Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔ và Phật giáo thời đại (23)

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 1152 | Cật nhập lần cuối: 2/3/2016 8:53:28 AM | RSS

Chương chín: Hình thức tín ngưỡng của Phật Giáo Hòa Hảo


C. Tám điều răn cấm (Lời khuyên bổn đạo)


Khi đã coi giảng thì phải tự xét mình và sửa sang những thói hư tật xấu, mình lầm lỗi thì rứt bỏ và giữ những điều răn cấm sau đây:

Điều thứ nhứt: Ta chẳng nên uống rượu, cờ bạc, á phiện, chơi bời theo đàng điếm, phải giữ cho tròn luân lý tam cương ngũ thường.


Điều thứ hai: Ta chẳng nên lười biếng, phải cần kiệm, sốt sắng, lo làm ăn và lo tu hiền chơn chất, chẳng nên gây gỗ lẫn nhau, hãy tha thứ tội lỗi cho nhau trong khi nóng giận.


Điều thứ ba: Ta chẳng nên ăn xài chưng dọn cho thái quá và lợi dụng tiền tài mà đành quên nhơn nghĩa và đạo lý, đừng ích kỷ và xu phụng kẻ giàu sang, phụ người nghèo khổ.


Điều thứ tư: Ta chẳng nên kêu Trời, Phật, Thần, Thánh mà sai hay hoặc nguyền rủa vì Thần Thánh không can phạm gì đến ta.


Điều thứ năm: Ta chẳng nên ăn thịt trâu, chó, bò, và không nên sát sanh hại vật mà cúng Thần Thánh nào, vì Thần Thánh không bao giờ dùng hối lộ mà tha tội cho ta, vì nếu ta làm tội sẽ hưởng tội, còn những hạng ăn đồ cúng kiếng mà làm hết bịnh là Tà Thần, nếu ta cúng kiếng mãi thì nó ăn quen sẽ nhiễu hại ta.


Điều thứ sáu: Ta không nên đốt giấy tiền vàng bạc, giấy quần áo mà tốn tiền vô lý, vì cõi DiêmVương không bao giờ ăn hối lộ của ta, mà cũng không xài được nữa, phải để tiền lãng phí ấy mà trợ cứu cho những người lỡ đường đói rách, tàn tật.


Điều thứ bảy: đứng trước việc chi về sự đời hay đạo đức, ta phải suy xét cho minh lý rồi sẽ phán đoán việc ấy.


Điều thứ tám: Tóm tắt, ta phải thương yêu lẫn nhau như con một cha, dìu dắt lẫn nhau vào con đường đạo đức, nếu ai giữ đặng trọn lành trọn sáng về nơi cõi Tây Phương an dưỡng mà học đạo cho hoàn toàn đặng trở lại cứu vớt chúng sanh.


Tất cả thiện nam tín nữ trong tôn giáo nhà Phật lúc rãnh việc nên thường coi kệ giảng mà giữ gìn phong hóa nước nhà, giữ những tục lệ chơn chánh, bỏ tất cả những sự dị đoan mê tín thái quá mà làm cho đạo đức suy đồi.


Đạo pháp thường hay dung với hòa,

Xét người cho tột xét thân ta.

Nếu người rõ phận vui lòng thứ,

Ta thứ được người, người thứ ta".

 

Thật là một bài thuyết pháp tuyệt diệu và những giới luật vô cùng cụ thể, đầy đủ, đích đáng, không thừa không thiếu, muốn bỏ bớt cũng không thấy chữ nào dư để bỏ đi, muốn thêm vào cũng không thầy chỗ nào thiếu để bổ túc. Thật là hoàn mỹ, trọn vẹn. Người bình dân cho đến kẻ trí thức đều hiểu được và đều thấy cần thiết, ích lợi để áp dụng các điều răn cấm này.


Đức Phật đã từng ví giới luật cho con người giống như miếng da bò cho thân thể con bò: người giữ giới luật như con bò có lớp da dày, bảo bọc thân thể nó, ruồi muỗi, vi trùng không xâm phạm được. Người không giữ giới luật như con bò không có da, xương, thịt, máu, mũ phơi bày cho sự tấn công làm hại của các loài vật khác và của các chất độc hại.


Có người chủ trương tự do tuyệt đối và không chấp nhận một giới luật nào. Đạo Phật, trái lại, chủ trương con người chỉ có tự do khi nó biết tuân theo những giới luật có tính cách luân lý, đạo đức.


Tự do lớn nhất, có nghĩa là sự không bị trói buộc quan trọng nhất, chính là tự do hay sự giải thoát khỏi tham, sân si và những thói hư tật xấu của chính mình. Tự do theo người đời quan niệm chú trọng đến sự tự do đối với cường quyền, với những cưỡng chế của xã hội, những gò bó của tha nhân. Tự do của đạo Phật nhấn mạnh đến sự không bị ô nhiễm, không bị nô lệ, không bị trói buộc bởi chính những dục vọng dấy lên từ chính vọng tâm của mình. Muốn thấy chân tâm hay Phật tánh, con người trước hết cần phải được giải phóng khỏi những dục vọng thấp hèn, những thói quen xấu xa của chính mình cũng như phải được bảo vệ chống lại sự xâm nhập, tàn phá của môi trường sống độc hại, ô nhiễm từ bên ngoài.


Giới luật chính là phương thức giúp ta tự giải phóng và xây dựng tự do đích thực, cũng có nghĩa là sự an lạc, hạnh phúc đích thực. Không tuân thủ giới luật chân chính, ta nô lệ cho dục vọng, bản năng như con thiêu thân lao đầu vào những cám dỗ thấp hèn, chứa sẵn đau khổ. Giới luật chân chánh không những là bức tường thành bảo vệ ta, mà còn là đôi cánh khai phóng phương trời tự do và giải thoát.


Lê Hiếu Liêm 

Nguồn: phatgiaohoahao.net

 

------------------------------------------------------------

Bài liên quan:

Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔ và Phật giáo thời đại (1)

Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔ và Phật giáo thời đại (2)

Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔ và Phật giáo thời đại (3)

Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔ và Phật giáo thời đại (4) 

Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔ và Phật giáo thời đại (5)

Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔ và Phật giáo thời đại (6) 

Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔ và Phật giáo thời đại (7) 

Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔ và Phật giáo thời đại (8)

Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔ và Phật giáo thời đại (9)

Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔ và Phật giáo thời đại (10)

Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔ và Phật giáo thời đại (11)

Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔ và Phật giáo thời đại (12)

Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔ và Phật giáo thời đại (13) 

Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔ và Phật giáo thời đại (14) 

Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔ và Phật giáo thời đại (15) 

Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔ và Phật giáo thời đại (16)

Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔ và Phật giáo thời đại (17)

Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔ và Phật giáo thời đại (18)

Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔ và Phật giáo thời đại (19)

Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔ và Phật giáo thời đại (20)

Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔ và Phật giáo thời đại (21)

Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔ và Phật giáo thời đại (22)