Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔ và Phật giáo thời đại (7)

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 4735 | Cật nhập lần cuối: 2/3/2016 8:53:28 AM | RSS

Chương ba: Cuộc đời của Đức Huỳnh Phú Sổ


G. Những ngày hoạt động cuối cùng của Huỳnh Phú Sổ


Tại miền Tây, sự xung đột giữa Việt Minh và Phật Giáo Hòa Hảo gia tăng, tạo một không khí căng thẳng, nghiêm trọng trong hàng ngũ những người chống Pháp, nên Huỳnh Phú Sổ đã đồng ý tham dự một phiên họp hòa giải với đại diện Việt Minh tại Tân Phú, đồng Tháp Mười và đêm 16/4/1947. Tại đây ông bị Việt Minh ám hại. Toàn bộ kế hoạch giành thế chủ động kháng chiến miền Nam cho các lực lượng dân tộc bị gãy đổ và từ đó, tại đồng bằng miền Nam cũng như trên khắp toàn quốc Việt Minh độc quyền lãnh đạo kháng chiến chống Thực Dân Pháp. Và cũng từ đó trên chính trường Việt Nam, chỉ còn hai thế lực đối đầu: CS và toàn khối dân tộc kháng chiến chống ngoại xâm đối đầu với Thực Dân Pháp và những thế lục tay sai. Các phần tử kháng chiến không CS bị kẹp cứng và bị nghiền nát trong một cạm bẫy lịch sự khắc nghiệt, đau đớn: ở ngoài bưng kháng chiến thì bị ám hại, về thành thì bị coi như đầu hàng giặc Pháp.


Vì thất bại không chủ động lãnh đạo kháng chiến nên các lực lượng dân tộc bị gạt ra ngoài dòng vận hành chính của lịch sử. Lịch sử từ đó trở đi chỉ còn là sự thư hùng của hai thế lực CS bản xứ do CS Quốc Tế chỉ đạo và chống CS do các phần tử tay sai ngoại bang lãnh đạo. đa số nhân dân không có con đường nào khác hơn là ủng hộ, tham gia kháng chiến chống ngoại xâm theo truyền thống anh hùng của dân tộc.


Kết cục là dân tộc và Việt Minh đã thắng, đất nước bị chia đôi do cục diện chiến tranh lạnh và sự can thiệp của các cường quốc. CS thống trị miền Bắc, từ 1954. Tại miền Nam, Pháp thua trận ra đi, Hoa Kỳ thay thế và đưa Ngô đình Diệm về cai trị bằng một chế độ gia đình trị và Thiên Chúa Giáo trị.


Quốc dân Việt Nam và các lực lượng dân tộc, dân chủ bị nghiền nát thành tro bụi giữa hai chế độ phi dân tộc và phản dân chủ.


Huỳnh Phú Sổ và biết bao nhà ái quốc vĩ đại khác đã ra đi không trở lại và nhân dân Việt Nam bị đánh đắm và chết đuối giữa đại dương độc tài, chiến tranh, nô lệ, chậm tiến và hận thù, phân hóa cùng cực... Hãy khóc lên đi hỡi quê hương yêu dấu...


