Sứ điệp Trống Đồng (7) - Ý nghĩa vòng đồng tâm trên mặt trống
1. Ý nghĩa vòng đồng tâm
Muốn hiểu được triết lý ẩn trong trống đồng cần phải tìm hiểu ý nghĩa của vòng đồng tâm: chính vòng nọ đã chi phối trọn vẹn sự bố cục trên mặt trống, nó ở tại các vòng lớn nhỏ xếp theo hướng quy tâm: vòng ngoài cùng lớn nhất rồi tới các vòng trong nhỏ dần, càng gần trung tâm càng nhỏ lại, nhỏ mãi cho tới lúc biến mất, nói theo triết là cho tới lúc chạm vào sự Trống rỗng, lân cận với hư vô (lân hư). Các điều trên nói lên ba điểm then chốt của triết Việt.
Thứ nhất đó là vòng tròn nói lên tính chất năng động (thay vì vuông là tĩnh).
Thứ hai nói lên sự nhấn mạnh trên tình người biểu lộ vừa bằng đường tiến tả nhậm (ngược kim đồng hồ) vừa bằng các vòng càng vào trong càng bé dần để cuối cùng hòa đồng với trung tâm nên gọi là vòng đồng tâm (đồng với tâm tình).
Thứ ba là vòng đồng tâm bên Việt nho được khám phá ra là nó xuất từ hình chim (xem quyển Cradle tr.169-173). Khi nhìn thẳng vào mặt trống ta đã có thể suy đoán ra được điều này vì chim với vòng đồng tâm đi theo cùng một tiết nhịp: chim biểu thị siêu hình (bay cao), vòng đồng tâm cũng biểu thị siêu hình (đi tới lân hư) như vậy. Đó là mấy nét đặc trưng của nền văn hóa Việt tộc.
Hỏi tại sao lại cần vòng đồng tâm?
Thưa rằng triết Việt định nghĩa con người như sự tụ hội của đức trời cùng đất. Hai chữ “giao chỉ” muốn nói lên điều đó. Như vậy lý tưởng phải là giúp vào việc cân bằng hai đức đó sao cho thiên và địa ở đúng vị trí của mình không bên nào lấn bên kia thì con người mới nên người trung thực. Đó là điều rất vi diệu xưa rầy nơi con người thường thường đức của đất trổi vượt hơn đức trời, nên người chưa là người mới là một thứ ngừơi nhỏ xíu (homunculus). Sở dĩ đức của đất (địa chi đức) đã chiếm được phần thắng vì nó hiện ra hình thù lù trước giác quan ai cũng thấy, cũng theo được. Điều đó không có gì lạ. Đáng lạ là cả đến những triết gia, những nhà sáng lập các nền đức lý cũng bị lừa luôn: sở dĩ như vậy vì đúc đất đã được “thăng hoa” thành những hình siêu giác như cõi tiên, âm phủ… hoặc lý giới (thế giới của những ý niệm hay lý niệm). Vì vậy hầu khắp triết gia bị lầm: yên trí rằng mình đã từ bỏ trần giới (thế giới của giác quan), ngờ đâu còn nằm gọn trong vòng tay của “địa chi đức”. Vì thế triết vẫn sa đọa cho tới nay: tứ cvẫn vẫy vùng ở giữa hai thái cực: không duy tâm thì cũng duy vật. Duy vật sai đã đành nhưng duy tâm cũng sai nốt, sai ở hai điểm: một là muốn thoát khỏi vật chất thì đó là điều lầm, con người không chỉ là thiên chi đức, mà còn là địa chi đức nữa: bỏ đất sao được. Lấy chi mà giao chỉ. Bỏ đất thì đất sẽ tàng hình để theo mình sát nút trên nẻo siêu hình: những hình đó tóm vào hai loại là bái vật và ý hệ. Cả hai đều đồng một họ duy: duy tâm tựu trung cũng duy vật như ai, tệ hơn nữa là không biết mình duy vật nên tự xưng là duy tậm. Nhưng duy tâm hay duy vật, duy trời hay duy đất cũng là đánh mất nét song trùng giao chỉ. Còn lại có một làm sao mà giao.
Triết Việt đã thoát đựơc tai họa trên bằng tìm ra được điểm nối cả hai ở nơi trung tâm gọi là “hư tâm”. Con đường tiến đến chỗ đó gọi là vòng đồng tâm, hay là con đường xứ nghệ, đều chỉ sự Trống rỗng của tâm hồn (*).
