Lịch sử Ngày quốc tế Phụ nữ 8/3

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 2966 | Cật nhập lần cuối: 2/3/2016 8:53:28 AM | RSS

A. Lịch sử


Trong một thế kỷ qua, người phụ nữ đã giành được sự bình đẳng trước pháp luật  trong  hầu hết các nước trên thế giới. Tuy thế, hiện  nay phụ nữ vẫn   còn tiếp tục tranh đấu ở nhiều nơi. Ngày Quốc tế Phụ nữ, được  Liên Hiệp Quốc chính thức hóa vào ngày 8.3.1977.  Ngày này cho chúng ta dịp nhìn lại những thành quả đó và cũng để ta suy nghĩ về hoàn cảnh của người phụ nữ  trên toàn thế giới.

 

1. Nguồn gốc


Ngày Phụ Nữ Quốc tế cũng như những  ngày lễ tượng trưng  khác, không  phải có một nguồn gốc hay một sự việc duy nhất, mà  là thành quả của biết bao là đấu tranh và cũng là cuộc hành trình lặng lẽ của hàng triệu phụ nữ trên thế giới.


Thời cổ Hy Lạp, Lysistrata  bắt đầu cho cuộc tranh đấu chống lại nam giới để chấm dứt chiến tranh.


Lịch sử của ngày Quốc Tế Phụ nữ (1857 đến 1911)


Ngày 8 tháng 3 năm 1857 các công nhân ngành dệt chống  lại những điều kiện làm việc khó khăn và tồi tàn của họ tại New York: 12 giờ làm việc một ngày. Hai năm sau, cũng trong tháng Ba, các nữ công  nhân Mỹ trong  hãng dệt thành lập công đoàn (syndicat) đầu tiên để được bảo vệ và giành được một số quyền lợi.


Tại Lawrence, Hoa kỳ, Affiche ngày 08 tháng 03 năm 190850 năm sau, ngày 8 tháng 3 năm 1908, 15.000 phụ nữ diễu hành trên các đường phố New York để đòi  được giảm giờ làm việc, lương cao hơn và hủy bỏ việc bắt trẻ con làm việc. Khẩu hiệu của họ "Bread and Roses". Bánh mì tượng trưng cho bảo đảm kinh tế gia đình, Hoa hồng tượng trưng cho đời sống tốt đẹp hơn.

Sau đó, đảng Xã hội Mỹ tuyên bố ngày Quốc tế phụ nữ ngày 28 tháng 2 năm 1909

Phụ nữ cử hành lễ này vào ngày chúa nhật cuối của tháng 2 cho tới năm 1913

 

Trong buổi họp mặt Quốc tế, kỳ thứ II các Phụ nữ đảng xã hội, 8 tháng 3 năm 1910, 100 đại biểu phụ nữ thuộc 17 nước đòi quyền bầu cử cho phụ nữ. Chủ tịch là Clara Zetkin, người Đức, đã đề nghị thành lập một ngày quốc tế phụ nữ để nhớ ơn những  người đàn bà đã đầu tranh trên toàn thế giới. Do đó, buổi họp đã chọn ngày 19 tháng 3 năm 1911 để làm ngày phụ nữ quốc tế. Ngày này đã được hơn một triệu người tham gia trong các nước Áo, Ðan mạch, Ðức và Thụy sĩ.


 Không đầy một tuần sau, ngày  25 tháng 3 năm 1911, 145 nữ công nhân, phần lớn là di dân Ái nhĩ lan và Do thái  của hãng Triangle Shirtwaist Company tại  New York  đã chết trong một vụ cháy trong xưởng dệt.  Họ không có ngõ thoát ra ngoài được: cửa xưởng đã được khóa chặt  để công  nhân không được ra ngoài trước khi hết giờ làm việc (Ðiều này đã thúc đẩy việc sửa đổi luật lệ lao động).


80.000 người diễu hành trong các đường phố đễ đưa đám tang lớn của 145 nạn nhân chết cháy.

Lịch sử Ngày quốc tế Phụ nữ 8/3

Bài hát sáng tác năm 1912 với cuộc đình công của 14.000 người chống lại lương đói khát và bắt trẻ em làm việc


Một năm sau, 1912, 14.000 công nhân hãng dệt đình công và la lớn "Better to starve fighting than starve working"  (Chết đói vì chiến đấu hơn chết đói vì làm việc). Nữ công nhân nghỉ việc 3 tháng.


Sự can đảm của họ đã làm James Oppenheim cảm hứng bài thơ Bread and Roses, bài này thường đi hát trong ngày Quốc tế Phụ nữ.

 

 

 

Nghe bài: Bread and Roses


As we go marching marching in the beauty of the day
A million darkened kitchens, a thousand mill lots gray
Are touched with all the radiance that a sudden sun discloses
For the people hear us singing:  bread & roses, bread & roses!