Cuốn Phật Giáo Hòa Hảo Trong Dòng Lịch Sử Dân Tộc của ông Thành Nam cho biết một bối cảnh rộng lớn hơn và những nguyên nhân sâu xa hơn đưa đến việc Huỳnh Phú Sổ bị ám hại. Đó là việc toàn thể các lực lượng kháng chiến không CS tại miền Nam, được kết hợp trong Mặt Trận Quốc Gia Liên Hiệp, mà chủ tịch, hay người lãnh đạo tối cao, là Hoàng anh, tức Huỳnh Phú Sổ, quyết định kháng chiến độc lập, ngoài sự lãnh đạo của Việt Minh và muốn đoạt thế chủ động kháng chiến tại miền Hậu Giang, bằng chiến lược rút lực lượng quân sự về miền Tây, tức chiến khu 8 đồng Tháp và chiến khu 9 U Minh, tạm bỏ chiến khu 7 cho tướng Nguyễn Bình của Việt Minh tunh hoành. Ngoài ra trên mặt chính trị và ngoại giao, kết hợp với các lãnh tụ đảng phái quốc gia tại miền Bắc, đã bị Việt Minh đánh bật ra khỏi Hà Nội và đang lưu vong ở Trung Hoa, thành một mặt trận rộng lớn hơn là Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Toàn Quốc. đây là nổ lực đe dọa sự độc quyền lãnh đạo kháng chiến của Việt Minh và đương nhiên là đảng Cộng Sản, chính đảng lãnh đạo Việt Minh, với quan niệm chính trị theo kiểu Stalin, tất nhiên đã có kế hoạch để ngăn chận và phá hoại ý đồ này. Cho nên việc ám hại Huỳnh Phú Sổ, một ủy viên của Ủy Ban Hành Chánh Nam Bộ, tức chính quyền Việt Minh tại miền Nam, không hẳn là quyết định tùy hứng của một cấp tỉnh ủy viên, mà có lẽ xuất phát từ giới lãnh đạo cao cấp của Việt Minh. Số phận Huỳnh Phú Sổ đã gắn liền với sinh mệnh của phong trào kháng chiến thuần túy ái quốc và dân tộc tại miền Nam. Tác giả Thành Nam đã đánh giá đúng tình hình khi viết: "Nhưng đại sự đã bị ngừng trệ và mục tiêu chiến lược nói trên của các tổ chức đấu tranh quốc gia miền Nam đã không thực hiện được nữa. Biến cố xẩy ra đêm 16/4/1947 đã làm thay đổi tất cả: Việt Minh Cộng Sản ám hại vị lãnh đạo Phật Giáo Hòa Hảo trong một phiên họp tại địa điểm Tân Phú, đồng Tháp Mười. Toàn bộ kế hoạch tiến chiếm giành thế chủ động, mà một số chiến sĩ quốc gia đương thời hay gọi là "chiến thuật liên khu miền Tây" tiếp theo là biến cố 16/4/1947 kể trên, đã đưa cuộc diện miền Nam vào một khúc quanh quan trọng, tạo thay đổi lớn lao từ đó về sau"(trang 395).


Những nỗ lực của Huỳnh Phú Sổ và các lực lượng kháng chiến dân tộc đã không thay đổi được tình thế, là Việt Minh, dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản, đã nắm được chính nghĩa kháng chiến, đã giành được chính quyền trên toàn quốc, từ Nam chí Bắc ngay từ mùa thu năm 1945. đã quy tụ được đại đa số những người yêu nước, đã nhận được sự hổ trợ, hy sinh vô tận của nhân dân và lãnh đạo thành công cuộc kháng chiến chống Pháp.


Nhưng những nỗ lực ám hại Huỳnh Phú Sổ và những nhân vật ái quốc tên tuổi khác của những người lãnh đạo Việt Minh cũng đã không thay đổi được tình thế, là Việt Nam bị phân làm hai, đất nước bị chia cắt, và phải mất 15 năm núi xương sông máu với năm triệu người chết và những hy sinh, tốn thất lớn lao, vô bờ bến, không thể tưởng tượng nổi của cả dân tộc, để tái lập sự thống nhất. Sự ra di của những nhà ái quốc chân chính, như Huỳnh Phú Sổ, chỉ có lợi cho những kẻ yêu nước giả dối và những nhà "quốc gia" giả mạo. Sự bất khoan dung của những người Cộng Sản giáo điều và tình hình lưỡng cực của thế giới sau đệ nhị thế chiến đã đưa đến việc thành lập một chính quyền không Cộng Sản tại miền Nam với những thành phần lãnh đạo là những con cờ của ngoại bang. Năm 1954, 1955 nếu Huỳnh Phú Sổ vẫn còn thì cục diện Việt Nam sẽ đi về đâu?


