Những giá trị mà mọi chức sắc tôn giáo cần có

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 1276 | Cật nhập lần cuối: 8/17/2017 9:30:39 AM | RSS

Những giá trị mà mọi chức sắc tôn giáo cần cóTóm tắt: Bài viế này xem xét những mục tiêu tương hợp giữa chính phủ và các tổ chức tôn giáo để định hình các giá trị của cộng đồng và quốc gia. Mục đích là để chỉ ra rằng chính phủ và các tổ chức tôn giáo chung các giá trị quan trọng vốn để tạo nên những cộng đồng mạnh mẽ hơn, lành mạnh hơn, đáng tôn trọng hơn, và vững bền hơn. Bài viết quan tâm đặc biệt tới các giá trị công lý, phục vụ, hòa bình, đức tin, hy vọng và tình yêu. Các giá trị này đều thấy chung trong các tôn giáo chính. Các giá trị này giống với những mục tiêu của chính phủ tìm kiếm những điều tốt lành hơn cho người dân của mình. Các nghiên cứu về văn bản và lời nói trong Kinh Thánh được đưa ra xem xét cùng với các vấn đề hiện tại. Những ứng dụng thực tiễn sẽ lấy từ những dự án dấn thân vào cộng đồng hiện nay ở Fort Worth, Texas, Mỹ.

Tên tôi là Daivd Gene Bowman.

Tên David có nghĩa là được yêu thương. Gene nghĩa là quý phái. Bowman chỉ một chiến binh cầm cây cung. Tôi được sinh ra ở Paris thuộc Texas. Paris nằm ở phía Đông Bắc Texas gần biên giới Oklahoma thuộc Thung lũng sông Đỏ.

Tên của tôi minh học các giá trị của gia đình tôi. Cha tôi là John David Bowman. Ông suýt đặt tên tôi là John bởi có một bài hát trên đài phát thanh thời đó có tên Big Bad John. Đó là một bản ballad về một người đàn ông lớn và khỏe, vốn hi sinh mạng sống để cứu những người gặp tai nạn hầm mỏ. Thời ấy, như nhiều người khác, mẹ và cha tôi đều yêu bài hát đó.

Tuy nhiên, cha toi không muốn tôi sống với cái tên John nhỏ. Ông không muốn tôi bị so sánh không cần thiết với ông. Ông không muốn tôi phải sống dưới bất cứ cái gì ông đã làm. Ông muốn tôi trở thành bất cứ ai mà Chúa muốn.

Tên của tôi là cái đích của cuộc sống tôi hướng tới. Tôi muốn được trở thành một dũng sĩ và sáng ngời và được yêu mến. Phần dũng sĩ đã luôn làm phiền tôi. Tôi không phải người thích đánh đấm. Có những loại hình trận chiến khác quan trọng hơn với tôi. Có những kẻ địch cần phải đánh bại. Tôi vật lộn trong miền đất của những ý tưởng. Những ý tưởng xấu có hậu quả xấu. Những ý tưởng nguy hiểm có những hậu quả nguy hiểm. Tôi phản đối những loại ý tưởng này bởi vì tôi muốn cái gì đó đúng đắn, công bằng, và đàng hoàng cho mọi người và ở mọi nơi.

Nhà của tôi được may mắn có một bé trai 29 năm trước. Chúng tôi đặt tên bé là Jonathan Bryce. Tên Jonathan Bryce quan trọng đối với chúng tôi vì hai lý do: Trước tiên, Jonathan gần giống với tên John của ông nội. Tên Bryce đệm ở giữa là tên của cụ nội. Đó cũng là tên đệm của một anh hùng trong trận chiến Alamo, Jesse Bryce Bowman.

Thứ hai, trong Kinh Thánh, có một câu chuyện trong Cựu Ước về David và Jonathan. Jonèthan là con của vua Saul. Tên này nghĩa là món quà vinh quang của Chúa. Cả hai người này là bạn tốt của nhau. Tôi muốn con trai tôi lớn lên thành một người bạn có nhiều thứ để cho, và đúng thế. Chúng tôi thường nói chuyện dù con ở xa nhà và chúng tôi không gặp thường xuyên lắm.

