Lễ "Tịch điền" của Ban Mục vụ Đối thoại Liên tôn 2012

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 2444 | Cật nhập lần cuối: 2/3/2016 8:53:28 AM | RSS

Thứ hai 30.1.2012, ngày đầu tuần làm việc trong xã hội, dường như các công sở, công ty, trường học, hàng quán đã hoạt động “lấy ngày”. Hôm nay, nhằm ngày mùng tám tết Nhâm Thìn, vừa qua ngày lễ tịch điền hay lễ hạ điền của dân tộc Việt. Theo truyền thống lễ hội trong những ngày tết có tục “cây nêu”, 23 tháng chạp dương nêu với ý nghĩa tiễn Ông Táo về trời hoặc xua đuổi ma quỷ từ biển Đông vào quấy phá (phong tục trên, có lẽ dân Việt mình chịu ảnh hưởng của Phật giáo và Đạo giáo)… Đến mùng bảy tết thì có lễ “hạ nêu”, đồng thời lại thường có lễ hội tịch điền. Các vị vua của nước ta sẽ: rời hoàng cung, thay áo xuống ruộng cày ba luống tại thửa ruộng tịch điền, sau đó đến lượt các vương tôn, công khanh, sĩ phu,… xuống cày. Lợi ích của hoạt động này là vua dùng chính số lúa thu gặt để chọn giống lúa tốt cho vụ mùa năm sau và dùng chính gạo sạch đó vào việc tế lễ… Nhưng ý nghĩa tích cực nữa là ở chỗ “các nhà lãnh đạo muốn khuyến khích toàn dân chăm lo sản xuất, phát triển nông nghiệp lúa nước, có thế mới dân giàu nước mạnh, ổn định, thái bình …” Phong tục tốt đẹp này vẫn còn được giữ nơi những làng quê thanh bình, còn ở các thành thị, cư dân đã thoát ly nông nghiệp thì còn ruộng đâu mà cày! Dần dần những thế hệ trẻ cũng lạ lẫm với điều này.

 

Trong thực tế tại Sài Gòn, cơ sở này, hàng quán nọ lấy ngày khai trương lại sau nghỉ tết cũng hàm ý “khai trương phát tài, làm ăn thuận lợi cả năm” là vậy. Và năm nay, lịch ta và lịch tây như cùng rủ nhau trùng phùng cho ngày “tịch điền”. Ban Mục Vụ Đối thoại liên tôn đã có một ngày lễ tịch điền.

 

Số là, gần đến ngày Quốc tế bệnh nhân (11.2.2012) - hàng năm Tổng Giáo phận Tp.HCM thường tổ chức một cuộc hội ngộ lớn tại Trung Tâm Mục Vụ để bày tỏ tình liên đới với các bệnh nhân cùng thân nhân của họ - Đức Hồng y Tổng Giám mục muốn tổ chức Ngày cầu nguyện này tại nhà thờ Chính Tòa. Ngoài giới bệnh nhân, thành phần tham dự còn có giới y tế, các chức sắc tôn giáo bạn... Ban chúng tôi làm sứ giả đến với quý Bạn Đạo "giao thiệp" mời của Đức Hồng y Gioan Baotixita.


* Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo (PTGLĐĐ) là điểm đến đầu tiên của chúng tôi,
tiếp đại diện Ban MVĐTLT, có Đạo trưởng Đạt Trí - Hiệp lý Minh Đạo, Đạo huynh Thiện Chí - Tổng Thư ký và Giáo sĩ Huệ Ý, Phó tổng thư ký cơ quan PTGLĐĐ. Nếu chỉ là chuyện trao thiệp và gởi lời mời thì có gì mà phải kể! Thực ra, có gì đó hơn thế, người viết đã trải nghiệm, suy gẫm,… ngộ ra vài điều xin chia sẻ cùng bạn đọc. Đôi bên đã trao đổi với nhau gần một giờ đồng hồ…


Lễ

Chúc xuân cơ quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo


- Bên Bạn có web: nhipcaugiaoly.com, bên Ban có gia trang nhipcautamgiao.net. tình cờ ở chỗ có cùng Họ “nhịp cầu”, nên khi vào “gia trang” sẽ đi ngang qua “nhà Bạn”.

 

- Bạn vừa đi dự họp với Quận Ủy quận Nhất và được kêu gọi “quan tâm đến các lĩnh vực kỹ năng sống cho người trẻ và giáo dục”.

 

- Hoạt động bền bỉ và kết quả tốt đẹp của Phòng khám Phước Thiện được đánh giá cao.

 

- Cha Trưởng Ban là linh mục thuộc Triều hay Dòng? Tôi là linh mục Triều, 12 năm học Lasan, thấm nhuần linh đạo “đối thoại trong hòa bình” của thánh Phanxicô Assisi và phương pháp làm việc của dòng Tên (do thánh Inhaxiô sáng lập), có dịp sống gần Phật tử và thích tìm hiểu về Phật học và thiền tông…

 

- Có phải nhà thờ nào cũng có nhà chầu Thánh Thể, ý nghĩa là gì? Xuất phát từ chuyện xưa dân Do Thái đi trong sa mạc có Thiên Chúa đồng hành với hình ảnh Hòm Bia và Lều Tạm… Chúa Giêsu đã mặc xác phàm… lập bí tích Thánh Thể… thánh lễ là tái diễn hy tế… Thánh Thể còn lại sau thánh lễ được cất vào nhà tạm… chầu Thánh Thể là một cách chiêm niệm của chúng tôi…

 

- Ngày mai mùng Chín, là ngày lễ kính Vía Trời bên Đạo chúng tôi, Từ giờ tý của ngày mùng tám, huynh đệ tỷ muội đã tịnh luôn phiên mỗi người một giờ, liên tục cho đến giờ tý của mùng chín. Ngày mùng mười là lễ kính Vía Đất.