Cuốn "Thất Sơn Mầu Nhiệm"của Dật Sĩ và Nguyễn Văn Hầu cho biết những chi tiết về việc Huỳnh Phú Sổ bị ám hại như sau: "Vì trong bưng địch quân (quân Pháp) đốt phá nên vào lúc 9 giò tối ngày 23/3/1947 đức Thầy chuẩn bị cuộc di binh khởi hành tại Vàm Vè. đến 6 giờ sáng bữa sau, đoàn binh đến thôn Thủy đông. Chiều bữa đó, đoàn binh di chuyển đến thôn Thuận Nghĩa Hòa (chiến khu 8) vào lúc 9 giờ tối. Lúc đó chi đội 4 và 25 của Bình Xuyên đóng tại Sông Soài và Vịnh Sao. đức Thầy ở gần Bộ đội Lưu động số 2 đóng tại Cái Cỏ. Ngày 5/4/1947 vào lúc 2 giờ chiều, đức Thầy đi từ giã anh em trong Chi đội 4 và 25. đến 5 giờ chiều đức Thầy di binh về miền Tây. Vào lúc 1 giờ khuya đêm đó, đức Thầy đến trạm gác của Chi đội 18 (Việt Minh). đến 6 giờ sáng, đoàn binh đã Gãy (kinh Gãy). Vào lúc 8 giờ sáng, đức Thầy đến chợ Tháp Mười, 1 giờ trưa Ngài đến chợ Cái bào, 2 giờ chiều đến Ba Sao, 5 giờ chiều đến vàm kinh Phong Mỹ, 3 giờ rưỡi khuya đến ngọ Ba Răng... để cứu vãn tình thế, đức Thầy đã từ giả chiến khu 7 (Miền đông) trở về chiến khu 9 (Miền Tây) vì Ban Hòa Giải gồm có ông Hoàng Du Khương (Việt Minh) Linh Mục Nguyễn Bá Luật (Công Giáo) ông Mai Văn Dậu (PGHH) đã trở thành vô hiệu.


Đức Thầy đặt văn phòng gần ngọc rạch Ba Răng, thôn Phú Thành (Long Xuyên), tại nhà ông Bí Thơ (Dân Xã đảng) Ban Chấp Hành thôn ấy, nghĩa là kế cận Chi đội 30 Vệ Quốc đoàn Việt Nam do ông Nguyễn Giác Ngộ chỉ huy và Bộ đội Lưu động số 2 do ông Trần Văn Soái chỉ huy.


Cách mấy bữa sau, đức Thầy có được thư mời dự hội nghị của Trần Văn Nguyên, đặc phái viên kiêm thanh tra chính trị miền Tây Nam Bộ. đức Thầy nhận lời. Thế là ngày 15/4/1947 lối 7 giờ sáng, đức Thầy xuống ghe đi với ba người chèo, bốn cận vệ quân, ông đại đội trưởng đại đội 2 chi đội 30 và ông Huỳnh Hữu Thiện (thư ký văn phòng đức Thầy). Kể luôn đức Thầy thì trong ghe có tất cả 10 người, võ trang 4 mi tray dết, 3 súng lục.


Lối 8 giờ sáng, ghé tới chợ Ba Răng, Trần Văn Nguyên xuống bến chợ đón rước đức Thầy. Mười lăm phút sau, đức Thầy đứng lên diễn thuyết tại chợ này. Trước một số thính giả khá đông, Ngài kêu gọi hai bên Việt Minh và Dân Xã nên gát bỏ thù hiềm cá nhân để chung lo vận mạng của nước nhà. Trần Văn Nguyên đứng lên nối lời đức Thầy và cũng kêu gọi đoàn kết.


Bữa ấy, đức Thầy dùng cơm trưa với Trần Văn Nguyên trong một căn phố gần đó. Lối 12 giờ trưa, Trần Văn Nguyên và một người thư ký xuống ghe đi chung với đức Thầy đến văn phòng ủy ban hành chánh tỉnh Long Xuyên đóng tại ngọc rạch đốc Vàng Hạ (thôn Tân Phú).


Tại đây, đức thầy và Trần Văn Nguyên có thảo ra nhiều tờ hiệu triệu kêu gọi hai bên đừng xô xát nhau và bố cáo cho dân chúng biết rằng hiện giờ các vị chỉ huy cao cấp hai bên đang bắt tay nhau lo việc hòa giải.