(*) Trong bài lúc dùng chữ quy tâm, vòng đồng tâm, lúc nói luật xứ Nghệ hay Nghệ An, cả hai xét về cơ cấu là một, dùng thay đổi để tập làm quen với mấy biểu dụ quan trọng của ta.
Khi nào con người trút bỏ được các ràng buộc do dị đoan mê tín (bái vật) hoặc do những hệ thống tư tưởng một chiều (ý hệ) sẽ đạt điểm giao thoa nọ: tâm hồn sẽ thấy an vui cách siêu tuyệt nên cũng gọi là mạch nứơc cam tuyền hay là Việt tỉnh tức là cái giếng siêu Việt luôn luôn vọt lên nước hằng sống. Lúc ấy sẽ thể nghiệm được rằng mấy chữ thiên địa chi đức không phải là hư tự mà chỉ tỏ cái nguồn suối bao la của đức trời đức đất, của làn linh lực vô biên mà khi tâm hồn nào trở lại đúng cỡ sẽ có thể cảm thấy như được hớp vào mạch suối cam tuyền. Tất cả triết lý Việt nho nằm trong đó. Vì là mạch nứơc siêu linh nên cách bày tỏ cũng hết sức phong phú: bằng nhiều tên như suối cam tuyền, Việt tỉnh, xứ nghệ… Sở dĩ chữ nghệ được dùng làm khung cho triết vì nó có hai nét: một xuôi một ngược, nét ngược chỉ sự siêu linh thuộc đức trời, nét xuôi chỉ vật thể thuộc đức đất. Do vậy nét ngược khó hơn nét xuôi, nét xuôi chiều ai cũng thấy cũng dễ dàng đi theo nên hay đi quá đà, khi đã quá đà thì rơi vào duy vật. Nho gọi tật đó là “đồng hồ lưu tục” tức để mình hòa đồng với lưu tục, với thế thường của đám đông, không còn gì dành lại cho con đuờng tâm linh vi tế, vì vi tế nên dễ khuất mắt, dễ quên nên chỉ bằng nét ngược chiều và quả thực nó ngược chiều từ trong bản chất: ở đời ai không muốn có, đây lại đề cao không. Ai không muốn nhiều, đây lại đề cao ít. Ít đến độ cùng tột “không không” lại cho là lý tưởng, gọi tônlên là “độ có thể nghe được lời không tiếng (thính ư vô thanh), ngửi được mùi không hơi, gọi tắt là vô thanh vô xú”. Việt Nho lấy đó làm lý tưởng tột cùng. Đấy là lý do tại sao Việt Nho đi theo chiều ngược kim đồng hồ, đi theo chiều tả nhậm (nói thông thường là đề cao tình người trên lý sự).
Đó quả là con đường kỳ lạ ngược với thường tình, vì thế tiền nhân đã suy tư rất nhiều trong khi đặt tên cho vật cao cả nhất là cái trống để nhấn mạnh đến sự Trống rỗng tâm hồn là điều tối quan trọng trong triết. Rồi sợ con cháu quên nghĩa của từ Trống nên đã khắc vẽ lên mặt trống đường tiến ngược kim đồng hồ. Nho giáo cũng lược đồ hóa trong những điển văn chính như Hồng phạm Cửu trù, Lạc thư… thảy đều đi theo lối tả nhậm như vậy. Ý nghĩa của sự vụ là con đường tâm linh phải đi ngược chiều. Có ngược chiều thì nhân mới thành nhân linh. Ta có thể ví điều đó với điện lực cũng có 2 dây ngược chiều: không có đường dây ngược chiều máy không chạy, đèn không sáng. Con người cũng vậy nếu đi theo một chiều xuôi là duy vật sẽ không ra người, Việt nho coi việc đi theo chiều đất (đồng hồ lưu tục) là đường vong thân. Vì vậy đưa ra những biểu tượng như trống đồng kèm theo Cửu lạc, Hồng phạm như đã bàn nơi khác.
2. Ba đoạn văn kinh lễ
Ở đây xin đưa ít chứng từ rút tự Kinh Lễ đề cao những cái ngược chiều:
a. Điểm nhất là câu “Hữu dĩ thiểu vi quý”, có chỗ lấy sự ít làm trọng. Điều này được áp dụng vào lễ cao trọng hơn hết: lễ tế trời, khi tế trời chỉ được dùng một trâu nhỏ (tế thiên đặc sinh). Trái lại tế thần lúa (xã tắc) dùng tới ba con. Xã tắc thuộc đất kém hơn trời lại được ba con, trời cao hơn chỉ được một con là theo đường tả nhậm lấy ít làm trọng.
