Chữ Nhân trong Đạo Giáo

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 3895 | Cật nhập lần cuối: 2/3/2016 8:53:28 AM | RSS

Chữ Nhân trong Đạo GiáoĐạo giáo là tiếng phổ thông của người Trung Hoa, chỉ thị một tôn giáo bắt nguồn từ bộ sách Đạo Đức Kinh của Lão Tử. Lão Tử là một hiền triết, cho đến nay chưa ai có thể xác định được tiểu sử rõ rệt, bởi vì ông là một ẩn sĩ. Có học giả cho rằng ông lớn hơn Khổng Tử khoảng 20 tuổi, sống vào thời Xuân-Thu, đã từng giữ chức Thủ tàng thất (quản thủ thư viện) của nhà Chu. Một số nhà tân học Trung Hoa đầu thế kỷ 20 cho rằng ông sống vào thời Chiến Quốc, sau Khổng Tử cả 100 năm. Vì thế, chúng ta chỉ có thể đặt Lão Tử vào giai đoạn lịch sử trong khoảng từ giữa thời Xuân Thu tới cuối thời Chiến Quốc (từ cuối thế kỷ 6 đến cuối thế kỷ 3 trước Công Nguyên).

Đối với đại chúng, Lão Tử đã vượt khỏi nhân cách của một hiền triết để trở thành một vị đại tiên, trường sinh bất tử, sống trong cõi trời với danh hiệu Thái Thượng Lão Quân. Hiện nay, tại Thái Thanh cung, tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) có đền thờ ông.

Trong danh từ Đạo Giáo, Đạo không có nghĩa là “đường lối”, mà Đạo là Thực Tại Tối Cao hay Thực Tại Tối Hậu (The Ultimate Reality), cội nguồn của vũ trụ vạn vật. Nếu chuyển sang ngôn ngữ Việt Nam, Đạo là Ông Trời. Lão Tử đã viết về Đạo rằng:

Hữu vật hỗn thành, tiên thiên địa sinh. Tịch hề, liêu hề, độc lập nhi bất cải. Chu hành nhi bất đãi. Khả dĩ vi thiên hạ mẫu. Ngô bất tri kỳ danh, tự chi viết Đạo, cưỡng chi vi danh viết Đại: Có thực thể tự thành không phân chia, sống trước trời đất. Im lặng thay, trống vắng thay, đứng một mình mà không thay đổi. Đi khắp mà không mỏi mệt có thể là Mẹ thiên hạ. Ta không biết tên thực thể đó, đặt tên cho là Đạo, gắng gượng gọi tên là Lớn”. (Đạo Đức Kinh, chương 25).

Tư tưởng của Lão Tử trong Đạo Đức Kinh được trình bày bằng những câu rất ngắn gọn, bàn về những vấn đề siêu hình mà người thường không hiểu được. Vì thế, những khái niệm về dưỡng sinh, trường sinh cửu thị v.v… đã được các đạo sĩ vu thuật đời sau diễn ra những ý nghĩa thô thiển. Từ đây dẫn đến những phép thuật luyện đan, luyện khí để mong thành tiên. Cũng do đó, Đạo giáo được pha trộn với kỹ thuật phù thủy để chiêu hồn bằng phương thức lên đồng v.v… Ở Trung Hoa, vào những giai đoạn loạn lạc liên miên như thời Hậu Hán (Tam quốc), thời Ngụy Tấn, thời Lục Triều, Đạo giáo với những lễ nghi có tính mê tín dị đoan phát triển rất mạnh. Nổi nang nhất là giáo chủ Trương Giốc dưới thời các vua Hoàn đế, Linh đế nhà Hán. Trương Giốc qui tụ được rất đông tín đồ làm cho vua quan nhà Hán phải hoảng sợ; triều đình phải dốc toàn lực binh mã đánh dẹp và đã gọi nhóm này là “Loạn Khăn vàng”; bởi vì thủ lãnh Trương Giốc và các đạo hữu đều đội khăn vàng. (Xin xem: Le Taoisme et les religions Chinoises của Henri Maspéro; bản Việt dịch: Đạo giáo và các tôn giáo Trung quốc của Lê Diên, nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà nội, năm 2000).