Sau khi dùng cơm chiều tại đây xong, đức Thầy xuống ghe lại nhà một tín đồ ở gần đó chừng 300 thước để nghỉ.


Bữa sau, nghĩa là ngày 16/4/1947, lối 7 giờ sáng, đức Thầy trở lại chỗ cũ hội đàm với Trần Văn Nguyên và giàn xếp nhiều vụ xung đột. ông Ngô Trung Hưng, đại đội trưởng đại đội 2.30 và một nhân vật của Trần Văn Nguyên được phái đi các thôn trong tỉnh Long Xuyên để hòa giải đôi bên.


Sau khi dùng cơm trưa tại đây xong, đức Thầy xuống ghe nghỉ. ông Huỳnh Hữu Thiện vẫn còn ở trên văn phòng với Trần Văn Nguyên. Vào khoảng 12 giờ trưa, đại đội 66 chi đội 22 do Bửu Vinh (ủy viên quân sự Việt Minh tại Long Xuyên) chỉ huy kéo binh kích xung quanh văn phòng và trao cho ông Thiện một bức thơ gởi đức Thầy, yêu cầu Ngài cho yết kiến. Xem thơ xong, đức Thầy bước lên văn phòng (ở trọn trong vùng binh của Bửu Vinh). Bốn tự vệ quân của đức Thầy cầm súng đứng bốn góc văn phòng.


Khi hầu chuyện với đức Thầy, Bửu Vinh có cử chỉ rõ rệt cừu thị. Mãi đến 3 giờ chiều, Bửu Vinh đưa ra một bản phúc trình báo cáo rằng ở Lấp Vò, Vàm Cống (Long Xuyên), Dân Xã giết Việt Minh nhiều lắm nên y yêu cầu đức Thầy đến tận nơi giàn xếp, đức Thầy trả lời: "để rồi tôi sẽ phái người đến đó". Bửu Vinh nhứt quyết buộc đức Thầy phải đi.


Đến đây cuộc bàn cãi trở nên sôi nổi. Mặc dù biết mình đang ở trong vòng vây, đức Thầy cũng không tỏ vẻ khiếp đảm. Trái lại, Ngài biện luận hùng hồn làm cho đối phương nhiều phen im lặng.


Sau rốt, Bửu Vinh cũng nhứt định yêu cầu đức Thầy phải đi. Thấy thế, đức Thầy ưng thuận đi nhưng với điều kiện là Bửu Vinh phải cùng đi với đức Thầy. Bưu Vinh từ khước và trả lời: "Nếu một nhân viên cao cấp của chánh phủ đi với những người trong đoàn thể Hòa Hảo thì cần phải có bộ đội Vệ Quốc đoàn võ trang theo ủng hộ".


đức Thầy trả lời với giọng đanh thép: "Nếu quý ông nói vậy, tại sao tôi có một ít người, không bộ đội ủng hộ mà dám đi vào sào huyệt của quý ông? Như thế là quý ông không thành thật".


Bửu Vinh trả lời không được nên chịu đi và mời đức Thầy tới văn phòng của y rồi sẽ đi luôn thể. đức Thầy hứa chịu. Bửu Vinh rút binh ra đóng căn cứ phía ngoài vàm.


Liền khi đó, Trần Văn Nguyên trao cho đức Thầy một mảnh giấy và nói rằng: "Tôi vừa tiếp được tin điện của Ủy Ban Hành Chánh Nam Bộ gởi xuống mời ông và tôi lập tức trở về miền đông dự phiên họp bất thường". Sau khi xem, đức Thầy nói: "Tôi không thể trở về miền đông dự phiên nhóm này vì cần phải ở lại đây giải quyết cho ổn thỏa những vụ xung đột". Trần Văn Nguyên cho biết y phải đi 6 giờ chiều ngày đó mới kịp thì giờ.


Trời sẫm tối, Trần Văn Nguyên từ giã đức Thầy.


Y lời hẹn, đức Thầy xuống he ra văn phòng Bửu Vinh, có một liên lạc của Ủy Ban Hành Chánh dẫn đường.


