Tìm hiểu Đạo giáo (22)

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 3184 | Cật nhập lần cuối: 8/8/2016 3:09:49 PM | RSS

(tiếp theo)

Giấc mộng và thị kiến có phải là năng lực quan trọng trong Đạo giáo hoặc Truyền thống Cộng đồng Trung Hoa (TTCĐTH)?

Tìm hiểu Đạo giáo (22)Từ lâu, khả năng giải thích giấc mộng của người người dân đã là một phần trong nghi thức của các chuyên viên tôn giáo Trung Hoa, khởi từ các pháp sư xa xưa. Vào thời cổ xưa, những chuyên viên ấy được gọi là hiền triết, những người giải mộng nhờ thuật bói toán và chiêm tinh. Thường thì vẫn có một ranh giới rất rõ giữa giấc mộng và thị kiến, trừ khi một người có thể trải nghiệm một thị kiến lúc đang thức. Về mặt tôn giáo, các thị kiến hoặc giấc mộng quan trọng thường có vai trò chính là các thần quan trọng, như Lão Tử hay Ngọc Hoàng, những vị chỉ dẫn và mạc khải cho người mơ hoặc người có thị kiến. Thêm vào đó, các kỹ thuật mường tượng có một chỗ đứng nổi bật trong thiền luyện của một số trường phái Đạo giáo. Ví dụ, trường phái Thượng Thanh thừa nhận các thiền giả dùng mường tượng để tập trung vào các thần đang ở trong họ, một kỹ thuật tương tự với kỹ thuật được một số trường phái Phật giáo Tây Tạng sử dụng. Bằng cách gợi lên những chi tiết phức tạp như được mô tả trong kinh sách của trường phái đó, thiền giả làm cho sự hiện diện của vị thần đó trở thành hiện thực và do đó, có thể kết hợp với sự hiện diện thần thánh.

Các ngày lễ và các kỷ niệm thường lệ

Các tín đồ Đạo giáo và người sống theo TTCĐTH theo loại lịch nào?

Bám chặt vào các tính toán chiêm tinh truyền thống, âm lịch Trung Hoa gồm có mười hai tháng hai mươi chín hoặc ba mươi ngày, vì thời gian giữa các đầu tuần trăng thì vào khoảng hai mươi chín ngày rưỡi. Năm âm lịch ăn khớp với năm dương lịch nhờ sự xen thêm những tháng theo các khoảng cách nhất định. Sự tính toán này bắt đầu khoảng năm 2637 trước Công nguyên, như vậy năm 2000 biểu thị cho năm 4637. Mỗi trong số mười hai con vật của hoàng đạo được liên kết với một phẩm tính hoặc một sự kiện cá biệt và tạo tên cho mười hai năm một, bắt đầu từ con Chuột (công nghiệp và phát triển) và tiếp nối theo thứ tự là con Bò (trồng tỉa vào mùa xuân), con Cọp (sự dũng cảm), con Thỏ Rừng (sự trường thọ), con Rồng (quyền lực và vận may), con Rắn (xảo quyệt), con Ngựa (sự bền chí), con Cừu (hiếu thảo) hoặc con Dê, con Khỉ (sức khỏe), Gà Trống (sự bảo vệ), con Chó (sự trung thành) và con Heo (nhà cửa và gia đình). Năm 2000 là năm Rồng, 2001 là năm Rắn, 2002 là năm Ngựa, v.v. Năm chu kỳ tròn, mỗi chu kỳ được đặt tên trong một trong năm nguyên tố (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ) tương đương với sáu năm, một khoảng cách quan trọng đối với mục tiêu của nghi lễ. Những mốc điểm năm chính đó là đông chí (cực âm) và hạ chí (cực dương) và xuân phân và thu phân. Trong suốt mỗi tháng, thời gian quan trọng nhất chính là lúc trăng non và trăng rằm. Mỗi tháng được chia làm những giai đoạn-mười ngày, cứ sáu giai đoạn lại được coi là một khoảng thời gian đặc biệt, và rồi sáu khoảng thời gian đặc biệt” này tương đương với một năm tròn. Thêm vào đó, mỗi năm được chia làm hai mươi bốn giai đoạn thời tiết, được mô tả bằng các cụm từ như “đầy tuyết” (full of snow) hoặc “thanh minh”. Năm, tháng, ngày, và giờ lại được xác định thêm bằng sự phối hợp của mười “thiên can” và mười hai “địa chi” (biểu tượng tháng hay hoàng đạo). Chi và can là những tên gọi chủ yếu bằng số, nhưng mỗi cái cũng mang một ý nghĩa biểu tượng quan trọng. Nếu bạn kết nối một can với một chi cho những năm kế tiếp (S1/B1, S2/B2,… S1/B11, S2/B12, S3/B1, và v.v.), rốt cuộc bạn sẽ trở lại bắt đầu sau sáu mươi năm. Kết quả là một hệ thống cực kỳ chi li về những thời điểm đặc biệt và chính xác theo rất nhiều đặc điểm có tính minh định. Mỗi sự kiện xảy ra trên trái đất đều có một sự kiện tương đương trên trời. Luôn có khoảnh khắc thuận lợi cho mọi loại cư xử của con người có thể nhận ra được. Do đó, lịch không chỉ là một cách để theo dõi thời gian cho các lễ tôn giáo, nhưng còn là một loại thời biểu để cho dàn xếp cho thật thích hợp với vũ trụ nữa.

