Tìm hiểu Đạo giáo (7)

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 4539 | Cật nhập lần cuối: 5/16/2016 3:47:48 PM | RSS

(tiếp theo)

Một số thần chính của TTCĐTH là ai?

Tìm hiểu Đạo giáo (7)Nhiều trong số các vị thần phổ biến đóng nhiều vai trò mà đôi lúc giống nhau đến độ chúng ta phải nhìn kỹ mới nhận dạng chính xác về họ.

Một trong những thần phổ biến nhất và thường được mô tả là Quan Đế (Guan Di), thường được mô tả đặc điểm không chính xác là “thần chiến tranh” dưới danh hiệu Võ Đế (Wu Di). Ông là một tướng quân hồi thế kỷ thứ III có tên là Quan Vũ (Guan Yu). Năm 1594, chiếu chỉ của nhà vua đã phong thần cho ông và tên của ông ta được gắn thêm từ thần hoặc đế (di). Do một sự phát triển đặc biệt, ông cũng đạt được danh hiệu Đệ Nhị Văn Thần. Khoái Hưng (Kui Xing) là một Đệ Nhị Văn Thần khác, có thể phân biệt bằng hình ảnh ngư-long của ông và vóc người nhỏ nhắn, vẻ mặt khó ưa, thế đứng một chân vụng về. Nhiều người cầu khẩn ông lúc chuẩn bị thi cử. Theo niềm tin phổ biến, Khoái đã thúc khuỷu tay hất vị văn thần chính, Văn Trường Đệ Quân (Wen Chang Di Jun), người đã thực sự khởi đầu cuộc đời bí nhiệm của mình với tư cách là một thần sao chiếu mệnh mà sau đó đã sinh ra là Trường Dân (Chang Ya), một văn nhân danh tiếng. Văn thường được mô tả đang mặc một chiếc áo lòa xòa và một chiếc mũ lớn và hoặc ngồi trên ngai hoặc cỡi lừa. Khoái Hưng thường đứng bên trái ông trong khi đứng bên phải ông là một nhân vật khoác áo đỏ. Một nữ thần rất phổ biến trong TTCĐCH đôi khi được gọi là “Thánh Thiên Mẫu” (Holy Heavenly Mother). Bà thực sự sống hồi thế kỷ X và chính thức được một hoàng đế hồi thế kỷ XII và XIII phong thần. Từ khởi đầu, với tư cách là nữ thần bảo hộ cho các thủy thủ, cứu giúp họ khỏi bão táp, chẳng bao lâu bà đã trở nên danh tiếng vì các quyền uy bao la. Chỉ nguyên Đài Loan đã có tới vài trăm đền chùa, nơi bà ngồi trên ngai và đầu đội vương miện.

Còn những phụ thần được nhiều người chuộng thì sao?

Cùng liên kết với Mã Châu (Ma Zu) là Bảo Sanh Đại Đế (Bao Sheng Da Di), một danh y thời trung cổ (đời nhà Tống). Truyền thuyết kể rằng ông đau khổ vì mối tình đơn phương dành cho Mã Châu. Shou Lao, một Thọ Thần, thường xuất hiện trong mỹ thuật Trung Hoa và trong các trang trí đền chùa. Ông giữ một trái đào và một cây gậy, và bước đi với một con hạc hoặc một con nai hay cả hai, vầng trán cao lạ thường kèm theo bộ râu trắng dài. Một vị thọ thần khác, Shou Xing, đảm trách việc ấn định giờ chết của từng người. Giống Shou Lao, ông cũng cầm một trái đào, nhưng bạn đồng hành của Shou Xing là một con hươu đực và một con dơi. Đôi khi ông được mô tả là một trong bộ ba thần sao chiếu mệnh hạnh phúc. Còn rất nhiều phụ thần khác, nào là Đồng Phong Thuyết (Dung Fang Shuo), thần bảo hộ thợ kim hoàn, liên quan với Kim Tinh và được mô tả là đứng trên những thỏi vàng và bạc, Tư Minh (Si Ming), vị thần gốc Đạo giáo, đã trở thành Táo Quân (the Kitchen God), hay Thần Vận Mạng (Director of Destinies), thấy trước số mệnh của các thành viên trong gia đình và hằng năm nộp báo cáo về cho Ngọc Hoàng để ngài nắm sự tiến bộ của từng người, và vân vân.

Đạo giáo và thiên nhiên

Theo truyền thống Đạo giáo, thì theo tự nhiên vạn vật tồn tại trong một sự hài hòa ban sơ. Khi vạn vật, hoặc trong thiên nhiên hay nơi xã hội loài người, sai trệch, nguyên nhân vẫn luôn là sự mất cân bằng Âm và Dương dẫn đến một sự bế tắc dòng năng lực thiên nhiên, khí (qi). Một phần do lỗi của con người tìm cách điều khiển nó, mà hậu quả việc này thường chỉ là thảm họa. Thiên nhiên dễ dàng và hậu hĩ mang lại sự phong phú cho tất cả trong số hàng “mười ngàn sự vật” (tạo vật) sẵn sàng nhận mà chẳng cần phải vồ vập hay tích cóp. Khi con người phát triển một khái niệm méo mó về chỗ đứng của mình trong kế hoạc rộng lớn hơn về sự vật, cố ép ý muốn của họ, toàn bộ thiên nhiên có thể phải chịu những bước thụt lùi tạm thời. Nhưng cuối cùng, sự cân bằng của thiên nhiên sẽ trở lại. Tranh phong cảnh truyền thống của Trung Quốc nói lên điều đó còn tốt hơn là lời lẽ. Những dãy núi đồ sộ lờ mờ hiện ra ở phần trên của bức tranh treo tường, những ngọn núi lởm chởm đang tắm mình trong ánh mặt trời. Từ những độ cao, dòng thác trút nước xuống thung lũng bên dưới, tạo nên một cái hồ khi dòng suối len lỏi vào trong vùng đồng bằng. Ẩn khuất trong cảnh núi non, một con người nhỏ bé tọa thiền trong một mái lều thơ mộng. Xa hơn nữa ở bên dưới, một nhân vật từ tốn vác vật nặng đang băng qua một cây cầu nhỏ. Một bác câu cá cô độc đang thả câu từ một chiếc bè mong manh. Giữa thung lũng và các ngọn núi, hoặc có lẽ nơi mà đỉnh núi trở nên thung lung theo cách không thể nhận ra được, lơ lửng một áng mây mờ của sức mạnh vũ trụ được gọi là khí. Tranh phong cảnh, được gọi là “tranh sơn-thủy”, do vậy cho thấy sự cân bằng tuyệt hảo giữa Dương và Âm.

(còn tiếp)

John Renard
Tri thức tôn giáo qua các vấn nạn và giải đáp, NXB Tôn giáo, 2005, tr.409-411.

---------------------------------------

Tìm hiểu Đạo giáo (1)

Tìm hiểu Đạo giáo (2)

Tìm hiểu Đạo giáo (3)

Tìm hiểu Đạo giáo (4)

Tìm hiểu Đạo giáo (5)

Tìm hiểu Đạo giáo (6)