Điều tôi không xem xét khi Jonathan mới sinh là Jonathan trong Kinh Thánh là một dũng sĩ. Con trai tôi bị ám ảnh với súng ống, dao và quân đội từ khi nó 3 tuổi. Tôi không hiểu tại sao. Như tôi nói, tôi không phải loại dũng sĩ đó.

Kí ức sớm nhất của tôi về những người đàn ông đi chiến đấu được tạo từ những phóng sự trên nhật báo từ một nơi xa xôi được gọi là Việt Nam. Tôi có một người anh em họ đã từng là lính thủy của Mỹ hoạt động ở Việt Nam. Mỗi ngày, gia đình tôi đều cầu nguyện cho việc mau chóng chấm dứt sự thù địch và chuyến đi trở về an toàn của người chúng tôi yêu mến.

Con trai tôi Jonathan giờ là một đại úy trong Hạm đội thủy quân Mỹ. Tháng Chín trước, tôi đọc tin bắt đầu thế này: “Như là một dấu hiệu của những thay đổi lớn ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương trong những năm gần đây, Thủy quân Mỹ có thể sớm bắt đầu cùng Việt Nam huấn luyện sĩ quan” (Marine Times, 9/24/16). “Thủy quân Mỹ tìm kiếm việc huấn luyện cùng người Việt Nam như là hợp tác trong việc mở rộng Thái Bình Dương”.

Ngày nay, con trai của các bạn và con trai của tôi có đặc ân được phục vụ cùng nhau bất kể những khác biệt. Các giá trị chung của chúng ta được thể hiện khi chúng cùng tìm cách bảo vệ và duy trì cái gì là quý giá nhất đối với chúng ta, gia đình, cộng đồng, tổ quốc và thế giới.

Stephen Covey trong Bảy thói quen của người làm việc hiệu quả cao nói:

Không có một nguyên tắc nào nói trong cuốn sách này mà chỉ áp dụng duy nhất với một đức tin hay tôn giáo nào cụ thể, bao gồm cả đức tin hay tôn giáo của tôi. Những nguyên tắc này là một phần của hầu hết các tôn giáo lớn và lâu đời, cũng như các triết lý và các hệ thống đạo đức lâu đời. Chúng là chứng cứ tự thân và bất cứ cá nhân nào cũng có thể tự đánh giá được. Hầu như các nguyên tắc này hoặc các luật tự nhiên này là một phần của lương tâm con người. Chúng có vẻ như tồn tại trong mọi người, bất kể điều kiện xã hội và sự trung thành với các nguyên tắc ấy thế nào, thậm chí các nguyên tắc này có thể bị nhấn chìm hay đánh số bởi những điều kiện và sự bất trung thành như thế.

Covey sau đó viết về “Nguyên tắc của sự thỏa đáng, nằm ngoài toàn bộ khái niệm đã được phát triển của chúng ta về sự bình đẳng và công lý”. Ông viết tiếp về tính nhất quán và lòng trung thực. “Chúng tạo ra nền tảng của lòng tin, cái vốn là thiết yếu đối với sự hợp tác và sự phát triển cá nhân cũng như liên quan cá nhân một cách lâu dài”. Ông tiếp tục thảo luận về phục vụ, sự xuất sắc và tiềm năng.

Như những nguyên tắc này, nhiều giá trị vượt lên những nhóm người khác biệt. trong đó gồm công lý, phục vụ, hòa bình, đức tin, hy vọng và tình yêu. Các giá trị này đều được các chính phủ và tôn giáo cùng chia sẻ.