Cũng trong chiều hướng “dĩ thiểu vi quý” này mà ngựa kéo xe thiên tử chỉ được trang sức có một băng, các xe hạng nhì đeo tới bảy băng. Thí dụ khác, khi chư hầu tiếp thiên tử đến thăm chỉ giết một bò đực nhỏ. Thiên tử ăn xong một món thì (tuyên bố) đủ rồi, chư hầu tiếp nhau sau hai món mới tuyên bố đủ. Đại phu và kẻ sĩ sau ba món. Thường dân làm việc chân tay càng nhiều càng hay. Như vậy theo lễ chính ra càng cao chức càng ăn ít. Vua ăn có một vì là “thiên tử” cũng như trời chỉ tế có một con bò. “Thiên tử nhất thực, chư hầu tái; Đại phu, sĩ tam; Lực vô số”. Nên ghi nhân đó là lý do tại sao bên Đông phương kính trọng tuổi già rất mực, mặc dầu xét về đàng sản xuất càng già sản xuất càng bớt dần. Nếu theo chiều thuận tất sẽ coi tuổi già hết giá trị vì sản xuất kém (Xem Li Ki, chương VIII.8).
b. Về cao thấp cũng vậy không phải chỉ có cao mới quý, mà thấp cũng có cái quý của nó, Kinh Lễ nói:
“Hữ dĩ hạ vi quý, chí kính bất đàn, tảo địa nhi tế” (VIII.10). Có chỗ lấy thấp làm quý: khi kính cùng cực không lập đàn, (cao lên) nhưng quét sạch ngay mặt đất mà tế. Như thấy trong hai lễ phong thiện xưa quét đất cho sạch để làm bàn thờ.
c. Hữu dĩ tố vi quý giả, chí kính vô văn (VIII.10). Có những chỗ lấy đơn sơ làm quý, kính cùng cực lại không trang sức, như tế cha mẹ bên nội không có nghi lễ rềnh ràng (phụ đảng vô dung VIII.14). Ngọc của thiên tử không khảm phần trên. Canh cao nhất không tra vị. Điểm này nói lên sự trong trắng thanh tịnh. Vì vậy trâu tế trời phải thanh tẩy ba tháng. Đang khi những vật tế thần xã tắc chỉ cần đủ số là được. Không phải thanh tẩy, mà cần nhiều.
Đó là vài ba thí dụ đưa ra để nói lên con đường ngược chiều chú ý trong những việc cao trọng nhằmmục đích giữ mực thước giúp tránh con đường xuôi chiều đi đến chỗ quá đáng: không phải chỉ có to, có nhiều, có phiền tạp mới quý, mà ít, thấp, đơn sơ cũng có cái quý của nó. Điều cốt chính là sự tương xứng:
“Cổ chi thánh nhân, Đa chi vi mỹ.
Nội chi vi tôn, Bất khả đã dã.
Ngoại chi vi lạc, Bất khả quả dã.
Thiểu chi vi quý, Duy kỳ xứng dã” (Lễ Ký VIII.17)
“Thánh nhân xưa lấy nội tâm làm cao quý nhất. Còn những cái bên ngoài chỉ để cho vui. Lấy ít làm quý, còn nhiều là để cho đẹp mắt. Mỗi vật có cái hay của nó không cứ gì phải nhiều, cũng không cứ gì phải ít, quan trọng là phải cân xứng.”
(H.54: Đồ gốm Bang Chiang (Đông Thái Lan) cũng vòng đồng tâm xoáy ốc.)