Những loại lễ kỷ niệm tôn giáo chính của Đạo giáo là gì?

Các nguồn tài liệu Đạo giáo nói tới ba cấp lễ nghi. “Đại Lễ” được gọi là Giao (jiao), xảy ra tương đối không thường xuyên; “Thu Hoạch” được gọi là Phạm Huệ (fan hui); “Lễ Hội” được gọi là Đán (tan). Hai đặc điểm quan trọng của mọi lễ tôn giáo là chuẩn bị và chính lễ. Chay (Zhai) ám chỉ mấy loại chay thanh tẩy. Nói đúng ra chay là để chuẩn bị cho việc cử hành nghi lễ chính, giao (jiao), nhưng một số thực hành riêng biệt đã tách rời phần thanh tẩy ra. Cả người dự lễ lẫn nơi thánh của họ đều cần được chuẩn bị theo nghi lễ. Để thanh tẩy tâm hồn và thân xác, người dự lễ phải tịnh thiền, ăn cơm chay, giữ chay một lần, và cữ sinh hoạt tình dục. Việc chuẩn bị có thể bắt đầu từ ba ngày trước, đối với các lễ trọng đại, và tiếp tục qua cả ngày chính lễ. Người dự lễ chuẩn bị nơi thánh qua một phối hợp các hành động, kể cả tụng kinh và thắp nhang. Một loại sự kiện gọi là giao bao gồm đủ thứ lễ hội. Vào thời cổ xưa giao chính có liên quan tới sự trồng trọt và thu hoạch. Sau cùng, các tông phái Đạo giáo khác nhau đã phối hợp những yếu tố của các truyền thống đã có từ lâu đời vào các nghi thức phụng tự, nhưng yếu tính nông nghiệp đã trở thành thứ yếu. Các nhóm khác nhau đã sưu tập nhiều nghi lễ phụng tự gồm những tập sách lớn, có các nghi lễ dùng cho rất nhiều dịp.

(còn tiếp)

John Renard
Tri thức tôn giáo qua các vấn nạn và giải đáp, NXB Tôn giáo, 2005, tr.438-440.

---------------------------------------

Tìm hiểu Đạo giáo (1)

Tìm hiểu Đạo giáo (2)

Tìm hiểu Đạo giáo (3)

Tìm hiểu Đạo giáo (4)

Tìm hiểu Đạo giáo (5)

Tìm hiểu Đạo giáo (6)

Tìm hiểu Đạo giáo (7)

Tìm hiểu Đạo giáo (8)

Tìm hiểu Đạo giáo (9)

Tìm hiểu Đạo giáo (10)

Tìm hiểu Đạo giáo (11)

Tìm hiểu Đạo giáo (12)

Tìm hiểu Đạo giáo (13)

Tìm hiểu Đạo giáo (14)

Tìm hiểu Đạo giáo (15)

Tìm hiểu Đạo giáo (16)

Tìm hiểu Đạo giáo (17)

Tìm hiểu Đạo giáo (18)

Tìm hiểu Đạo giáo (19)

Tìm hiểu Đạo giáo (20)

Tìm hiểu Đạo giáo (21)

Loading...