TS. Martin Luther King, Jr. là một mục sư người Mỹ gốc Phi và là một lãnh đạo về quyền dân sự ở Mỹ. Một trong những đoạn Kinh Thánh ông đã thể hiện trong bài diễn văn “Tôi có một giấc mơ” là Amos 5:24: “Hãy để công lý chảy đi như những dòng nước và lòng chính trực như những con suối không bao giờ cạn” (phần Kinh Thánh tiêu chuẩn được chỉnh lý). TS. King, như nhà tiên tri của Cựu Ước mà ông đã trích dẫn, quan tâm đến những người kém may mắn sốn trong xã hội giàu có, dựa vào thứ bậc, hưởng thụ nhiều thứ xa hoa từ khai thác người nghèo.

Công lý trong thế giới quan của Kitô giáo nói đến những hành động thực tiễn nhằm đảm bảo người yếu thế, người nghèo và những người gặp khốn khó trong xã hội được quan tâm, bất kể họ có xứng đáng hay không (Liên hiệp đức tin Phúc âm và Chính trị).

Timothy Keller, mục sư của Giáo hội Trưởng Lão Redeemer ở thành phố New York nói một xã hội là có công lý khi nó có trách nhiệm về “sự quan tâm đến người góa phụ, trẻ mồ côi, người di cư, và người nghèo – những người đã được gọi là “nhạc công của những kẻ bị tổn thương” (Timothy Keller, Công lý hào phóng: Vinh quang của Chúa đã khiến chúng ta có công lý như thế nào, New York: Dutton, Penguin Group USA, 2010, 3-5).

Công lý về bản chất là có tính phổ biến trong cộng đồng. Nó hành động đúng đắn, không chỉ trong mắt của một người, mà trong mắt của cộng đồng. Công lý đảm bảo rằng người ta sẽ có cái những ta trông đợi, bất kể là sự khẳng định hay sự điều chỉnh cho đúng. Công lý làm việc mà các bộ luật tích cực đòi hỏi. Không quốc gia hay xã hội nào có thể tồn tại mà thiếu công lý. Công lý mang lại cho người khác cái chúng ta muốn cho bản thân mình. Như một tác giả khuyết danh đã viết, “Hãy cùng làm điều đúng đắn theo cách chính đáng vì những lý do chính đáng vào thời điểm hợp lý”.

Phục vụ là ưu tiên và đáp ứng những nhu cầu của người khác. Phục vụ cho thấy dấu hiệu người ta đã tìm thấy ý nghĩa trong cuộc đời khi sống với định hướng về người khác hơn là chỉ tập trung cho bản thân mình.

Giêsu đã nói, “Nhưng Đức Chúa Giêsu gọi đến mà phán rằng: Các ngươi biết rằng các vua dân ngoại thì ép dân phải phục mình, còn các quan lớn thì lấy quyền thế mà trị dân. Trong các ngươi thì không như vậy; trái lại, trong các ngươi, kẻ nào muốn làm lớn, thì sẽ làm đầy tớ các ngươi; còn kẻ nào muốn làm đầu, thì sẽ làm tôi mọi các ngươi. Ấy vậy, Con Người đã đến, không phải để người ta hầu việc mình, song để mình hầu việc người ta, và phó sự sống mình làm giá chuộc nhiều người”. (Matt. 20:25-28, Bản Kinh Thánh quốc tế mới).

Làm lãnh đạo để phục vụ được minh họa bằng việc phục vụ người khác; bằng việc biết rõ về người chúng ta phục vụ; bằng cách quan tâm sâu sắc đến họ; và bằng sự sẵn lòng hi sinh sự thoải mái của riêng bản thân mình để đáp ứng nhu cầu của người mà ta phục vụ. Loại lãnh đạo như thế được Jim Collines gọi là Lãnh đạo cấp độ 5 trong cuốn sách của mình, có tên là Cái Thiện dẫn đến cái Vĩ đại. Những giám đốc điều hành hiệu quả nhất của các công ty mà ông nghiên cứu đều là những người thực hiện quyền lãnh đạo bằng cách phục vụ.

