Crux: thập tự giá, thập giá, thánh giá, khổ giá

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 1974 | Cật nhập lần cuối: 2/3/2016 8:53:28 AM | RSS

1. Mỗi lần đọc kinh Tin Kính, tôi hay bị chia trí khi đọc đến câu “chịu đóng đinh trên cây thánh giá”. Tôi thường nghĩ quan Phongxiô Philatô lấy đâu cây thánh giá để đóng đinh Chúa Giêsu? Cây giá đó đã là thánh thì làm sao gây đau khổ cho Chúa Giêsu? Làm sao lại là một hình phạt được? Cây giá đó trong tiếng Việt có nhiều cách gọi. Chúng ta cần tìm hiểu ý nghĩa của các thuật từ chỉ về cây giá đó: thập tự giá, thập giá, thánh giá khổ giá và thập ác.

2. Nghĩa của những chữ thập, tự, giá, thánh, khổ, ác

2.1. Thập [1]

Có những chữ Hán này: . Trong thuật từ thập tự giá là chữ (thập), nghĩa là dt. (1) Tên số một cộng chín: thập nhân (mười người); tt. (2) Số nhiều: thập mục sở thị (ai ai cũng thấy); pht. (3) Rất; hết mức: thập phân, thập nhị phân (ngoại hạng); (4) Hoàn toàn: thập toàn thập mỹ.

2.2. Tự

Có nhiều chữ Hán: 屿. Ở đây là chữ (tự), nghĩa là: dt. (1) Chữ, ký hiệu ghi ngôn ngữ: văn tự;tự điển; (2) Biệt danh (tự là tên được đặt khi đủ 20 tuổi làm lễ đội mũ và công khai gia nhập xã hội người lớn): Đức Khổng Tử có “tự” là “Trọng Ni”; (3) Họ Tự ; đt. (4) Người con gái đã hứa hôn.

2.3. Giá

Có nhiều chữ Hán: . Trong trường hợp này là chữ (giá), nghĩa là: dt. (1) Khung để treo: y giá (khung áo); (2) Gác (để đặt đồ vật): thư giá (kệ sách); (3) Cấu trúc của vật: cốt giá; (4) Giàn: Đậu giá (giàn đậu); đt. (5) Bắt cóc: cường hành giá tẩu (Dùng sức mạnh bắt đi); (6) Xây dựng cầu, bắc cầu:giá kiều; (7) Đánh lộn: đả giá; (8) Chống lại: giá bất trú (đấu không lại; không chịu nổi); (9) Tranh cãi: khuyến giá (can đôi bên); (10) Làm điệu, ra vẻ ta đây: bài giá tử; (11) Loại từ (lượng từ): Cỗ, chiếc: Nhất giá phi cơ (một chiếc máy bay).

2.4. Thánh [2] ()

Có những nghĩa sau đây: dt. (1) Người tu dưỡng nhân cách tới cõi cùng cực; (2) Phàm cái gì mà tới tột bực đều gọi là thánh; (3) Lời nói tôn kính nhất; (4) Người hiểu thấu mọi việc; sáng suốt, cái gì cũng biết rõ; (5) Họ Thánh; (6) Tôn xưng ông vua; (7) Người học thức hoặc đạo đức thâm cao; (8) Nhân vật được tôn thờ hoặc thần linh; (9) Đấng tạo ra trời, đất, chúa tể của muôn loài, theo một số tôn giáo; tt. (10) Cái gì thuộc về nhà vua thời phong kiến; (11) Chữ trong Kitô giáo dùng để gọi Chúa Giêsu và những gì thuộc về Chúa (Ví dụ: tượng thánh, chén thánh, nước thánh, toà thánh...).

2.5. Khổ