Mục vụ Đối thoại Liên tôn

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 654 | Cật nhập lần cuối: 10/29/2020 2:42:56 PM | RSS

Dẫn nhập

Mục vụ Đối thoại Liên tônNhân dịp 100 năm sinh nhật Chị Chiara Lubich (1920-2020), bạn đồng hành với Giới trẻ, con người đối thoại “văn hóa-tôn giáo”. Và kỷ niệm 200 năm, ngày mất của thi hào Nguyễn Du (1820-2020), tôi rất vinh hạnh được có mặt trong buổi hội ngộ liên tôn lần thứ X. Nhân dịp này, tôi xin chia sẻ ít điều về mục vụ đối thoại liên tôn.

Nội dung

1. Hòa bình Tôn giáo hòa bình Dân tộc

Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, hòa bình và tôn giáo có tương quan mật thiết với nhau. Trong cuộc hội thảo về đề tài “Các tôn giáo trên địa cầu và nhân quyền” được tổ chức tại Paris, do UNESCO và Viện Văn hóa Đức tổ chức, vào tháng 02/1989, giáo sư Hans Kung phát biểu: “Không thể có hòa bình giữa các dân tộc trên địa cầu, nếu không có hòa bình giữa các tôn giáo.” Còn Thánh Giáo hoàng Phaolô VI, khẳng định: “Không có hòa giải, không có hòa bình, hòa giải dẫn tới hòa bình.” Do đó, đối thoại là con đường hòa giải, là nghĩa vụ, và là cách thức Loan bo Tin mừng của Giáo hội hiện nay. Đối thoại và hòa giải, là hai vấn đề đặc biệt và tối quan trọng, có liên quan tới mục vụthời đại.

Trước hết, Văn kiện “Đối thoại và Rao truyền” của Hội đồng Giáo hoàng về đối thoại liên tôn. Văn kiện này nêu lên bốn hình thức dối thoại: Đối thoại bằng đời sống, bằng hành động, bằng chia sẻ kinh nghiệm tâm linh, bằng trao đổi thần học”. Trong đó đã ba hình thức chứng nhân đời sống, chỉ có một hình thức bằng ngôn từ.Đức Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II khẳng định: “Thế giới cần, trên hết là chứng nhân khả tín” (1). Đối thoại bằng đời sống: hiền lành và khiêm nhường với biểu tượng “Chiên và Sư tử”; đối thoại bằng đời sống: liên đới trách nhiệm và yêu thương phục vụ với gương người Samari; đối thoại bằng kinh nghiệm tâm linh, theo gương Mẹ Maria: “Cưu mang Chúa Giêsu” – Có Chúa. ; đối thoại bằng ngôn từ, do các nhà thần học phụ trách.

2. Nhận thức về đối thoại

Theo Tự điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ Học thuộc Ủy Ban Khoa học Xã hội Việt Nam, đối thoại là: “Nói chuyện qua lại giữa hai hay nhiều người với nhau”. Theo Đại Từ điển tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên, đối thoại là: “Bàn bạc, thương lượng giữa hai bên hoặc các bên có vấn đề tranh chấp”. Còn tiến sĩ tâm lý Norman Wright, đối thoại là: “Tiến trình chia sẻ chính mình với người khác, bằng lời nói, cử chỉ và thái độ, với mục đích để người đó có thể tiếp nhận và hiểu rõ những điều ta muốn chia sẻ”.

Quả thực, đối thoại là đi đến một sự thật chứ không phải là thỏa hiệp. Kết quả có thể khác hơn mình tưởng. Vì thế muốn đối thoại cần phải sẵn sàng để thay đổi cách nhìn. Hầu đi đến một sự thật cao hơn. Ai không chấp nhận thay đổi, người ấy không thể nào đối thoại, mà chỉ dùng đối thoại như một chiến thuật để áp đặt ý kiến của chính mình. Tông huấn Giáo hội Á Châu, xác định: “Đối thoại không phải chỉ là chiến thuật để sống chung hòa bình; nhưng là phần thiết yếu trong sứ mạng Giáo Hội, vì nó xuất phát từ chính sự đối thoại yêu thương của Chúa Cha với nhân loại thông qua Chúa Con trong quyền năng Chúa Thánh Thần” (2). Vì thế, Có thể nói: “Thiên Chúa là Đấng đối thoại.” Giáo hội của Ngài, thời này thì sao?

3. Đối thoại liên tôn

Năm 2001: Liên Hiệp Quốc chọn “Năm Quốc tế đối thoại giữa các nền văn minh.” Nhằm cổ võ sự tôn trọng và quí mến những nền văn hóa và tôn giáo khác nhau. Khích lệ đối thoại để xây dựng một nền văn minh tình thương và hòa bình.

Tông Huấn Giáo hội Á Châu khẳng định: “Tiếp xúc, đối thoại, hợp tác với những người theo các tôn giáo khác, là một trách nhiệm mà Công đồng Vat. II trao lại cho toàn thể Giáo hội như là một bổn phận và một thách đố” (3). “Đại kết và đối thoại đã trở thành điều thiết yếu để ta thực hiện bất cứ tác vụ nào” (4).

Nhận biết các ưu điểm của các tôn giáo, để trân trọng, quí mến, yêu thương và phát huy các điểm tốt của họ. Theo Thánh Têrêsa Calcutta: “Giúp họ sống tốt tôn giáo của họ”. Còn Chúa muốn cách nào, chúng ta chỉ thực hiện Thánh Ý của Ngài và tôn trọng, phục vụ hạnh phúc con người.

4. Bảo đảm tự do tôn giáo, đó là quyền lợi căn bản của con người

Đức Giáo hoàng Phanxico: “Các tôn giáo nhằm phục vụ tình huynh đệ trên thế giới và Ngài tái khẳng định: “Bạo lực không bao giờ có nền tảng tôn giáo mà là những dị dạng tôn giáo mà thôi”. Đức Giáo hoàng cũng nhấn mạnh rằng một hành trình hoà bình giữa các tôn giáo là khả thi và do đó cần bảo đảm tự to tôn giáo, đó là quyền lợi căn bản của con người.

Kết luận

Chân phước Charles de Foucauld Người anh em của hết mọi người”, đã đồng hoá mình với những kẻ bé mọn nhất để trở nên “người anh em của hết mọi người”

Khấn xin Đấng Tạo Hoá ban ơn hiệp nhất. Hầu tâm hồn mỗi người trở thành nơi cư ngụ của “Tinh thần huynh đệ”, anh em một nhà, bao là tốt đẹp, bao là sướng vui (5)! Chú tâm xây dựng tình huynh đệ, tình bạn, đó là: “Sách lược Hòa Bình”.

Tu Đoàn Thiên Phúc, ngày 27.10.2020
Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min.)

_________________

Chú thích:

(1) Gioan Phaolô II, Ngày Thanh Niên Thế Giới, 1991.

(2) Tông Huấn Á Châu,EA 29.

(3) Tông Huấn Giáo Hội Á Châu (EA) 31.

(4) Liên Hội đồng Giám mục Á Châu (FABC), tại Samphran, Thái Lan, 2000.

(5) Tv, 131, 1