo Việt Nam, do thiếu thông tin, thành kiến nông cạn, sai lầm, không biết đến và đề cập đến: Bộ Bách Khoa đại Từ điển có thẩm quyền nhất thế giới, bộ The New Encyclopaedia Britannica đã công nhận Huỳnh Phú Sổ là một triết gia Việt Nam "Huỳnh Phú Sổ is a Vietnamese philosopher... "(Vulume 6, Micropaedia, 1987, trang 18).


Chữ triết gia đối với Việt Nam là một chữ tầm thường, nhưng đối với Tây Phương là một chữ phi thường. Lý tưởng của đạo đức và chính trị Tây Phương, như Platon mơ mộng, không phải là sự ngự trị của những quốc vương triết gia (Philosopher-King) hay sao? Không một Phật tử, thiền sư hay nhân vật Phật Giáo Việt Nam nào khác thế kỷ 20 này được đánh giá như vậy. Và quả thật Huỳnh Phú Sổ đã vượt qua tất cả... Những nhân vật lẫy lừng của Phật Giáo Việt Nam thời đó như các thiền sư Khánh Hòa, Khánh Anh, Thiện Chiếu, Giác Tiên, Trí độ, Lê đình Thám... hay về sau này như Trí Quang, Thiện Minh, Trí Thủ, Thiện Ha, Nhất Hạnh, Thanh Từ... đều không thể nào so sánh với Huỳnh Phú Sổ vì Huỳnh Phú Sổ được coi như là hóa thân của Bồ Tát và những hiểu biết của ông xuất phát từ Tuệ Giác và những hành động của ông là những hạnh nguyện của tâm đại từ bi. ông dã vượt qua mức độ phàm phu và đã đạt đến trình độ của thánh nhân.

Học giả Phạm Công Thiện tán dương ông là "đại bồ tát" không phải không có lý do. Nhân dân Nhật Bản ca ngợi thiền sư Nhật Liên của họ là đại bồ tát, thì Phật tử Việt Nam ca ngợi Huỳnh Phú Sổ là đại bồ tát cũng không có gì quá đáng. Có ai, trong suốt mấy  ngàn năm lịch sử Việt Nam, khi chỉ mới 19 tuổi, đã thành lập một tôn giáo mới (thật ra là một tông phái mới của Phật Giáo), đã có những viễn kiến đi trước thời đại và được hàng triệu người tôn thờ như là Giáo Chủ? Chỉ có Huỳnh Phú Sổ, một thanh niên quê quán ở làng Hòa Hảo trên đồng bằng sông Cửu Long.


 A/Cuộc đời thanh thiếu niên


ông sinh ngày 25 tháng 11 năm Kỷ Mùi, tức ngày 15/1 năm 1920, tại làng Hòa Hảo, gần Vàm Nao, quận Tân Châu, tỉnh Châu đốc, một tỉnh miền Tây nằm sát bên nước Cao Miên và trên sông Cửu Long (Tiền Giang), trong một gia đình nông dân, con của ông Hương Cả (người đứng đầu trong làng) Huỳnh Công Bộ và bà Lê Thị Nhậm. Lúc nhỏ ông thường bịnh hoạn, đau yếu, xanh xao, chỉ đi học trường làng, và đã đậu bằng tiểu học tại Tân Châu, nhưng đến năm 15 tuổi phải nghỉ học vì lý do sức khỏe. ông được điều trị bởi nhiều thầy thuốc và bằng nhiều cách nhưng bịnh tình càng ngày càng trầm trọng và theo đuổi suốt quãng đời thiếu niên của ông. Mãi cho đến khi ông 18, 19 tuổi, bỗng nhiên ông hết bịnh và trở thành một thanh niên mạnh khỏe, tuấn tú, da mặt hồng hào, tươi sáng, tướng bộ chững chạc, trang nghiêm.

Từ thuở bé, ông đã có căn tính của một người tu hành, ông không thích đàn địch, ca hát, cười dỡn như các bạn cùng trang lứa, lúc nào ông cũng trầm tư, mặc tỉnh, thích ở nơi thanh vắng, yên tỉnh. ông lại rất hổ thẹn và phản đối ngay khi nghe song thân bàn chuyện kiếm người bạn đời cho ông.