Đó là những lối bênh vực phẩm không để cho lượng lất át. Trái lại cần đề cao, cần nâng đỡ thì chính là bên phẩm, bên ít, bên “yếu”. Điều này được áp dụng vào những việc điển hình thí dụ khi thiên tử tế trời phải để trần vai tả (Nho kêu là tả đản, hoặc vắn tắt là đản). Cũng như khi thiên tử giúp bàn cho mấy bô lão ngồi ăn cũng phải để trần vai tả mà thái thịt đưa hầu các lão (Thực tam lão ngũ canh ư đại học, thiên tử đản nhi cất sinh. Lễ Ký XVIII chương 3, câu 21). “Khi thiên tử hầu bàn ba bô lão (tam lão) và năm vị già có kinh nghiệm (ngũ canh) nơi nhà đại học phải để trần vai tả mà cắt thịt”, tức là Nho đã chấp nhận tục tả nhậm của Việt tộc có mang nghĩa sâu xa là giúp cho hai chỉ trời đất giao hội. Muốn thế cần phải săn sóc, nâng đỡ chỉ trời (phẩm) bằng tục tả đản, đừng để cho chỉ đất (lượng) lấn át. Đó là điều được hàm ngụ trong tục tả nhậm, tả đản, đây là nét đặc trưng của Việt Nho mà tiền nhân ta đã nhấn mạnh. Do vậy nói được đó là nét đặc trưng của riêng Việt tộc. Thực ra tinh thần tả nhậm là đề cao phẩm trên lượng, đề cao linh thiêng trên vật chất, bênh che kẻ yếu thế (tả nhậm) chống kẻ võ biền v.v… đâu đâu cũng có hết, nhưng chỉ có ở đợt lương tri không vươn lên đợt cơ cấu, nên một đàng đã không có những cố gắng nâng đỡ phe yếu như tâm tình, phụ nữ, già cả, người nghèo v.v… còn đi tài bồi cho phe hữu như đề cao lý trí lấn tâm tình, đề cao sức mạnh, kẻ có quyền thế. Đó là làm một việc thừa vì vốn nó đã mạnh, triết thuyết cũng như đức lý còn tăng cường thêm tất nó sẽ lấn át phe yếu. Nghệ thuật cổ sơ ở nhiều nơi đi đến mức khổng lồ chính vì thiếu con đường tả nhậm. Trong triết lý trí được đề cao đến độ trở thành duy trí lấn át tâm tình, đó cũng là hậu quả do sự thiếu con đường tả nhậm. Nguyên lý mẹ bị chôn vùi cũng vì thế. Xem vậy ta mới thấy con đường tả nhậm thực đáng quý và hiểu được tại sao năng gặp thấy nó trong văn hóa Việt Nho, như về “tả nhậm” có nghĩa là phù yểu: phù trợ bên yếu.
Xem ít điểm trên đủ biết Nho cũng như Việt đều cố công đi trên con đường tả nhậm của xứ nghệ, nhờ thế tránh được những lối nghệ thuật khổng lồ, với hậu quả đồng hành của nó là chế độ nô lệ; trái lại nhờ đường ngược chiều tiên tổ ta đã đi vào được miền Nghệ An (kinh đô của Lạc Long Quân). Hãy đem luật trên để áp dụng vào một điểm đặc biệt trong di sản tinh thần của đất nước, nhưng cho tới nay chưa được soi sáng đó là Tứ Linh.
3. Tứ linh
Tứ linh là điểm quen thuộc với người Tàu cũng như Việt luôn luôn gặp trong sách cũng như trên các bức chạm vẽ, nhưng nếu hỏi về ý nghĩa ít mấy ai thưa được vì nó thuộc con đường ngược chiều nên dễ quên. Thí dụ hỏi tứ linh là những con vật nào? Nói long li quy phượng hay long lân quy phượng. Và nhất là tại sao lại gọi là tứ linh. Đó là những vấn đề hóc bua mà chỉ có sự áp dụng luật xứ nghệ mới dọi được ít tia sáng, ngoài ra sách vở có nói đến cũng đều bâng quơ. Hãy bỏ các sách bàn ngoài rìa chỉ lấy ngay chính ngũ kinh làm cứ cũng không tìm được câu trả lời. Chẳng hạn Kinh Lễ nói về tứ linh như những vật cầu may (Mascot), thí dụ trong nhà nuôi được rồng, lân, phượng thì chim muông, tôm cá không xa lìa, tức là có được cảnh phong túc; còn nuôi rùa thì tình người không lỗi. “Tứ linh dĩ vi súc, cố ẩm thực hữu do dã” (Lễ Ký VII.30, 9). Rùa được tin là vật biết trước những việc sắp xảy ra, nên mu nó được dùng trong việc bói toán. Đại khái đó là lời đáp của Kinh Lễ. Không hẳn sai nhưng ghé màu ma thuật, chưa đủ thỏa mãn óc khoa học và triết lý lại có phần “lợi hành”: ‘Nuôi được lân thì chim muông tôm cá có dư ăn!”. Còn bảng tứ linh đưa ra có vẻ du mục (nhà binh) vì có đến 2 con dữ là bạch hổ và huyền võ: chiến sĩ đen! Bảng đó như sau: khi quân binh tiến thì
trước mắt là chu điểu (nam),
sau lưng là huyền võ (bắc),
bên tả thanh long (đông)
bên hữu bạch hổ (tây).
