Đạo Phật và vấn đề nạo phá thai

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 862 | Cật nhập lần cuối: 2/3/2016 8:53:28 AM | RSS

Theo yêu cầu của một độc giả Công giáo muốn tìm hiểu về vấn đề phá thai theo quan điểm Phật giáo, BBT NCTG xin trích đăng bài viết về chủ đề này do thầy Thích Minh Trí dịch.


*  *  *


Hầu hết Phật tử phương Tây và Nhật Bản hiện không còn tin vào việc có thể được phép nạo phá thai, cùng lúc đó, nhiều Phật tử khác tin rằng phá thai là phạm tội sát sinh.


Quan điểm của Phật tử


Không có quan điểm duy nhất của Phật tử xung quanh vấn đề nạo phá thai:


Hầu hết Phật tử phương Tây và Nhật Bản hiện không còn tin vào việc có thể được phép phá thai, cùng lúc đó, nhiều Phật tử khác tin rằng phá thai là phạm tội sát sinh. (James Hughes)


Phật tử tin rằng, sinh mệnh của chúng sinh không nên bị hủy diệt. Nhưng họ xem nguyên nhân gây nên tử vong chỉ là sai lầm mang tính đạo đức, nếu sự tử vong được gây ra bởi cố ý hay do sơ suất.


Phật giáo truyền thống không chấp sự nạo phá thai. Vì nạo phá thai liên quan đến tác ý hủy diệt sinh mệnh của chúng sinh.

Phật tử cho rằng sinh mệnh của chúng sinh bắt đầu tại tưởng (conception).


Đạo Phật tin vào sự tái sinh và dạy rằng, sinh mệnh của con người khởi nguồn tại tưởng (conception). Vì thế, một chúng sinh mới, mang bản thể nghiệp của một người vừa mới chết gần đây, được quyền tôn trọng giống như một người trưởng thành nếu xét về phương diện đạo đức. (Damien Keown, Bản tin Khoa học và Thần học, 4/2004)


Quan niệm của đạo Phật về sát sinh


Theo giáo lý của đức Phật, để cấu thành nên một hành động sát sinh, phải có sự hiện diện của 5 điều kiện sau:


- Đối tượng bị giết phải là một chúng sinh.


- Người sát sinh phải biết hay phải nhận thức được rằng đối tượng bị giết là một chúng sinh.


- Người sát sinh có tác ý giết chúng sinh đó.


- Người sát sinh phải có một cố gắng/nỗ lực giết.


- Chúng sinh bị giết phải là kết quả của những điều kiện trên.


Ở đây, đơn cử một thí dụ về sự nạo phá thai đã cấu thành nên một hành động giết như thế nào:


- Khi thai nhi đã tượng hình, một chúng sinh đã được tạo ra. Điều này thỏa mãn điều kiện thứ nhất. Mặc dù Phật tử tin rằng, chúng sinh sống trôi lăn trong vòng sinh tử, và tái sinh, nhưng họ coi sát-na của tưởng là sự bắt đầu của đời sống của một con người cụ thể.


- Sau ít tuần, thai phụ trở nên nhận thức được sự hiện hữu của thai nhi. Sự kiện này đáp ứng được điều kiện thứ 2.


- Nếu thai phụ quyết định muốn nạo phá thai nhi ấy, thì quyết định muốn ấy chính là có tác ý giết. Đây là điều kiện thứ 3.


- Khi thai phụ tìm kiếm cách nạo phá thai, thì thai phụ đã tạo ra một cố gắng/nỗ lực giết,  tức đã rơi vào điều kiện thứ 4.


- Cuối cùng, thai nhi bị giết chết vì hành động nạo phá thai ấy. Đây thỏa mãn điều kiện thứ 5.


Vì thế, nạo phá thai là phạm vào giới thứ nhất của đạo Phật - cấm sát sinh, và sự nạo phá thai này tương đương với việc giết một chúng sinh.


Nghiệp (karma)


Như đã trình bày trên đây, thì rất rõ ràng là tại sao nạo phá thai sinh ra nghiệp bất thiện cho thai phụ và người phá thai, trong khi đó, có vẻ như không được rõ ràng lắm là tại sao nạo phá thai lại sinh ra nghiệp bất thiện cho thai nhi.
 
Sở dĩ thai nhi phải chịu nghiệp bất thiện khi bị nạo phá thai là vì, thần thức của nó bị tước mất những cơ hội mà cuộc sống trần thế có thể mang đến cho nó để tìm kiếm nghiệp thiện, và hơn nữa, thần thức của nó ngay lập tức phải quay trở lại vòng luân hồi sinh tử, và tái sinh. Như vậy, nạo phá thai là chướng ngại vật cho tiến tình phát triển tâm linh của thai nhi.


Sống quân bình


Các Phật tử đối diện với một khó khăn, ở đó sự phá thai cần đến y học can thiệp để cứu lấy sinh mệnhh của thai phụ. Vì vậy, trong trường hợp này, chắc chắn sẽ phải có một sinh mệnh bị hủy diệt dù muốn hay không muốn nạo phá thai.