Trời tối như mực. đi một đỗi xa xa bỗng trên bờ có tiếng la: "Ghe ai đó? Tại sao giờ này đã thiết quân luật mà còn dám đi?".


- "đi ra văn phòng ông Bửu Vinh" người liên lạc trả lời.

- "Ghe ghé lại". Một tiếng khác tiếp theo.

đèn chóa rọi xuống ghe và có người ra lịnh trình giấy tờ. ông Thiện lật đật chạy lên cho coi giấy. Thì ra người hỏi đó là Bửu Vinh. Y hỏi ông Thiện: "ông Ủy Viên đặc Biệt có dưới ghe không? ".

- "Có" đức Thầy ở dưới ghe vội vã trả lời.


Bửu Vinh mời đức Thầy lên văn phòng. Ngài liền đi với bốn tự vệ quân.


Văn phòng này đặt trong một ngôi nhà ngói. đức Thầy ngồi bàn giữa tiếp chuyện với Bửu Vinh, còn bốn tự vệ quân thì cầm súng đứng hai bên cửa, cách đức Thầy một thước tây.


Mười phút sau, lối 7 giờ rưỡi tối, bọn Việt Minh ở ngoài đi vô 8 người chia ra cặp nách bốn tự vệ quân của đức Thầy và đâm chết ba người. Người thứ tư, anh Phan Văn Tỷ, tức Mười Tỷ nhờ võ giỏi và trí lanh nên thoát khỏi, chạy ra ngoài có bắn một loạt mi tray dết.


Lúc anh Mười Tỷ né khỏi mũi dao găm của một trong hai chiến sĩ Việt Minh cặp nách anh thì người chiến sĩ kia bị đồng chí của mình đâm trúng té quị. Vừa lúc đó thì đức Thầy, tù trước đến giờ vẫn tình tĩnh, lẹ làng thổi tắt đèn. Trong văn phòng tối thui, không ai biết đức Thầy đi đâu cả.


Tiếng súng nổ dữ dội... ông Thiện nhảy xuống rạch tẩu thoát. Ba anh chèo ghe chạy trước về báo tin cho các tướng lãnh hay.


Tiếng tù và nổi lên liên hồi, làm chấn động một gốc trời Tây. đoàn dân quân cương quyết đi báo thù. Nhưng vào lúc 12 giờ khuya, một người tín đồ PGHH ở gần chỗ xẩy ra cuộc bạo hành, chạy ngựa mang đến Phú Thành một bức thơ chính của đức Thầy trao tận tay ông ta.


Bức thư ấy như vầy:

"ông Trần Văn soái và ông Nguyễn Giác Ngộ.

Tôi vừa hội hiệp với ông Bửu Vinh bỗng có sự biến cố xẩy ra, tôi và ông Bửu Vinh suýt chết, chưa rõ nguyên nhân, còn điều tra, trong mấy anh em phòng vệ không biết chết hay chạy đi, nếu có ai chạy về báo cáo rằng tôi bị bắt hay là mưu sát thì các ông đừng tin và đừng náo động.

Cấm chỉ đồn đãi, cấm chỉ kéo quân đi tiếp cứu, hãy đóng quân tại chỗ.

Sáng ngày tôi sẽ cùng ông Bửu Vinh điều tra kỹ lưỡng rồi sẽ về sau.

Phải triệt để tuân lịnh.

Ngày 16/4/1947, 9 giờ đêm.

(có ký tên)


Vì bởi có lịnh của đức Thầy nên anh em sĩ binh Dân Xã cùng Ban Chỉ Huy các bộ đội phải triệt để tuân lịnh.

Thế là từ ngày 16/4/1947 đến nay không ai biết đức Thầy lưu trú phương nào". (trang 275-181).

(ở đây có bức thư, thủ bút của đức thầy trang 100)


Những chi tiết khá đầy đủ, chính xác như trên đặt ra một số vấn đề.