Thứ tự trên đây xếp theo ngũ hành mang tính chất bác học: mỗi tên con vật chỉ bằng hai chữ, lại thêm hai con ưa võ, nên không giúp hiểu được luật xứ nghệ, cũng như không nói lên được con đường “tứ linh” là đường đi đến chỗ bé nhỏ dần, xa lìa võ lực, vì đó là con đường đi đến chỗ linh thiêng hóa. Vì vậy ngoài thứ tự trên ta còn thấy hai thứ tự khác có tính cách bình dân (mỗi con chỉ bằng một chữ) đó là:
Long, lân, quy, phượng; và
Lân, li, quy, phượng.
Thứ tự một xếp theo lối xứ nghệ: tự đông (long) xuống nam (lân) làm thành nét phảy, rồi từ bắc (quy) xuống tây (phượng) làm thành nét mác, đó là tự dạng chữ Nghệ. Lối này nói lên luật xứ nghệ cách trực thị (qua dạng tự). Thứ tự hai xếp theo đường “tả nhậm” hay là vòng khắc cũng gọi là vòng trời: từ lân phương nam bên li phương đông, rồi bắc (quy) xuống tây (phượng) (H.55), tứ c cùng một vòng với Lạc thư và Trống đồng: đi ngược kim đồng hồ để trở lại với tâm hồn. Yếu tố Việt vượt lên trọn vẹn. Quy mất chữ võ, còn bạch hổ biến mất, có còn dấu vết chăng là trong lân. Nhưng lân chứa nhiều yếu tố Việt hơn như đuôi bò, vảy cá, chân ngựa, sừng có thịt: rất hòa bình.
(H.55: Lân, Li, Quy, Phượng)
Về chữ Li cũng là một thứ rồng (long), rồng bể nói được là rồng còn đang hình thành, cũng có sách giải nghĩa là rồng vàng không ngà (*). Tại sao không nói long mà lại nói li? Chỗ này có thể đưa ra mấy lý do rất vi tế. Trước hết vì li còn chưa hẳn là rồng hoàn bị. Rồng hoàn bị ở biển mà cũng có thể bay lên trời, còn li mới chỉ là rồng bể. Vậy tại sao lại được chọn hơn rồng. Nếu thưa vì chữ li dẫn sang quy thuận vần hơn long thì đó mới là lý vòng ngoài thuộc văn chương. Lý do sâu xa thì phải tìm trong luật xứ nghệ “dĩ thiểu vi quý”. Bớt mãi sự hoàn bị về lượng để dọn tâm hồn đi lên phẩm, theo đó các vật tế người chết không được dùng vật hoàn bị mà phải dùng đồ “minh khí”, mà thực chất là đồ bất toàn. Kinh Lễ giải nghĩa rằng làm như vậy cốt cho con cháu coi người chết như linh thiêng, để tránh tai họa chôn người sống theo người chết, vì tưởng người chết còn cần tiêu dùng y như người sống. Khổng Tử nói rằng dùng hình người ngựa bằng rơm thì tốt, còn làm những người máy bằng gỗ biết nhảy là bất nhân (Lễ Ký I). Những cái ly uống nước kêu là chạc có giùi lỗ nằm trong ý nghĩa này. Tuy vậy đây mới là ý nghĩa có tính cách luân lý, chưa hẳn đủ cao. Muốn đạt lý lẽ thấu triệt cần áp dụng luật xứ nghệ, theo đó sự vật cốt phải chưa hoàn bị để tránh cho tâm hồn bám víu vào, rồi quên đi không vươn tới đợt tâm linh. Trong Kinh Lễ có câu “an an nhi năng thiên” nghĩa là yêu vật gì cũng đừng yêu quá mãnh liệt, chỉ nên yêu cách thanh thản (an vi) mới có thể di chuyển (năng thiên) tức tâm hồn mới dễ vươn lên. Những trà thất thường để một hai nơi còn dang dở là theo ý đó. Lối dạy học của Khổng Tử “cử nhất ngung” chỉ nhắc một góc, chứ không nhắc hết cả là cốt để dịp cho môn sinh tự tìm kiếm, tự vươn lên. Nếu vậy dùng li còn đàng dang dở đúng hơn long đã phát triển tới tận cùng.
Trong sách Trung Dung có câu “tâ