Dù mới chỉ học xong tiểu học và chưa từng nghiên cứu Phật Học, ông bỗng nhiên có một kiến thức Phật Học uyên bác, và hơn thế nữa, một khả năng "xuất khẩu thành thơ" biến những kiến thức Phật Học thành những bài thơ giảng đạo đi sâu vào lòng quần chúng bình dân, ít học. Ngoài ra ông làm thơ bằng chữ Nho một cách tinh thông, xuất sắc dù không học chữ Nho. Không những thế, ông còn bỗng nhiên có tài chữa bịnh, kể cả những bịnh nan y dù chưa từng học về y khoa. Ngày 18 tháng năm năm Kỷ Mão, tức ngày 4/7 năm 1939, Huỳnh Phú Sổ tuyên bố khai lập đạo Phật Giáo Hòa Hảo, khi ấy ông chỉ mới 19 tuổi.

 

B/-Cuộc đời hành đạo


Sau ngày khai đạo, ông thực hiện hai công việc chính là thuyết pháp và chửa bịnh, mà trong đó thuyết pháp là chính, trị bịnh chỉ là phương pháp nhất thời, trợ duyên cho việc hoằng pháp như ông đã giải trình trong "Sứ Mạng đức Thầy": "Phương pháp của ta tùy trình độ cơ cảm của tín nữ thiện nam, trên thì nói Phật Pháp cho kẻ có lòng mộ đạo quy căn gây gốc thiện duyên cùng Thầy Tổ, dưới dùng huyền diệu của tiên gia trị bịnh để cho kẻ ít căn lành nhờ được mạnh mà cảm lòng từ bi cua chư vị..." Thời gian trị bịnh chỉ kéo dài trong mấy tháng đầu khai đạo, cho tới đầu năm 1940 là chấm dứt, còn việc thuyết pháp, độ sanh và đem tinh thần đạo Phật vào cuộc đời, ông đã tích cực, liên tục thực hiện không mệt mỏi cho đến khi ra đi vào năm 1947. Chỉ 27 năm xuất hiện trên thế gian và từ khi khai đạo, chỉnh hành hoạt trong 7 năm, thế nhưng Huỳnh Phú Sổ đã để lại một sự nghiệp lớn lao mà không một Tăng, Ni, Phật Tử nào trong thế kỷ 20 này có thể so sánh được.


Như Jesus Christ  cũng trị bịnh lúc khai đạo Thiên Chúa, Huỳnh Phú Sổ đã trị bịnh và chữa lành cho nhiều bịnh nhân mà không cần dùng dược liệu, thuốc thang cũng như kh6ng dùng các phương thuật phù thủy thịnh hành đương thời. Người bịnh thường được ông cho uống nước lạnh, hoặc nhai một bông cúc, bông trang, lá xoài, lá ổi thường được trồng rất phổ thông ở khắp nơi, hoặc nuốt nguyên vào bụng một thẻo giấy màu vàng bằng ngón tay chớ không đốt thành than pha vào nước lạnh rồi uống như thói quen thời đó. đặc điểm của ông là mỗi khi trị bịnh cho ai ông đều khuyên bịnh nhân nên tin tưởng ơn trên Trời, Phật, cầu nguyện chí thành thì sẽ được gia hộ và niệm Phật: "Thành lòng nước lã nên hồ, Hữu tâm chí đức cam lồ Phật ban". Chỉ với lòng thành tin rằng đây là "thuốc Phật", là "cam lồ Phật ban", bịnh nhân uống nước lạnh, nhai bông, lá trong vườn và lành bịnh. Từ đó quần chúng tin tưởng Huỳnh Phú Sổ là một vị Phật hóa hiện để cứu nhân độ thế. Một số trường hợp chửa bịnh cụ thể như sau được ghi nhận như một em bé bị bịnh ban đỏ (sởi) được ông chửa lành trong một đêm bằng cách cho uống lá ổi, ông Tạ Quốc Bửu bị bịnh phân nửa khuôn mặt nổi sần lên và lở như lác, được ông chửa lành trong vài ngày bằng cách cho uống một ly nước lạnh, bà Chung Bá Khánh đai bịnh ruột dư, bác sĩ bịnh viện Saint Paul Sài Gòn tiêm thuốc cho gom mũ để bữa sau mỗ, được Huỳnh Phú Sổ chửa lành tức thời bằng cách cho ăn một trái cam và nhiều trường hợp khác ông chữa lành cho hàng ngàn bịnh nhân, kể cả những bịnh nhân đang ở trong tình trạng hấp hối... mà Tây y và y học cổ truyền cũng bó tay không chửa trị nổi.