 

- Đạo trưởng nói: “chúng sanh là bản thể của Đạo, mà Đạo là bản thể của Thầy, nên Thầy (Thượng Đế) là bản thể của chúng sanh. Thầy là các con và các con là Thầy”. Vâng đã đến lúc phải thờ phượng Thiên Chúa trong Thần Khí và sự thật (Ga 4, 24)

 

- Nói đến Thần Khí  - Thánh Linh, chúng tôi nghĩ bên Cha nên sắp xếp một bữa để chúng ta cùng trao đổi. Vâng.

 

- Bên Công Giáo và Cao Đài có những điểm tương đồng về kiến trúc nhà thờ (cũng có hai tháp chuông, lòng nhà thờ), bên Công Giáo thờ Thiên Chúa Ba Ngôi, còn chúng tôi có Phật - Pháp - Tăng,…

 

- Cao Đài là một tôn giáo độc thần…

 

- Giáo sĩ Huệ Ý được Thiên khải cho biết “kiếp trước là một linh mục”

 

- Và nhiều chuyện khác, chúng tôi đều nhìn nhận ra đây là cơ hội chức sắc hai tôn giáo có thể trao đổi về giáo lý ở chiều sâu (bản thể, mầu nhiệm của Trời, tiểu linh quang và Đại Linh Quang,…), hẹn nhau vào dịp tới, nhân dịp đầu xuân và hôm nay lại là mùng tám, số tám đối với Công Giáo chúng tôi rất ý nghĩa vì gợi đến Bát Phúc Chúa Giêsu dạy nên kính chúc, kính tặng mỗi vị một câu “Lộc Lời Chúa”.

 

Một luống cày sâu và cởi mở, chúng tôi đã cùng với Bạn Đạo ở CQPTGLĐĐ thực hiện.


* Chúng ta đến Minh Lý Thánh Hội – Tam Tông Miếu.

 

Tiếp Ban có Đức Tổng Lý Tường Định, Đạo trưởng Đại Bác cai quản Tam Tông Miếu và hai Đạo tỷ. Sau lời chúc tết nhau và Cha trưởng Ban đại diện Đức Hồng Y gởi thiệp mời đến hai vị. Bên tách trà và trong tình huynh đệ, những người Bạn Đạo cùng thực hiện luống cày thứ hai.


Lễ

Chúc xuân môn sanh Minh Lý 


- Minh Lý Đạo (MLĐ) có phải là một nhánh của “Ngũ Minh” ở Trung Hoa không? - Không, MLĐ là Đạo của Việt Nam (Đạo nội sinh).

 

- Lịch Tam Tông Miếu là một thế mạnh của Đạo? - Đúng là như thế, nhưng việc đó được các vị Tiền bối thưở trước nghiên cứu và thực hiện, hiện nay chỉ có một Đạo tỷ phụ trách, nhưng lịch chúng tôi không phổ biến rộng.

 

- Thế nhưng, dường như lịch Tam Tông Miếu vẫn được dùng như là một sự quảng cáo cho chất lượng của lịch? Đó là người ta mạo danh thôi, cả ở Việt Nam lẫn tại nước ngoài…

 

- MLĐ có bao nhiêu cơ sở Đạo? Chúng tôi có ba cơ sở Đạo tại Việt Nam và một tại Hoa Kỳ.

 

- Vậy còn chuyện bói toán, bốc quẻ thì thế nào ạ? Chúng tôi không bói toán, bốc quẻ gì cả, chỉ chuyên lo tu Đạo (được biết hai vị đều từng du học ở Ý và Mỹ).

 

- Phòng khám Từ Thiện Tam Tông Miếu thật hay, vì ở đây có nhiều vị trong ngành y cộng tác, mà phương thức làm việc là: nhận bệnh, khám chữa bệnh, có theo dõi cho đến khi lành bệnh. Con thấy, làm như vậy thì mới gọi là giúp bệnh nhân một cách hữu hiệu hơn là “những hoạt động khám chữa bệnh từ thiện một ngày”.

 

- Đạo tỷ có về nhà ăn tết không? - Dạ không, vì nhà ở xa lắm! Ở mãi đâu lận? - Dạ ở Pháp ạ!

 

- Thưa ngày Tết, bá tánh có đến đây không ạ? - Có, họ đến chùa, họ xin “Lộc Thánh” thì mời họ hái lộc từ cây mai đặt trước bàn thờ đây. Vậy cho chúng con xin Lộc được không? Được, xin mời quý vị hái Lộc. Cha Trưởng Ban cũng hái lộc và tặng lại Lộc Lời Chúa. Tất cả đều hoan hỉ bởi LỜI.

 

Luống cày thứ hai này rất ư ấm cúng, thanh thoát do các Thiền sư MLĐ và Ban chúng tôi cùng thực hiện.

 

Mẹ Bề Trên và các Soeurs dòng Đức Mẹ núi Canvê mở rộng cửa đón chúng tôi. Ồ, chỉ nói tiếng Pháp thôi (nhập gia tùy tục mà)! Thú thật, bản thân chẳng hiểu hết những điều Cha Trưởng Ban và các Soeurs nói, chỉ cảm nhận một bầu khí vui vẻ và thân tình hết sức