Đây là một giá trị quan trọng đối với mọi quan hệ xã hội. Câu lạc bộ Hoa Hồng là một tổ chức dịch vụ quốc tế của những người đàn ông và phụ nữ chuyên nghiệp. Một trong những dự án ban đầu của họ là xây dựng các nhà vệ sinh công cộng ở trung tâm thành phố Chicago. Từ năm 1979, Câu lạc bộ đã phục vụ khắp thế giới qua Chương trình vắc-cin Polio Plus. Nỗ lực này đã về cơ bản xóa bỏ các trường hợp mắc phải bệnh bại liệt trên thế giới sau này. Câu lạc bộ Hoa Hồng có khẩu hiệu là Phục vụ vượt lên cái Tôi.

Một trong sáu giá trị cốt lõi của Đại học Texas A&M ở College Station, Texas là Phục vụ vô ngã. Mỗi năm vào mùa Xuân, các dự án tình nguyện lớn do sinh viên Mỹ điều hành sẽ diễn ra ở các thành phố Bryan, Texas và College Station, ở Texas. Sinh viên chạy rất nhiều chương trình phục vụ cho cư dân như là công việc trong vườn, lau cửa sổ và sơn tường (www.bigevent.tamu.edu)

Trường Luật của Đại học Texas A&M mở rộng truyền thống phục vụ này đến cơ sở gốc ở Fort Worth, Texas. Một dự án tạo điều kiện cho sinh viên luật hỗ trợ người di cư nhằm phát hiện toàn bộ những lợi ích khi họ sống ở Mỹ. Sinh viên giúp người di cư hiểu quá trình định hướng tới việc có được quyền công dân. Những hợp tác tiếp theo với những nhà cung cấp dịch vụ địa phương tiếp tục diễn ra quanh năm. 300 cuốn sách cho trẻ em được quyên góp bởi Trường Luật và giao cho một trung tâm phục vụ cộng đồng.

Hòa bình còn hơn là sự vắng bóng của xung đột có vũ trang. Hòa bình còn hơn sự ổn định hoặc an ninh cộng đồng. Hòa bình là một sản phẩm đồng thời của công lý. Hòa hợp giữa các nhóm chưa từng trải nghiệm các quan hệ yên ổn là một phương diện của hòa bình. Những người viết Kinh Thánh thường nói về vinh quang và hòa bình. Bằng cách này, họ nói đến sự thịnh vượng và an ninh có tính toàn thể. Trong 1 Timothy 2:1, 2. Thánh Paul viết, “…

Hòa bình bao gồm sự thịnh vượng, an ninh, và nhân phẩm của cá nhân, gia đình và cộng đồng.

Nhà tiên tri Micah của Cựu ước viết, “Ngài sẽ làm ra sự phán xét giữa nhiều dân, đoán định các nước mạnh nơi phương xa; và họ sẽ lấy gươm rèn lưỡi cày, lấy giáo rèn lưỡi liềm; nước này chẳng giá gươm lên nghịch cùng nước khác, và cùng không tập sự chiến tranh nữa”. (Micah 4:3, New International Version of the Bible).

Giêsu xây dựng ý tưởng này khi Người nói, “Phúc cho kẻ làm nên hòa bình” (Matt. 5:9). Phúc nghĩa là rất hạnh phúc hoặc vui vẻ. Hòa bình tạo ra các điều kiện cho các quốc gia, cộng đồng, gia đình và cá nhân chọn lấy sự hợp tác thay vì cạnh tranh, phối hợp hơn là chỉ tìm kiếm lợi ích.

Đức tin là một thái độ của sự tin tưởng vào cái gì đó người ta biết là thật. Đức tin là tin ai đó sẽ làm cái gì đó chưa thành hình hoặc chưa xảy ra. Như Philip Yancey nói: “Đức tin nghĩa là tin trước vào cái sẽ chỉ hợp lý khi xem xét ngược lại”. Elton Trueblood nói thế này: “Đức tin không phải là niềm tin không cần bằng chứng mà sự tin tưởng không cần sắp đặt trước.” Đức tin là sự tin tưởng vào người khác. Vì vậy người khác sẽ tin tưởng mình, chúng ta phải chứng tỏ bản thân là đáng tin và đáng trông cậy.

