Lòng Thương xót, từ khóa của sự đối thoại liên tôn

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 2460 | Cật nhập lần cuối: 2/3/2016 8:53:28 AM | RSS

Ngài đã tham dự vào một cuộc hành hương của người Hồi Giáo - Kitô giáo ở Côtes d’Armor.


Rome, Chúa nhật ngày 24 tháng 07 năm 2011. Đức Hồng y Philippe Barbarin, Giám Mục địa phận Lyon, khẳng định rằng: Lòng thương Xót Nhân Từ là Danh Thiên Chúa và là từ khóa cho việc đối thoại giữa những người Kitô hữu, Do Thái và Hồi giáo.


Vị Giáo trưởng xứ Gaules đã chủ trì thánh lễ hôm chủ nhật trong nhà nguyện Sept-Saints, tại Vieux-Marché, ở Côtes d’Armor, trong khuôn khổ cuộc hành hương Hồi Giáo - Kitô giáo diễn ra hàng năm, từ gần 60 năm nay.


Trong bài giảng, Hồng y đã nêu lên vấn nạn: “Tại sao người công giáo Pháp lại bỏ đi, không nói đến từ Lòng Thương xót? Tại sao chúng ta ít sử dụng và ngại sử dụng từ ngữ này? Tôi luôn luôn ngạc nhiên về điều này, đang khi từ này được xuất hiện khắp nơi trong Kinh Thánh và đó sẽ là một nơi chốn tuyệt vời để cho việc đối thoại liên tôn”.


ĐHY nói tiếp: “Chẳng hạn như khi tôi nghĩ đến dân tộc Do Thái và biết rằng ơn kêu gọi, sự tuyển chọn dân Do Thái là để họ nên một người phục vụ cho Lòng Thương xót của Chúa cho mọi dân tộc. Khi tôi thấy tầm quan trọng của từ này trong mỗi đoạn kinh Coran, luôn bắt đầu bằng sự kêu cầu Thiên Chúa rất mực độ lượng và khoan dung; cũng như khi tôi thấy từ ngữ này khắp nơi trong sách Tin Mừng, tôi không hiểu tại sao người ta  lại xem thường nó”.


“Có lẽ một số người cho rằng từ ngữ này cổ hủ… nhưng nếu nó được chính Đức Kitô phát ngôn, được chính Trinh Nữ Maria ca ngợi khi hát bài Magnificat; từ ấy lại có trong Thánh thi chúc tụng của Dacaria và cũng là lời Kinh sáng của chúng ta, thì tại sao chúng ta không xử dụng từ ngữ đó? Đó thật sự chẳng phải là kho tàng tấm lòng Thiên Chúa dành cho chúng ta sao?


Tiếp đến, Đức Hồng y nói đến việc cung hiến thánh đường cho Lòng Thương Xót do Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, ngày 17.8.2002.


“Tôi vẫn còn nhớ lại lần tham dự buổi cung hiến thánh đường khi tôi mới vừa được thụ phong Giám mục giáo phận Lyon. Ngài kể lại: ngày cuối cùng hành hương của Đức Thánh Cha, Chân Phước Gioan Phaolo II, trong thành phố của Ngài có tên gọi Cracovie; Ngài đến đó để khánh thành thánh đường Lagiewnikiquiest, đền thánh của Lòng Thương xót. Đứng trước chúng tôi, ngài suy niệm về Lòng Thương Xót của Chúa. Tôi nêu lên điều này vì tôi xem Lòng Thương Xót như hạt ngọc quý trong Tin Mừng. Đức Thánh Cha nói: “Lòng Thương xót là một tinh từ mà người ta có thể đính kết với Thiên Chúa, là một trong những phẩm chất của Thiên Chúa giúp cho con người ta nói lên rằng Thiên Chúa là Đấng sáng tạo và toàn năng. Lòng Thương xót của Chúa chính là Danh của Ngài”.


ĐHY bình luận: “câu nói này rất hữu ích cho chúng ta trong sự hội nhập vào việc đối thoại liên tôn sâu sắc dựa trên nền tảng của tình yêu Thiên Chúa với người tín đồ trong các tôn giáo khác”.


ĐHY giải thích: ngày hôm nay, những người tín đồ trong các tôn giáo khác nhau có thể gặp gỡ để cùng nhau nắm bắt tình hình xã hội, văn hóa thời đại này và để cùng thấy những điều tốt và những điều không tốt. Đó là một công việc của sự biện phân mà chúng ta cùng nhau làm, bởi vì chúng ta sống trong cùng một thế giới, trong cùng một ánh sáng của Thiên Chúa, trong sự thương xót nhân từ Chúa, trong ánh sáng tình yêu Thiên Chúa”.


Nhưng để có được một sự biện phân tốt, điều cần thiết là có được tình yêu Thiên Chúa trong chúng ta, chúng ta nghe lắng nghe lời Thiên Chúa; con người phải yêu nhau, nghe nhau, hiểu nhau, tôn trọng nhau một cách sâu sắc. Phải ngắm nhìn thế giới này để thấy Thiên Chúa yêu nó như thế nào và để biết phải phục vụ Danh Chúa như thế nào.


Trong phần giảng về bài đọc một của thánh lễ, Đức cha nhấn mạnh: “trước khi kế vị ngôi cha là David, Salomon đã buồn sầu đau khổ trong suốt hai mươi ba năm. Salomon đã xin Thiên Chúa ‘một trái tim biết lắng nghe’. Ngài giải thích thêm: tiếng Do thái cổ viết: “tôi rất muốn có trái tim biết lắng nghe”. Ngài mời gọi những người môn đệ trung thành cầu xin Thiên Chúa điều tốt đẹp ấy cho chính mình.


Đức cha đã chủ sự thánh lễ với sự đồng tế của Đức cha Denis Moutel, Giám mục Saint-Brieuc et Tréguier.


Nhà nguyện này là nơi diễn ra sự hòa giải hàng năm - được cử hành theo nghi lễ Breton - được dâng kính 7 vị thánh ở Êphêsô. Một bài hát dân gian Breton kể lại rằng ở thế kỷ thứ III, hoàng đế Dèce đã giam sống trong tù bảy người tín hữu trẻ vì họ từ chối niềm tin của họ. Hai mươi năm sau đó, họ đã được tìm thấy trong tình trạng ngủ mê nhưng vẫn còn sống. Cũng vậy, người ta tìm thấy đoạn trích này trong thiên kinh Coran, surate (chương) 18.


Sau khi đối chiếu giữa bài hát và đoạn kinh Coran, Louis Massaigno (1883-1962), giáo sư đại học tại Pháp, chuyên nghiên cứu về Ả Rập và Islam quyết định mời gọi những người hồi giáo tha thứ cho sự việc ở Vieux-Marché, năm 1954, năm bắt đầu chiến tranh Algérie.


Sau khi cử hành thánh lễ, đoạn kinh Coran đã được đọc lại trước giếng Sept-Saints, ở gần nhà nguyện.


Hồng Y Barbarin

Nguồn: http://peres-blancs.cef.fr