Trị bịnh chỉ là phương tiện nhất thời thể hiện ý nguyện từ bi cứu khổ và chỉ là một chiếc cầu gây tín tâm hướng về Phật pháp nơi quần chúng bình dân, truyền đạo, rao giảng Phật pháp, khuyên người đời ăn hiền ở lành, lo tu hành Phật đạo mới là công việc chính, thường trực và không ngừng nghỉ của Huỳnh Phú Sổ. ông giảng dạy giáo lý của đức Phật Thích Ca mà ông có sứ mạng truyền bá như một sứ mạng thiêng liêng nhất:


"Ta thừa vưng sắc lịnh Thế Tôn

Xuống hạ giới truyền khai đạo Pháp"


Nếu biết rõ đức Phật vẫn xử dụng các từ ngữ thông dụng đương thời, thuộc các tôn giáo khác, như "Phạm Thiên", "Bà La Môn" v.v... để mọi người đương thời đều hiểu, ta sẽ không ngạc nhiên khi thấy Huỳnh Phú Sổ thường xử dụng những từ ngữ bình dân trong dân gian, không có trong từ ngữ Phật học, như"Thượng đế", "Hạ giới", "Sắc lịnh" v.v... để dễ dàng truyền bá Phật pháp cho giới bình dân thôn quê. Theo các nhân chứng thời đó kể lại thì ông đã tận tâm tận lực bình đẳng thuyết giảng Phật Pháp cho mọi người đến nghe đạo hay trị bịnh, không phân biệt sang, hèn, giàu, nghèo, thân, sơ. Nhiều khi ông đã liên tục thuyết pháp cả ngày lẫn đêm vì thính giả thập phương đến nghe đông đảo.


Theo ông Nguyễn Văn Hầu, trong cuốn Thất Sơn Mầu Nhiệm thì: "Với một giọng nói thanh tao, êm dịu, khi bỗng lúc trầm, lưu loát mà rõ ràng, khi cao siêu, khi giản dị, Ngài giảng giải cho quần chúng nghe giáo lý nhà Phật và phương pháp tu hành. Ngài thuyết pháp không ngưng, không vấp... Một nhà báo ở Sài Thành (ông Hiền Sĩ) nói về đức Huỳnh Giáo Chủ trong hơn 30 bài báo, có phê bình tài hùng biện và khoa ngôn ngữ của Ngài bằng câu "thao thao bất tuyệt" và cho rằng Ngài "chiếm giải quán quân về phương diện diễn thuyết". Nhà lãnh tụ nhóm "Tranh đấu" là Tạ Thu Thâu chưa chắc có thể so sánh với đức Thầy về môn diễn thuyết và nói trước công chúng được. Lại nữa, lời văn của đức Thầy còn có mãnh lực hấp dẫn quần chúng một cách phi thường nên thính giả nhiều khi mủi lòng rơi lệ, liền phát bồ đề tâm, quy y đầu Phật. Nhiều nho sĩ văn gia, nhiều trí thức tân học đỗ cao (cử nhơn, tấn sĩ) đều bái phục đức Thầy vì tài ba, vì đức hạnh. Thật Ngài là một bực thượng trí anh tài, một bực sinh nhi tri vậy".


Thính giả đến nghe giảng ngày càng đông và ngôi nhà của thân sinh ông trở thành một đạo tràng thuyết pháp, một ngôi chùa lúc nào cũng đông đảo thiện nam tín nữ từ khắp nơi về và bị nhà chức trách dòm ngó. Nên ông đã có lần nhờ thân sinh lên quận xin phép đổi cái nhà của ông thành một ngôi chùa, lấy tên là Kim Sơn Tự.


Tuy chỉ xuất hiện trên đời 27 năm, ông đã để lại một khối lượng kinh sách đáng kể, tổng cộng khoảng 150.000 chữ, bằng văn xuôi và văn vần, phần lớn đều là ứng khẩu và đại đa số là văn vần, nghĩa là thơ, dưới các hình thức thơ lục bát, song thất lục bát, thất ngôn bát cù, trường thiên thất ngôn, ngũ ngôn. Như các vị Giáo chủ thời xưa, những bài giảng của ông phần lớn đều ứng khẩu thuyết giảng cho đệ tử, tín đồ nghe và những người này ghi chép lại. Một phần khác thì do ông đích thân viết và theo các nhân chứng thuật lại, thì ông viết rất tự nhiên, không suy nghĩ, không gạch xóa sửa chửa và viết một mạch không ngừng cho đến khi hoàn tất. đặc điểm của thơ văn Huỳnh Phú sổ là ngôn từ rất giản dị, rõ ràng, dễ nhớ, ai đọc cũng hiểu nhưng rất hàm súc và hoàn toàn phù hợp với kinh sách Phật Giáo. Nhờ đó ngay cả những người dân quê không biết chữ vẫn có thể hiểu và học thuộc lòng hàng trăm câu thơ khuyến tu, truyền đạo của ông. Không những đặc biệt trong việc truyền giảng Phật Pháp, là giảng bằng thơ và thơ hết sức bình dân, mà việc phổ biến các tác phẩm Phật Học này cũng rất đặc biệt: là một số tín đồ có giọng tốt học thuộc lòng và đi diễn ngâm khắp đồng bằng Nam Bộ và những tín đồ khác, có hoa tay, thì lại chép các bài thơ sấm giảng này thành 100 bản, 200 bản và luân chuyền khắp nơi, với vài trăm người như thề hàng trăm ngàn ấn bản có thể phổ biến dễ dàng và sâu rộng (sau này nhờ một tín đồ có quốc tịch Pháp là bà Trần Văn Tâm đứng xin giấy phép xuất bản nên ấn bản đầu tiên của Sấm Giảng Phật Giáo Hòa Hỏa mới được in). Cho đến năm 1965, khoảng 800.000 ấn bản các tác phẩm của Huỳnh Phú Sổ đã được in và đến năm 1975 thì trên một triệu quyển đã được in ra. Không một tác giả Phật Giáo nào, và có lẽ ít có một tác giả Việt Nam nào, cho đến nay, có được một số lượng tác phẩm được phát hành lớn lao như thế.