Moses nhắc người dân Israel về yêu cầu của Chúa trước khi người chết. Trong Deuteronomy 5: 32, 33, ông nói: “Vậy các ngươi khá cẩn thận làm theo, y như Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi đã phán dặn các ngươi; chớ xây qua bên hữu, hoặc qua bên tả. Các ngươi khá đi theo trọn đường mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi đã chỉ cho, để các ngươi được sống, hưởng phước, và ở lâu dài trong xứ mà mình sẽ nhận được”. (New International Version of the Bible). Moses nói với người dân hãy tuân thủ luật lệ. Đức tin vượt lên trên việc nghe và ghi nhớ cái gì là chân thực bằng cách sở hữu chân lý và khiến nó trở thành một lối sống.

Các gia đình đầy tràn đức tin yêu và tin tưởng lẫn nhau. Điều này là không chỉ tốt cho các gia đình và các cá nhân vốn liên quan đến nhau mà còn cho cả cộng đồng. Các bậc cha mẹ quan tâm chu đáo đến con cái khi họ còn trẻ. Trẻ em quan tâm cho người thân cao tuổi. Các gia đình trân trọng và phục vụ nhau. Điều này củng cố đời sống cộng đồng. Cái được thể hiện ở trong nhà cũng sẽ sống động ở nơi làm việc, ở trường học, và trong dịch vụ cộng đồng.

Hi vọng dẫn chúng ta tới việc xem xét những thách thức của tương lai và ứng phó với rủi ro với tất cả sự khiêm nhường vì thế thế giới của chúng ta có thể trở thành một nơi tốt đẹp hơn cho mọi người khi chúng ta cùng nhau phục vụ. Hi vọng không thể bảo đảm những điều xấu không xảy ra. Nhiều vấn đề trong thế giới chúng ta gây ra sầu khổ. Hi vọng đối mặt với những hiện thực của mọi thứ xấu xa có thể xảy ra và mang lại sự đánh giá thực sự về mọi thứ có thể khác đi và tốt hơn. Hi vọng nhìn thấy những điều tốt đẹp trong thế giới chúng ta và làm việc để nhân chúng lên gấp bội. Như Thánh Augustine nói: “Hi vọng có hai con gái xinh đẹp. Tên của chúng là Giận dữ và Dũng cảm; Giận dữ đối với cách tồn tại của mọi thứ, và Dũng cảm để thấy rằng những thứ ấy không mãi mãi tồn tại theo cách đó”.

C. S. Lewis nói: “Nếu bạn đọc lịch sử, bạn sẽ thấy người Kitô hữu làm nhiều thứ nhất cho thế giới hiện nay không chỉ là những người nghĩ hầu hết các ý tưởng cho thế hệ tiếp theo… Từ khi người Kitô hữu dừng nghĩ về thế giới khác họ trở nên kém hiệu quả trong thế giới này. Hướng mục tiêu đến Thiên đàng và bạn sẽ có hạ giới; hướng tới hạ giới và bạn sẽ chẳng có gì cả”. Giám mục Desmond Tutu, đối mặt với những vấn đề lớn lao của Nam Phi nói: “Hi vọng là có khả năng nhìn thấy có ánh sáng bất kể tất cả là bóng tối”.

