Lễ Vía Trời mùa Xuân

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 3084 | Cật nhập lần cuối: 2/3/2016 8:53:28 AM | RSS

1. Trời là thủy tổ

Nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam, Hoàng Trọng Miên tóm tắt quan niệm về Trời của dân Việt như sau:


“Trời là một bậc quyền phép vô song ở trên cao, làm ra tất cả.

Trời có con mắt, thấy tất cả, biết hết mọi sự xảy ra ở thế gian. Trời là cha đẻ muôn loài, xét đến muôn việc, thưởng phạt không bỏ ai. Do đó mà con người tin có Đạo Trời, thờ Trời, cho là Trời sinh, Trời dưỡng, và đến khi chết thì về chầu Trời.

Trời vô hình, không nói, nhưng người ta tin là ở đâu đâu cũng có mặt của Trời, không một ai tránh khỏi lưới Trời[1]


Người Trung Hoa cổ xưa quan niệm Trời là thủy tổ. Quan niệm này có thể tìm thấy trong Kinh Thi qua câu: “Thiên sinh chưng dân…” Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê cho rằng chữ "dân" ấy tức là chữ "nhân".[2] Như vậy, Thiên sinh chưng dân tức là Trời sinh ra con người.

Đổng Trọng Thư đời Hán cho rằng Trời là thủy tổ của con người, nên viết trong sách Xuân Thu Phồn Lộ như sau: “Thiên diệc nhân chi tằng, tổ, phụ dã.” (Trời cũng là cụ, là ông, là cha con người.)


Ngày nay, khi cúng thời vào các giờ Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu, người đạo Cao Đài đọc bài xưng tán Đức Chí Tôn: Đại La Thiên Đế / Thái Cực Thánh Hoàng / Hóa dục quần sanh / Thống ngự vạn vật… Như thế, đã tin rằng Trời sinh hóa và dưỡng nuôi vạn loại, trong đó có con người.

Từ quan niệm Trời là thủy tổ con người mà có lễ tế Giao, hay tế Nam Giao, tức là lễ tế Trời.

2. Lễ tế Trời

Theo Đỗ Bằng Đoàn và Đỗ Trọng Huề, Kinh Lễ giải thích ý nghĩa lễ tế Trời (tế Giao) như sau: “Tế Giao để trả ơn Trời, muôn vật sinh ra bởi Trời, người ta sinh ra bởi tổ.” [3]

Theo đạo hiếu, trong nhà con cháu giữ cúng giỗ tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Trời cũng là cha của người, nhưng ngày xưa dân chúng không được phép thờ cúng Trời mà phải nhường đặc quyền này cho Thiên tử (con Trời, vua). Kinh Lễ chép quy ước này như sau: “Vua thánh [vua giỏi, hiền minh] mới hay tế Đức Thượng Đế, con thảo mới hay tế cha mẹ.” [4]

Qua tài liệu dẫn trên, chúng ta thấy khi Đức Thượng Đế mở đạo Cao Đài thì tất cả mọi người đều được thờ Trời là Cha của mình, không còn phải “nhường” cho vua nữa.

Dưới triều Nguyễn nước ta, các vua chọn một địa điểm ởphía nam kinh thành để làm lễ tế Trời. Nơi này gọi là Giao, là một gò đất tròn dựa theo quan niệm xưa trời tròn đất vuông (thiên viên địa phương). Kinh Dịch có câu: “Những khí dương trong sạch, nhẹ nhàng, nổi lên trên, bao trùm khắp cả trái đất làm thành hình tròn là trời. Những khí âm vẩn đục, nặng đặc, lắng xuống dưới, thu gọn trong bầu trời làm thành hình vuông là đất.” [5]

Như vậy, tế đất thì chọn gò đất vuông, nằm về phía bắc kinh thành. Tế Trời vì thế gọi là tế Nam Giao, và tế đất gọi là tế Bắc Giao.

Tự điển Khang Hy giải thích: “Đông Chí tự Thiên vu Nam Giao. Hạ Chí tự địa vu Bắc Giao. Cố vị tự Thiên địa vi Giao.” Nghĩa là: Ngày Đông Chí tế Trời ở gò phía nam. Ngày Hạ Chí tế đất ở gò phía bắc. Cho nên tế Trời đất gọi là Giao.[6]

Đỗ Bằng Đoàn và Đỗ Trọng Huề viết: “Các đế vương ngày xưa đặt ra lễ tế Giao để tế Trời đất, lấy nghĩa vua thay Trời trị dân vỗ yên trăm họ, vua là con Trời nên phải tế Trời cũng như con phải nuôi cha mẹ. Hàng năm vua tế Trời là giữ lễ làm con, khi khởi binh cáo với Trời là giữ đạo làm con. Trời là Đấng Chí Tôn, giữ gìn vận mệnh và ban hạnh phúc cho muôn dân, nên khi tế Trời, đích thân vua là chủ tế.” [7]

Lễ tế Trời có ở Trung Quốc từ đời thượng cổ, với vua Thuấn. Đến thế kỷ 12 truyền vào Việt Nam, từ đời vua Lý Anh Tông (1138-1175). Vậy, trước vua Lý Anh Tông, triều đình Việt Nam không giữ độc quyền được tế Trời.

Đời vua Hùng Vương thứ sáu, người con thứ mười tám là Tiết Liệu được truyền ngôi nhờ tìm ra cách làm bánh dầy hình tròn và bánh chưng hình vuông để cúng trong dịp đầu xuân. Bánh dầy tượng trưng cho trời tròn, bánhchưng tượng trưng cho đất vuông. Vậy, vào thời Hồng Bàng, tục cúng trời đất không dành riêng cho ai.

Chúng ta cũng thấy rằng khi đạo Cao Đài đưa tín ngưỡng thờ Trời vào quảng đại quần chúng là phục hồi truyền thống văn hóa dân tộc.

Nên lưu ý, người Trung Quốc tế Trời vào ngày Đông Chí, nhưng tại Việt Nam lễ vía Trời của đạo Cao Đài và tục cúng bánh dầy, bánh chưng lại tổ chức vào đầu xuân.

Đỗ Bằng Đoàn và Đỗ Trọng Huề cho biết ngày xưa tế Trời ở nước ta như sau:

- Đời Lý: một năm làm tiểu lễ, hai năm làm trung lễ, ba năm làm đại lễ.

- Đời Trần: không tế Trời.

- Đời Lê: tế Trời vào tháng Giêng.

- Đời Nguyễn: tế Trời vào tháng Hai. Đời Thành Thái, vua ấn định ba năm tế một lần.

2. Lễ Vía Trời

Đạo Cao Đài lấy ngày mùng 9 tháng Giêng làm lễ vía Trời. Trong Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của Huình Tịnh Paulus Của giải thích ngày vía là ngày sinh, và dẫn lại câu nói trong dân gian: Mồng 9 vía Trời, mồng 10 vía đất. Tự điển này in tại Sài Gòn năm 1