Tại Việt Nam, Đạo giáo không được truyền bá rõ rệt như Phật Giáo, không được chính thức giảng dạy như Nho Giáo; tuy nhiên những hình thức như lên đồng, phù thủy… lại rất phổ biến trong dân gian từ lâu. Nhiều khi những hình thức ấy lại được pha trộn vào những nghi thức tế cúng tổ tiên hoặc lễ cầu siêu cho người quá cố… Đó là hình thức Đạo giáo dân gian chịu ảnh hưởng của Đạo giáo Trung Hoa.

Trong khuôn khổ của bài viết này, chúng tôi chỉ bàn tới chữ Nhân trong Đạo Giáo qua tác phẩm Đạo Đức Kinh của Lão Tử.

1. Chữ Nhân trong Đạo Đức Kinh

Đạo Đức Kinh gồm có 81 chương, trong đó chỉ có 5 chương nói đến chữ Nhân; đó là: chương 5, chương 8, chương 18, chương 19 và chương 38. Trong những chương này, chữ Nhân có nghĩa là “yêu thương”; trong tiếng Việt, chữ Nhân thường nằm trong các từ: nhân ái, nhân từ, nhân nghĩa…

Ở chương 5, chữ Nhân nằm trong câu sau: “Thiên địa bất nhân, dĩ vạn vật vi sô cẩu; thánh nhân bất nhân, dĩ bách tính vi sô cẩu: trời đất không yêu thương, coi vạn vật là chó rơm; thánh nhân không yêu thương, coi trăm họ là chó rơm”.

Chúng tôi nghĩ rằng câu này là một “ngụy văn” được ai đó cài đặt vào, không phải ý tưởng đích thực của Lão Tử; bởi vì nó mâu thuẫn với toàn bộ tư tưởng trong Đạo Đức Kinh! Nhất là nó mâu thuẫn với câu: “Thị dĩ thánh nhân thường thiện cứu nhân, cố vô khí nhân, thường thiện cứu vật, cố vô khí vật: Vì vậy thánh nhân thường khéo cứu người, nên không có người nào bị bỏ, thường khéo cứu vật nên không có vật nào bị bỏ” (Đạo Đức Kinh, chương 27).

Ngoài ra, nó cũng mâu thuẫn với ý tưởng trong câu: “Thánh nhân bất tích, ký dĩ vị nhân kỷ dũ hữu, ký dĩ dữ nhân kỷ dũ đa: Thánh nhân không tích trữ, càng vì người, mình càng có thêm, càng cho người, mình càng nhiều thêm” (Đạo Đức Kinh, chương 81).

Do đó, chúng tôi cho rằng trong khi sao chép, ai đó trong phái Hình pháp đã xen vào sách Đạo Đức Kinh để biện minh cho hành động của phái mình. Phái Hình pháp hay còn gọi là Pháp gia, do những nhà chính trị như: Vệ Ưởng, Hàn Phi Tử, Lý Tư… chủ trương. Mấy nhân vật này sống vào thời Hậu Chiến Quốc, chủ trương dùng hình pháp khắc nghiệt để cai trị thiên hạ, cho nên đã đặt ra những hình luật nghiêm khắc nặng nề, sẵn sàng ra tay tàn sát dân chúng, nếu ai không chịu tuân theo và có hành vi phản kháng lại họ. Tiêu biểu nhất là Vệ Ưởng và Lý Tư đã dùng những biện pháp dã man để khống chế thiên hạ. Lý Tư trên cương vị Tể tướng nhà Tần đã khuyên Tần Thủy Hoàng thi hành chính sách “phần thư khanh nho” (đốt sách, chôn học trò) để bịt miệng các nho sĩ, không cho ai phê bình đường lối cai trị của nhà Tần. Rõ ràng những nhà chính trị này đã “coi trăm họ là chó rơm” (dĩ bách tính vi sô cẩu). “Chó rơm” là những con chó bằng rơm, dùng trong nghi lễ cúng tế thần linh; cúng xong rồi thì vất bỏ ngoài bãi rác hoặc dùng làm chất đốt. Ý tưởng “coi trăm họ là chó rơm” thuộc về phái Pháp gia, chứ không phải ý tưởng của hiền triết Lão Tử!