Qua phương pháp trị bịnh thần diệu và truyền giảng Phật Pháp một cách giản dị, dễ hiểu, dễ nhớ, chỉ trong một thời gian ngắn ngay trong năm 1939, "Câu Tư Hòa Hảo" tức thanh niên 20 tuổi Huỳnh Phú Sổ, đã được dân chúng tôn sùng, quy ngưỡng như một vị giáo chủ và ngôi nhà của ông tại làng Hòa Hảo trở thành thánh địa.


 Nông dân đã đáp ứng một cách nồng nhiệt bằng cách quy y nhập đạo, ngày càng đông đảo, giới điền chủ, trí thức nghi ngờ, dè dặt và nhiều người đã thử thách đến viết những bài thơ chữ Hán, là thứ chữ Huỳnh Phú Sổ chưa bao giờ học, để thử tài ông. ông đã họa lại và khiến các nhà nho này khâm phục. Như Thầy Bảy Tốt ở Long Xuyên đến so tài làm thơ bằng chữ Hán, có hôm làm không kịp với Huỳnh Phú Sổ, ông phải rút trọn một câu trong sách thuốc Thọ Thế đưa vào bài thơ, bị Huỳnh Phú Sổ vừa cười vừa chọc: "ông hết chữ rồi nên mới rút tới câu đó". Một hôm khác nhân đọc câu "Trần Di ngủ say câu thành tựu" trong bài Diệu Pháp Quang Minh của Huỳnh Phú Sổ, ông bèn hỏi: "Bạch Ngài, tôi e chữ thành tựu chưa có ai dùng. Phải chăng Ngài đã lẫn lộn? "Huỳnh Phú Sổ trả lời về xem lại bộ Tứ Thơ thì sẽ thấy. ông về tra lại nhưng không thấy, đến hỏi, được Huỳnh Phú Sổ cho biết là chữ thành tựu được lấy ra từ hàng chữ cháu con "nhứt nhứt thành tựu". Một nhà nho khác là ông Huỳnh Hiệp Hòa ở Long Xuyên đến đưa một bài thơ bằng chữ Nho, Huỳnh Phú Sổ đã viết liền không suy nghĩ một bài thơ họa lại cũng bằng chữ Nho, bài "Hồi đầu điểm đạo chuyển phong cương". Hay ông Nguyễn Kỳ đức cũng ở Long Xuyên đến trình một bài thơ chữ Nho, hỏi Huỳnh Phú Sổ về vận nước ngã nghiêng, thì ông đã ngay lập tức họa lại một bài thơ chữ Nho để đối đáp lại, bài "Thiên ký Lạc Hồng đắc ngũ niên". Hay ông Ba Thận ở Tân Châu làm hai bài để thử tài và chất vấn Huỳnh Phú Sổ nhưng đã được Huỳnh Phú Sổ trả lời ngay những điều ông muốn hỏi dù ông chưa kịp xuất trình hai bài thơ đó. Không những biết chữ Hán rất uyên thâm, ông đọc kinh bằng 18 thứ tiếng khác nhau.


