Tìm hiểu Đạo giáo (3)

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 5179 | Cật nhập lần cuối: 5/3/2016 4:01:08 PM | RSS

(tiếp theo)

Hiện nay có “Lễ quy” chính thức của Đạo giáo không?

Tìm hiểu Đạo giáo (3)Lần đầu tiên khoảng năm 471 Lỗ Tú Cảnh [Lu Xiu Jing] (406-77 Công nguyên) chính thức nỗ lực soạn thảo lễ quy Đạo giáo. Tác phẩm của ông chỉ phân mục những tác phẩm quan trọng, nhưng cuối cùng đã có bảy tuyển tập văn bản thánh chính được xuất bản. Giữa khoảng năm 1000 và 1250 Công nguyên, năm bộ rất lớn đã xuất hiện. Năm 1444 Công nguyên, thành phẩm cuối cùng là một hợp tuyển lớn về những kinh riêng biệt được sắp xếp thành ba phần và được xuất bản theo dạng hiện nay. Sự phân chia này được gọi là Đạo Chương (Dao Zang), có thể liên quan với kinh sách nhà Phật là “Tam Tạng”. Mỗi phần được đặt tên theo một trong ba bầu trời là chốn cư ngụ của Ba Vị Tinh Tấn và bắt đầu bằng một kinh chính mà người ta cho rằng đã được một trong Các Vị Tinh Tất bảo cho biết. Ba phần của Đạo Chương (kinh) bao gồm 1.476 tác phẩm khác loại trong hơn 5.000 tập cuộn sách. Mười hai phần phụ sắp xếp tài liệu như sau: những thiên khải chính, bùa chú, chú giải kinh, các biểu đồ thánh, các bản văn lịch sử, các bản văn đạo đức, các bản văn nghi lễ, các kỹ thuật thực hành, thông tin về tiểu sử, thánh ca, và lễ kỷ niệm. Hầu hết các tông phái và trường phái Đạo giáo khác nhau chú trọng vào một vài tuyển chọn khả dĩ. Như chúng ta sẽ thấy sau này, việc xướng hoặc tụng kinh sách tạo nên một phần quan trọng của một số quy luật nghi lễ.

Đạo giáo có từng bị đồng hóa với bất cứ thể chế chính trị nào không?

Trong mấy giai đoạn lịch sử Trung Hoa, Đạo giáo được hưởng những lợi thế đáng kể do được sự bảo trợ của nhà vua. Cách thế riêng, một vị hoàng đế Đạo giáo, trong suốt giữa thế kỷ thứ IX, từng ra sắc chỉ bách hại Phật giáo và đã gây tổn hại nghiêm trọng cho nhiều cơ sở của truyền thống này. Theo Đạo Đức Kinh và Trang Tử, niềm hy vọng tốt đẹp nhất cho xã hội là sự lãnh đạo khiêm tốn chẳng cần dựa vào luật và sức mạnh để lãnh đạo. Các thể chế của vương triều đều mang tính can dự và đàn áp. Theo giáo giới Đạo giáo nguyên thủy, môi trường xã hội lý tưởng là một ngôi làng nho nhỏ trong đó chẳng ai mang vũ khí. Rất khác với truyền thống Khổng Tử cổ điển về lãnh vực này, xã hội Đạo giáo lý tưởng gạt bỏ mọi loại phân chia giai cấp. Nơi mà mọi người đều bình đẳng, tầng lớp cai trị và binh lính không còn cần thiết nữa. Suốt lịch sử Trung Hoa, tín đồ Đạo giáo và tín đồ Khổng giáo đã cạnh tranh nhau để được nhà vua ủng hộ và bảo trợ. Khổng giáo thường được coi là gần gũi với chính quyền hơn Đạo giáo. Dù Đạo giáo từng ác cảm với các cơ cấu chính thức của vương triều, các đền thờ danh nhân của chính quyền hay của nhân dân đều giữ lại một số hình ảnh quan lieu vương giả, chẳng hạn như trong cách xưng hô thần thánh là Ngọc Hoàng.

Tân-Đạo giáo là gì?

Tân-Đạo giáo là một tên thường được gán cho những phát triển đa dạng khoảng thế kỷ thứ III và IV Công nguyên. Một số học giả cho rằng có hai trường phái có thể được công nhận. Một có tên là Học thuyết Huyền Học (Xuan xue). Theo một số nhà giải thích, chủ đề quan trọng là học thuyết này chú trọng đi tìm sự bất tử thể xác. Các nguồn Đạo giáo trước kia đã nói tới tính bất tử, nhưng thường nói tới loại bất tử tinh thần hơn là thể xác. Tân Đạo giáo đề nghị tập luyện thở, ăn kiêng, sử dụng thuốc mê, thuốc tiên, bùa, và sinh hoạt tình dục gợi lại những tục lệ Tantra của Phật giáo và Ấn giáo. Nhưng có lẽ nền tảng hơn trong thuật này là những tục lệ thiền tích cực nhằm khám phá ra Đạo nằm trong từng cá nhân. Một số học giả giải thích Xuan xue là được phát sinh từ tư tưởng của Khổng giáo hơn là Đạo giáo.

Một đặc điểm chính của trường phái thứ hai, được biết đến dưới tên là Thanh Đàm (Qing tan), mà nỗ lực của nó là cố pha trộn tư tưởng Đạo giáo, Khổng giáo, và Phật giáo. Trong số những người đề xướng thuyết này có Thất Hiền thuộc Trúc Lâm Tịnh Xá (Seven Sages of Bamboo Grove) mà xu hướng của họ là gắn kết với diễn từ triết học khách quan và việc vun đắp tính thẩm mỹ Đạo giáo nằm trong những xác nhận tiêu chuẩn của họ. Sau thế kỷ thứ V, các khái niệm của Phật giáo thâm nhập phong trào này tới mức độ Tân-Đạo giáo dần dà mất đi tính đặc thù và các biệt của nó.

(còn tiếp)

John Renard
Tri thức tôn giáo qua các vấn nạn và giải đáp, NXB Tôn giáo, 2005, tr.397-400.

---------------------------------------

Tìm hiểu Đạo giáo (1)

Tìm hiểu Đạo giáo (2)