As we go marching, marching, we battle too for men
For they are women's children & we mother them again
(For men can ne'er be free til our slavery's at an end)
Our lives shall not be sweated from birth until life closes
Hearts starve as well as bodies, give us bread but give us roses
>


As we go marching, marching, unnumbered women dead
Go crying thru our singing their ancient call for bread
Small art & love & beauty their drudging spirits knew
Yes it is bread we fight for, but we fight for roses too


As we go marching, marching, we bring the greater days
The rising of the women means the rising of the race
No more the drudge & idler, ten that toil where one reposes
But a sharing of life's glories - bread & roses, bread & roses!


Năm 1912, nhà thơ Mỹ James Oppenheim (1882-1932) viết bài thơ Bread and Roses sau lần diễu hành của 14.000 người đình công tại Lawrence,  Massachusetts. Dưới đây là bản chuyển ngữ tiếng Pháp của bài thơ trên:


 

Du Pain et des Roses

 

Pendant que nous marchons par cette splendide journée
Un million de cuisines sombres et d'usines sont arrêtées
Toutes touchées par l'éblouissement d'un soleil soudain
Au son de nos voix qui scandent «Des roses et du pain!»


Pendant cette marche, nous luttons aussi pour les hommes
Aussi enfants des épouses et mères que pour eux nous sommes
Nous ne travaillerons pas éternellement à la sueur de nos fronts

Le cœur a faim lui aussi : du pain, mais aussi des roses nous voulons

 

2. Lịch sử


8 tháng 3 năm 1914

Phụ nữ Đức đòi quyền bầu cử nhưng đến ngày 12 tháng 10 năm 1918 mới được chấp thuận.


23 tháng 2 năm 1917 theo lịch Nga, nhằm ngày 8 tháng 3 dương lịch  các nữ công nhân Nga đã ra đường biểu tình  đình công, đòi bánh mì và đòi trả chồng con họ trờ về từ chiến trận. Cuộc đình công này đã khiến Sa hoàng Nicolas đệ nhị phải thoái vị và góp phần rất lớn vào cuộc Cách mạng tháng 10 ở Nga.


21 tháng 4 năm 1944 Quốc hội Pháp chấp nhận quyền bầu cử cho phụ nữ Pháp.  Phụ nữ Pháp đã đi bầu hội đồng thành phố lần đầu tiên vào ngày 20 tháng Tư năm 1945. Trong lúc đó  đàn ông  Pháp đã được đi bầu từ năm 1848 tức là từ một thế kỷ trước 8 tháng 3 năm 1948, tại nước Pháp, 100.000 phụ nữ đã tổ chức một cuộc diễn hành tại Paris, từ  Place de la République đến tượng Jeanne d’Arc.


Từ năm 1950 tại Việt Nam, vào ngày mùng 6 tháng hai âm lịch mỗi năm đều có tổ chức ngày lễ Hai Bà Trưng ở Sài gòn, và sau đó đã dùng ngày lễ này làm ngày Phụ nữ.  Mỗi năm dều chọn một nữ sinh trường Trưng Vương và một nữ sinh trường Gia Long đóng vai Hai Bà Trưng ngồi trên bành voi trong dịp cử hành lễ.


1971, Thụy Sĩ  chấp nhận quyền bầu cử cho phụ nữ.


8 tháng  3 1975, Liên Hiệp quốc bắt đầu chú ý và tổ chức ngày Quốc tế Phụ nữ 


Năm 1977, nghĩa là hai năm sau ngày Quốc tế Phụ nữ, Liên Hiệp Quốc quyết định mời các nước dành một ngày để nói lên quyền lợi của người phụ nữ và hòa bình thế giới.


Ngày 8 tháng 3 trở thành ngày lễ chung cho nhiều quốc gia.b


B. Những vị nữ nguyên thủ quốc gia


Gần ngày Quốc tế phụ nữ, sau khi nghiên cứu  trong số 42 quốc gia người ta thấy, tỷ lệ phần trăm trung bình của phụ nữ bộ trưởng là 28,6%, trong khi đó tại quốc hội chỉ chiếm 21,7%

Chỉ ba nước thành viên đã đạt tới mức tối thiểu được đề nghị vào quốc hội là: Thụy Điển (46%), Phần Lan (41,5%) và Hà Lan (41,3%).

Tại Pháp nam giới chiếm 81,5%, nữ giới bị dưới mức trung bình so với châu Âu.

Phần Lan (60%) và Tây Ban Nha (52,9%) là hai nước duy nhất mà nữ giới giữ chức vụ bộ trưởng nhiều hơn nam giới.

Châu Âu có hai phụ nữ đứng đầu nhà nước, là Finland và Ireland, và hai phụ nữ đứng đầu chính quyền ở Đức và Ukraina.

Trong số 635 thành viên của nghị viện Hội đồng Châu Âu chỉ có 29,3% phụ nữ được bổ nhiệm hoặc được bầu vào quốc hội.
 

Vị nữ nguyên thủ quốc gia đầu tiên của thế giới: Suhbaataryn Yanjmaa, nước Mongolia , năm 1953


Lịch sử Ngày quốc tế Phụ nữ 8/3


Võ Thị Diệu Hằng

Nguồn: vietsciences.org