Đối với những trường hợp như thế, khía cạnh đạo đức của nạo phá thai sẽ dựa trên những tác ý của từng trường hợp đang tiến hành.


Nếu quyết định nạo phá thai trong những trường hợp ấy bị mất đi lòng từ, và sau khi đã suy nghĩ chín chắn, cẩn thận, thì dù hành động nạo phá thai có thể là bất thiện, nhưng việc làm gây tổn hại về phương diện đạo đức này sẽ được giảm thiểu đến mức thấp nhất vì đã có sự tác ý thiện xen vào.


Phá thai vì lợi ích của thai nhi


Có những trường hợp không nạo phá thai, dẫn đến việc sinh con bằng những điều kiện y học mà khiến cho thai nhi đau khổ.


Trong trường hợp này, tư tưởng của Phật giáo truyền thống trở nên bất cập. Các Phật tử đang tranh luận về trường hợp này như sau:

Nếu thai nhi đã gặp phải trở ngại quá lớn mà nó phải chịu nhiều khổ đau, thì nạo phá thai khả dĩ chấp nhận được.


Đức Dalai Lama nói: Dĩ nhiên, theo quan điểm của Phật tử, phá thai là một hành động sát sinh và tiêu cực nói chung. Thế nhưng, nó cũng dựa vào từng trường hợp. Nếu thai nhi không sinh sẽ bị chậm phát triển, hoặc nếu sự sinh nở sẽ sinh ra những vấn đề nghiêm trọng cho cha mẹ, thì những trường hợp này có thể là ngoại lệ. Tôi nghĩ, sự nạo phá thai được chấp nhận hay không chấp nhận tùy thuộc vào mỗi trường hợp”. (Dalai Lama, Thời báo New York, 28/11/1993)


Trách nhiệm cá nhân


Các Phật tử nghĩ rằng, họ phải tự chịu trách hoàn toàn về những gì mà họ đã làm và về những hậu quả mà nó đưa tới cho họ.


Vì vậy, quyết định phá thai là một quyết định có tính cách cá nhân rất cao, và là một quyết định vốn đòi hỏi sự xem xét hết sức cẩn thận, đầy tình người về các vấn đề vốn liên quan đến đạo đức, và chấp nhận gánh lấy bất cứ gánh nặng hậu quả nào mà nó mang đến.


Những hậu quả có tính đạo đức của quyết định cũng sẽ dựa vào động cơ và tác ý nằm sau một quyết định, cũng như vào mức độ lưu tâm đến hậu quả mà nó mang lại.


Nạo phá thai ở Nhật Bản


Phật tử Nhật Bản đã phải tạo nên những cố gắng có ý nghĩa để làm cho việc nạo phá thai tương thích với tôn giáo của họ khi sự nạo phá thai đã trở nên phổ biến ở Nhật Bản. Và sự nạo phá thai đã được sử dụng như là một hình thức kiểm soát nạn nhân mãn.


Một vài tín đồ Phật giáo Nhật Bản, những người đã nạo phá thai, tiến hành tổ chức những buổi lễ cúng dường đức Địa Tạng Vương - vị Bồ-tát của những người du hành đã khuất và của trẻ em. Họ tin rằng, đức Địa Tạng Vương Bồ-tát sẽ quản lý những đứa trẻ cho đến khi chúng được tái sinh trong một kiếp tái sinh khác.


Họ thực hiện việc này tại Thủy Tử Cúng Dường (mizuko kuyō), một dịch vụ mai táng dành cho những đứa trẻ chết vì nạo phá thai đã trở nên phổ biến ở Nhật Bản trong thập niên 70 của thế ký XX. (Dịch vụ này cũng được dùng trong các trường hợp sẩy thai hay chết yểu). Nghi lễ gồm có các yếu tố tín ngưỡng dân gian, và Thần Đạo (Shinto) cũng như Phật giáo.


Nhà văn William R.Lafleur đã nêu lên vài khó khăn về truyền thống này:


Tranh luận  nạo phá thai ở bên trong cộng đồng Phật giáo Phật Bản hiện nay được hạn chế đến mức tối đa sau  những chỉ trích của những ngôi chùa và những tổ chức gần giống như chùa, nơi mà khái niệm báo oán của các thai nhi bị phá được tận dụng một cách triệt để  nhằm ép buộc cha mẹ của chúng tham gia vào các buổi lễ cầu siêu rình rang hình thức để tưởng nhớ các thai nhi bị phá, để xóa bỏ lòng đố kỵ của chúng, và để làm cho  chúng  được tái sinh dễ dàng.


Nhiều Phật tử Nhật Bản  nhận ra được cái kiểu tuyên truyền phản cảm như thế về tội lỗi của cha mẹ, nhất là khi diễn đạt dưới khái niệm mà một thai nhi trong tình trạng không biết đi về đâu sẽ trút cơn oán hận lên đầu  cha mẹ đã sao lãng việc làm lễ húy nhật cho nó”.


(William R. Lafleur, Tranh luận và Đồng thuận: Đạo đức của sự Nạo phá thai ở Nhật Bản, Triết học Đông và Tây, tập 40, 1990)


Thích Minh Trí dịch

Nguồn: phattuvietnam.net