Tìm hiểu Đạo giáo (17)

5 /5
1 người đã bình chọn
Đã xem: 4268 | Cật nhập lần cuối: 7/5/2016 2:50:51 PM | RSS

(tiếp theo)

Đạo giáo có hệ thống Giáo luật không?

Tìm hiểu Đạo giáo (17)Ngoài hiến chương hoặc giới bản của các tổ chức Đạo giáo, chẳng hạn của các tăng đoàn, không có thứ gì được coi là giáo luật chính thức của Đạo giáo. Chính ý tưởng này đi ngược lại tính chất của khái niệm về sự cân bằng và hài hòa tự nhiên vốn thiết yếu đối với tư tưởng Đạo giáo. Điều đó không có nghĩa là không có vô vàn tập tục chuẩn để tuân theo khi hành xử. Sự khác biệt giữa Đạo giáo và, chẳng hạn như, Hồi giáo hoặc Kitô giáo, trong lãnh vực này là, truyền thống Hồi giáo và Kitô giáo đã quy tắc hóa và tách bạch những thứ này, trong khi Đạo giáo đồng nhất hóa chặt chẽ tôn giáo và văn hóa.

Nữ giới có đóng vai trò lãnh đạo không?

Một trong những dâng rượu (libationers) nổi tiếng là một phụ nữ tên Ngụy Hoa Xuân (251-334 Công nguyên). Chức vụ dâng rượu này rõ ràng cho thấy gốc gác của bà là thuộc trường phái Thiên Sư. Một số người coi bà là vị sáng lập tông phái Thượng Thanh. Có lẽ việc làm bà nổi tiếng nhất là liên tục nhiều đêm trong suốt sáu năm bà đã hiện về để thiên khải cho một vị Dương Tây (Yang Xi) nào đó các kinh sách của tông phái Thượng Thanh. Các kinh sách này chủ yếu bao gồm nghi lễ phụng tự. Xuyên suốt lâu dài của Đạo giáo, trường phái Thiên Sư đã cho phép nữ giới tham gia các cấp bậc phẩm trật nghi lễ thấp hơn. Một trường phái khác có tên là Thanh Quý (qing wei), mà người ta cho rằng được một phụ nữ có tên là Châu Thu (Zu Chu) thành lập hồi đầu thế kỷ thứ X. Tập trung vào một vị thần sấm, tông phái này đã pha trộn các yếu tố của các trường phái Thượng Thanh và Thiên Sư. Đã từng có nhiều thầy tế nữ và cả một cộng đồng nữ độc thân chủ trì một ngôi đền ở Cao Hùng (Kaoshung), Đài Loan, cùng nhiều nữ thánh khác của thời xa xưa.

Đâu là một số trong những khác biệt chính của các Viên chức và chuyên viên tôn giáo của Đạo giáo?

Từ khoảng thế kỷ thứ IV Công nguyên, các chuyên viên tôn giáo gọi là đạo sư (dao shi), “các thầy dạy Đạo” là những người hướng dẫn cộng đồng tụng kinh. Các vị này có thể là những tăng sĩ độc thân (cũng có ni cọ được gọi là đạo cô [dao gu]). Nhưng không như các tu sĩ của các truyền thống khác, các đạo sĩ chú trọng con đường đạo giáo mang tính cá nhân nhiều hơn. Một số chuyên viên tôn giáo là những người có gia đình sống gần một tu viện. Những người này được gọi là “sư công” (shi gong). Họ có thể chuyên về một số mặt nào đó, chẳng hạn như trừ tà và chữa bệnh bằng lòng tin, hoặc chuyên về thần bí (các pháp sư [fa shi]).

(còn tiếp)

John Renard
Tri thức tôn giáo qua các vấn nạn và giải đáp, NXB Tôn giáo, 2005, tr.429-430.

---------------------------------------

Tìm hiểu Đạo giáo (1)

Tìm hiểu Đạo giáo (2)

Tìm hiểu Đạo giáo (3)

Tìm hiểu Đạo giáo (4)

Tìm hiểu Đạo giáo (5)

Tìm hiểu Đạo giáo (6)

Tìm hiểu Đạo giáo (7)

Tìm hiểu Đạo giáo (8)

Tìm hiểu Đạo giáo (9)

Tìm hiểu Đạo giáo (10)

Tìm hiểu Đạo giáo (11)

Tìm hiểu Đạo giáo (12)

Tìm hiểu Đạo giáo (13)

Tìm hiểu Đạo giáo (14)

Tìm hiểu Đạo giáo (15)

Tìm hiểu Đạo giáo (16)

Thiet ke web ChoiXanh.net
TOP
Loading...