Hi vọng đưa TS. Dyann Daley, giám đốc điều hành của Trung tâm Ngăn chặn bạo hành trẻ em, đến việc thành lập một liên minh của các lãnh đạo cộng đồng nhằm xóa bỏ lạm dụng trẻ em ở Fort Worth và Hạt Tarrant, Texas. Sau khi chứng kiến cái chết của một đứa bé do bị tổn thương nội tạng vì bị đánh, cô hứa rằng miễn là trong khả năng của mình, điều này sẽ không được phép xảy ra nữa. Cô nghiên cứu vấn đề này cẩn trọng và nói với tiếng nói riêng. Hi vọng bền chắc của cô là một ngày sớm đến, Hạt Tarrant sẽ không còn thấy trẻ em phải chết vì bị lạm dụng hoặc ruồng bỏ.

Tình yêu còn hơn sự hồi đáp về cảm xúc. Tình yêu chọn lựa và cam kết. Tình yêu tìm kiếm cái tốt lành cao nhất dành cho người khác, bao gồm cả kẻ thù của chúng ta. “Tình yêu là câu trả lời cho những vấn đề căn bản nhất của tồn tại người. Không có tình yêu, mọi thứ khác thực sự không có nghĩa”. (Liên hiệp Đức tin Phúc âm và Chính trị). Saul Bellow nói: “Một người chỉ tốt lành như cái người đó yêu mến”.

Tình yêu đưa ta xa rời thái độ tập trung vào bản thân và những mưu cầu vị kỷ. Tín hữu Kitô tin rằng Thiên Chúa là Tình yêu (1 John 4: 8), Ngài yêu mọi người (John 3: 16), và chúng ta được kêu gọi yêu người khác như Thiên Chúa yêu chúng ta (John 15: 34), 35. Tình yêu của Thiên Chúa có thể thấy trong việc để Con mình chết trên cây thập giá để chuộc tội cho chúng ta. Đó là Tình yêu của Thiên Chúa đã khiến chúng ta yêu bạn bè và hàng xóm, đồng nghiệp và những đối thủ cạnh tranh.

Tình yêu thực sự tìm cách diễn đạt theo những cách thức thực tế như là thể hiện sự tử tế với người lạ, thực hành lòng hiếu khách, và cho đi một cách rộng rãi. Tình yêu là lòng trắc ẩn và tử tế. Tình yêu không ích kỷ. Mẹ Têrêsa nói: “Tôi đã tìm thấy một nghịch lý mà nếu tôi yêu cho đến khi thấy bị tổn thương, thì không còn tổn thương nữa, chỉ còn nhiều tình yêu hơn thôi”.

Đó là tình yêu dành cho những đứa trẻ chưa được chăm sóc đầy đủ dẫn đến việc bà Hiệu trưởng Marta Plata đứng ra lãnh đạo một trong những trường học kém nhất ở Fort Worth. Trường đối mặt nhiều thách thức lớn từ khác biệc về giáo dục trong số những phụ huynh và thành viên gia đình cho đến các vấn đề về kỷ luật vốn cản trở môi trường học hành hiệu quả và bình yên. Ngày nay, trường tiểu học này nằm trong những trường học tốt nhất ở Fort Worth. Các vấn đề kỷ luật không còn là những vấn đề lớn nữa. Một lái xe tải chuyển hàng nói với bà Plata rằng trường của bà là điểm dừng ưa thích của ông mỗi ngày, đó là nơi an lành nhất trong tuyết đường làm việc của ông.

Cùng nhau, đàn ông và phụ nữ từ các nền tảng đức tin khác nhau, nhóm người khác nhau, và chính phủ khác nhau có thể tạo ra một không gian chung để cùng đứng với nhau trong khi cùng xây dựng những cuộc đời, gia đình, và cộng đồng tốt đẹp hơn. Các giá trị chung mang lại cho họ sức mạnh để làm việc cùng nhau để xây dựng các thực hiện giáo dục và thương mại cởi mở với sự tiến bộ và hiệu suất cao hơn. Cùng nhau, họ có thể phục vụ và mang lại sức mạnh cho mọi người trong cộng đồng của mình để sống một cuộc sống yên bình và yên tĩnh.

David Bowwman
Director, Tarrant Baptist Association
Trích “Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc tế” 2017, tr. 46-51