Vì vậy, chúng ta bỏ qua chữ Nhân trong chương 5 và chỉ xét tới chữ Nhân trong các chương 8, chương 18, chương 19 và chương 38.

Chương 8 nói về con người lý tưởng của Lão Tử như sau:

Thượng thiện nhược thủy, thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh, xử chúng nhân chi sở ố, cố cơ ư Đạo. Cư thiện địa, tâm thiện uyên, dữ thiện nhân, ngôn thiện tín, chính thiện trị, sự thiện năng, động thiện thời, phù duy bất tranh cố vô vưu: người rất tốt lành giống như nước, nước khéo làm lợi cho vạn vật mà không tranh giành, ở cái nơi mà mọi người ghét, cho nên gần với Đạo. Ở thì khéo ở dưới đất, lòng thì khéo giống đầm sâu, giao thiệp thì khéo yêu thương (giữ lòng nhân), nói năng thì khéo giữ niềm tin, cai trị thì khéo sửa trị, làm việc thì khéo thể hiện tài năng, hành động thì khéo hợp thời. Ôi, chỉ vì không tranh giành, nên không bị oán trách”.

Chữ Nhân của Lão Tử ở đây tương đương với chữ Nhân trong Nho giáo. Trả lời cho Phàn Trì hỏi về chữ Nhân, Khổng Tử nói: “Ái nhân: yêu người.” Trả lời cho Trọng Cung hỏi về chữ Nhân, Khổng Tử nói: “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân: điều mình không muốn đừng làm cho người” (Luận Ngữ: Nhan Uyên).

Đối với Đạo giáo của Lão Tử, lòng yêu thương (Nhân) hiện diện trong con người rất tốt lành. Người ấy có tính khiêm hạ, làm lợi cho mọi người không phân biệt, như nước làm lợi cho vạn vật. Vì khiêm hạ và quảng đại như đầm sâu, người ấy không tranh giành với ai, cho nên không bị ai oán trách. Do có lòng nhân trọn vẹn như thế, con người lý tưởng trong Đạo giáo gần gũi với Đạo (Thực tại tối hậu); nói theo ngôn ngữ tôn giáo, đó là gần gũi với Đấng Tối Cao.

Tuy nhiên, trong chương 18, Lão Tử lại viết: “Đại Đạo phế hữu nhân nghĩa: Đạo lớn bị bỏ đi mới có nhân nghĩa”. “Nhân” là lòng yêu thương; “nghĩa” là sự cư xử tốt đẹp đối với tha nhân. Ở đây, Lão Tử cho rằng “nhân nghĩa” là thứ đức hạnh đến sau, sau khi Đạo lớn đã bị người ta bỏ quên. Tư tưởng Lão Tử còn đi xa hơn nữa khi ông nói trong chương 19: “Tuyệt nhân khí nghĩa, dân phục hiếu từ: Dứt nhân bỏ nghĩa, dân trở lại thảo hiền.” Điều này có phải là Lão Tử đã tự mâu thuẫn với chính mình chăng?

Thưa không. Ông chỉ muốn nói rằng “nhân nghĩa” mà người đời ca ngợi, đạo Nho đề cao, chưa phải là đức hạnh tối cao đâu! Đó chỉ là thứ đức hạn