Các nhà Tân Học thì lại thử thách Huỳnh Phú Sổ bằng cách đặt những câu hỏi hóc búa liên quan đến kiến thức mới hay đến tình hình. Như Bác sĩ Trần Lũy ở Rạch Giá hỏi: "ông có thể cho tôi biết quan niệm của ông về thuyết Darwinisme? ". Huỳnh Phú Sổ ung dung trả lời: "Phải ông muốn hỏi tôi về vấn đề ông Darwin cho rằng thỉ tổ của loài người là khỉ chăng?... Nếu quả thật khỉ là thỉ tổ của loài người thì từ mấy chục ngàn năm nay nó đã thành người hết rồi, trong rừng sẽ không còn con khỉ nào. Còn như nói người là biến thân của khỉ cũng như con ếch là biến thân của con nòng nọc, thì khi sanh ra loài người phải có đuôi như khỉ, đến lớn lên cái đuôi đó rụng như đuôi nòng nọc mới phải chớ". Chỉ học tới tiểu học (lớp năm) mà Huỳnh Phú Sổ bác thuyết tiến hóa của Darwin như thế thì cũng khác chính xác, hợp lý.


Chớ nếu hỏi "Darwinisme là gì với "các ông đạo" ở miền Tây thì các ổng chắc chắn sẽ... á khẩu. ông bác vật (thời đó kỹ sư ở miền Tây được gọi là bác vật) Nguyễn Văn Thời, gốc Rạch Giá hỏi: "Giáo chủ nói chuyện độc lập, vậy khi người Phái đi khỏi xứ này rồi, ai sẽ giúp ta thiếp lập hệ thống đường xá cầu cống để phát triển kinh tế? Làm sao ta có đủ kỹ thuật, nhân tài, vật lực để làm những việc hệ trọng đó?". Huỳnh Phú Sổ trả lời: "Sau khi Thực Dân Pháp ra đi sẽ có các nước văn minh khác trên thế giới giúp Việt Nam giải quyết vấn đề đó". Thật là gọn, nhưng đây cũng là lời tiên tri.


Một trí thức tân học khác yêu cầu giải thích một cách khoa học về hiện tượng ông đọc được tư tưởng của người khác. Huỳnh Phú Sổ trả lời như sau: "Tôi là một cái máy thâu thanh nhạy và mạnh hơn máy thâu thanh của người thường. Những ý nghĩ trong trí ông thể hiện thành những làn sóng, người thường như cái máy thâu thanh yếu không thể bắt được những làn sóng đó, còn tôi nhờ có máy thâu thanh mạnh hơn nên bắt được làn sóng của ông. Có người kêu là lục thông, giác quan thứ sáu". Giải thích như thế là rất khoa học (tuy nhiên "lục thông" không phải là giác quan thứ sáu, có lẽ chỉ là một cáh nói bình dân cho mọi người hiểu).


Có người lại hỏi một vấn đế khá tế nhị: "Tại sạo đi đâu ông cũng ở nhà những người giàu có, chớ không thấy ở nhà kẻ nghèo hèn? ". Huỳnh Phú Sổ ung dung trả lời: "Nhà giàu như cáo gò, nhà nghèo như cái hố. Tôi ở nhà giàu cũng là để ban cái gòn xuống cho cái hố nhờ cậy".


Thật là tuyệt và đúng tinh thần xã hội Phật Giáo, khác hẳn với tinh thần của chủ nghĩa xã hội Mác Xít, nghĩa là không cưỡng bức, sắt máu, chỉ đánh thức từ tâm của họ để họ phát tâm từ bi cứu khổ, giúp nghèo. Quan niệm Phật giáo về giàu, nghèo là do ở nguồn gốc thiện nghiệp hay ác nghiệp trong quá khứ. Người giàu có là nhờ làm việc việc phước đức từ đời trước và ngày nay nếu họ giàu có hay có dư dã thì phải nên cúng dường, trao tặng cho người nghèo khó, giống những cành cây sây trái quá nặng, nếu không hái bớt thì sẽ dễ dàng bị gãy.


Còn "ban cái gò xuống cho cái hố nhờ cậy" cũng được ông cụ thể hóa trong tuyên ngôn và chương trình của Việt Nam Dân Chủ Xã Hội đảng, tức là tiết chế tư bản và bảo vệ quyền lợi của tầng lớp lao động.


Cách ứng xử của ông rất linh động, uyển chuyển, chớ không hẳn là chỉ gần gủi giới giàu có: khi ông quận trưởng Tân Châu Nguyễn Văn Lễ đem xe hơi đến rước thì Huỳnh Phú Sổ đã từ chối và đi thuyền của một tín đồ dân thường, ông nói: "Tôi đâu có thể thiên vị kẻ giàu mà phụ bạc kẻ nghèo". Nhân tiện ông giảng dạo cho ông Chủ Quận: "Song thân ông có tu nhơn tí