- Thứ nhất, về chuyện "Hòa Hảo giết Việt Minh". Khi đó, trước khi Huỳnh Phú Sổ bị ám hại, cũng như từ cuộc tổng khởi nghĩa vào mùa thu năm 1945, chính quyền trên toàn quốc rơi vào tay của Việt Minh và từ cuối năm 1945 đến đầu năm 1947, chính quyền Việt Minh đã có đủ thì giờ để xây dựng lực lượng công an, bộ đội và guồng máy công quyền, tuy chưa đầy đủ, hùng mạnh nhưng đủ để triệt hạ các thành phần khác và làm chủ tình thế. Việc em ruột của Huỳnh Phú Sổ và các nhân vật lãnh đạo khác của PGHH bị xử tử công khai vào cuối năm 1945 tại sân vận động Cần Thơ, sau cuộc buổi tình chống Việt Minh vào tháng 8 cùng năm, là một bằng chứng. Nên chính quyền Việt Minh giết hại các thành phần bất đồng chính kiến khác thì có, và có bằng chứng rất nhiều, chớ có ai, lực lượng nào dám và có đủ lực lượng để đối đầu với Việt Minh? Nên sự cáo buộc trên không hẳn đúng sự thật.


Trong một cuộc hội nghị vào cuối năm 1946, giáo sư Phạm Thiều, biệt hiệu Trường Phong, ủy viên tuyên huấn Ủy Ban Hành Chánh Nam Bộ (Việt Minh) có chỉ trích hành vi của tín đồ Hòa Hảo ở miền Hậu Giang, đức Thầy trả lời: "đứng về mặt tôn giáo, tôi lấy đức hiếu sinh của nhà Phật làm tiêu chuẩn, song tôi đã ra làm chánh trị thì những sự xô xát thương tâm do bên Việt Minh gây ra, tín đồ PGHH chỉ đứng về phương diện tự vệ mà thôi". Sự giải thích này đúng sự thật hơn (nhưng những gì xẩy ra sau khi Huỳnh Phú Sổ bị ám hại và một phần lực lượng quân sự-chính trị PGHH ra cộng tác với Pháp để chống lại Việt Minh thì đó là chuyện khác và việc này vượt quá thẩm quyền của Huỳnh Phú Sổ, cũng như những vấn đề liên hệ đến PGHH sau khi Huỳnh Phú Sổ ra đi không được đề cập đến trong quyển sách này.


Việc khác, việc hàng ngàn chiến sĩ PGHH đã mù quáng tuân lịnh đức Thầy án binh bất động trong đêm 16/4/1947 đã chứng minh đây là một đoàn thể có kỹ luật cao độ. Huỳnh Phú Sổ đã kêu gọi hòa giải, xóa bỏ hận thù để cùng nhau đoàn kết kháng chiến chống thực dân Pháp, lời kêu gọi này chắc chắn được tín đồ của ông triệt để tuân lịnh. Những sự xung đột đẫm máu giữa PGHH và Việt Minh sau này thuộc về trách nhiệm của những người ám hại Huỳnh Phú Sổ, chớ không phải thuộc về trách nhiệm của người đã bị ám hại trong bóng tối bởi những kẻ tiểu nhân.


- Thứ hai, lá thư ở trên có phải thật là của Huỳnh Phú Sổ hay không? Nếu là thật, thì ông ông đã viết tự ý hay viết khi bị bắt và bị cưỡng bức? Nếu không có lá thư này thì việc thường tình, hiển nhiên ai cũng biết sẽ xẩy ra là hằng ngàn chiến sĩ PGHH sẽ kéo đến bao vây và trả đủa Bửu Vinh, khi đó trong tay chỉ có khoảng một trăm người.


Từ một số dữ kiện trên, ta có thể đưa ra một số giả thuyết là:


- Huỳnh Phú Sổ đã bị Bửu Vinh ám hại ngay trong đêm 16/4/1947, sau đó Bửu Vinh giả chữ viết và chữ ký của Huỳnh Phú Sổ để viết lá thư trên rồi giao cho một tín đồ PGHH (đã quy thuận Việt Minh) cầm lá thư này trao cho các ông Trần Văn Soái và Nguyễn Giác Ngộ và nói dối rằng chính đức Thầy đã đưa lá thư này cho anh ta. Bửu Vinh đã sắp đặt 8 người để ám hại các cận vệ của Huỳnh Phú Sổ, thì