Bệnh gút (gout)

5 /5
1 người đã bình chọn
Đã xem: 3611 | Cật nhập lần cuối: 2/3/2016 8:53:28 AM | RSS
Bệnh gút (gout) nằm trong nhóm bệnh lắng tụ tinh thể (crystalline deposition disease).

Acide urique là thủ phạm
Cụ thể ở bệnh này là lắng tụ tinh thể monosodium urate ở bao khớp, gân do tình trạng acide urique tăng cao trong máu… gây ra các đợt viêm khớp ngoại biên tức là viêm các khớp chân tay đặc biệt hay xảy ra ở ngón chân cái.
image002 Bệnh gút (gout)

Tình trạng viêm này là do các con bạch cầu được ví như các lính chiến đấu trong cơ thể đi dọn dẹp các tinh thể này.

Tình trạng viêm này có thể tái đi tái lại nhiều lần gây ra biến dạng khớp nếu không điều trị. Không phải tất cả những người có acide urique cao trong máu là bị cơn gout, tuy nhiên nếu nồng độ acide urique trong máu cao và kéo dài càng lâu thì càng có nguy cơ bị gout.

Thế tại sao lại bị tăng acide urique trong máu?

Đó là do thận không thải được acide urique hoặc do cơ thể tạo ra quá nhiều (do ăn uống, do bịnh lý như ung thư máu dạng lim phôm, thiếu máu tán huyết, vảy nến... ) hoặc do bất thường trong chu trình tạo ra acide này.
 
image004 Bệnh gút (gout)
 
Bệnh sẽ biểu hiện bằng các cơn đau ở các khớp, khớp có thể bị sưng to đỏ có thể có nước trong khớp đặc biệt là ngón chân cái (khớp bàn ngón) hay bị nhất, tuy nhiên các khớp khác đều có thể bị. Cơn đau rất nặng được mô tả dữ dội và nhiều khi bệnh nhân không dám đắp mền vì chỉ cần chạm nhẹ vào cũng gây ra cơn đau dữ dội.

Cơn gout hay xảy ra sau một chấn thương nhẹ, sau bữa nhậu linh đình. Cơn gout có thể xảy ra vài ngày hoặc vài tuần và có thể tự bớt, nhưng nếu không điều trị những cơn này sẽ xuất hiện thường hơn và gây ra biến dạng hủy khớp gây tàn phế.

Làm sao để chẩn đoán bệnh gout?

- Các BS sẽ cho bệnh nhân đi thử nồng độ acide urique trong máu và tùy theo thông số của mỗi loại máy thử mà cho các con số khác nhau, bình thường nhỏ hơn 7mg/dL. Tuy nhiên cơn gout khá đặc biệt nên đôi khi có thể chẩn đoán qua hỏi bệnh sử và khám bệnh nhân vì nồng độ acide urique trong máu cao giúp chẩn đoán nhưng không chuyên biệt. Nếu lấy dịch khớp đem soi dưới kính hiển vi để thấy các tinh thể urate hình kim là chắc chắn nhất nhưng ít được làm vì nhiều lý do khác nhau.

-  Chụp X-ray khớp cho thấy hình ảnh tổn thương xương dưới sụn.
 
image006 Bệnh gút (gout)
Bệnh tiến triển ra sao và có thể chữa khỏi hay không?

Thường thì cơn gout có thể bị đẩy lui bằng các thuốc hiện có và nếu bệnh nhân chịu theo cuộc điều trị và chấp nhận ăn kiêng thì có thể ngăn chặn được bệnh nhưng nên nhớ rằng đây là loại bệnh không thể chữa dứt, nghĩa là bệnh nhân phải chấp nhận chế độ ăn kiêng và theo dõi bệnh suốt đời.

Nếu không điều trị hoặc để cơn gout xảy ra nhiều lần sẽ gây hủy khớp gây tàn phế, lúc đó cần đến các phẫu thuật tái tạo lại khớp. Khoảng 20% bệnh nhân bị gout bị sỏi thận do chính tinh thể urate lắng tụ gây ra sỏi làm tắc nghẽn đường tiết niệu có thể gây suy chức năng thận, nhiễm trùng tiểu… có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng. Một số bệnh nhân có các cục ở dưới da như vùng khuỷu, mắt cá,... gọi là cục tophi là do lắng tụ tinh thể urate khi bể ra làm chảy ra 1 chất bột trắng giống như phấn.

Vai trò của nội soi khớp là làm sạch khớp, cắt bớt bao hoạt dịch của khớp khi bị viêm nhiều lần gây dày, hạn chế vận động của khớp. Một khi khớp bị hư hoàn toàn thì có thể thay khớp bằng khớp nhân tạo

Chế độ dinh dưỡng cho người bị bệnh gout

1. Những thức ăn và đồ uống không có lợi cho người bị bệnh gout

image008 Bệnh gút (gout)
Thức ăn: Kiêng tuyệt đối những thực phẩm giàu đạm có gốc Purin như: Hải sản, các loại thịt có màu đỏ như: thịt trâu, bò, ngựa, thịt dê, thịt thú rừng…; Phủ tạng động vật như: lưỡi, lòng, tim, gan, thận, óc…; Trứng gia cầm nói chung, nhất là các loại trứng đang phát triển thành phôi như trứng vịt lộn…

Giảm bớt những thực phẩm giàu đạm khác trong khẩu phần ăn như:

+ Đạm động vật nói chung như: Thịt lợn, thịt chó, thịt gà, thịt vịt…; Cá và các loại thủy sản như: lươn, ếch…

+ Đạm thực vật: Đậu hạt nói chung nhất là các loại đậu ăn cả hạt như: đậu Hà Lan, đậu trắng, đậu đỏ, đậu xanh…, Các chế phẩm từ đậu nành như: Đậu phụ, sữa đầu nành, tào phớ… nhìn chung ít làm tăng acid uric hơn các loại đậu chưa chế biến.

Kiêng tất cả các loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như: măng tre, măng trúc, măng tây, nấm, giá, bạc hà (dọc mùng) vì sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể.

Giảm các thực phẩm giàu chất béo no như: mỡ, da động vật, thức ăn chiên, quay, thực phẩm chế biến với các chất béo no như: mì tôm, thức ăn nhanh.

Bệnh nhân có tầm vóc trung bình 50 kg không nên ăn quá 100g thực phẩm giàu đạm mỗi ngày
 
Đồ uống: Tuyệt đối không uống bất kỳ một dạng chất cồn nào như: rượu, bia, cơm rượu, nếp than…

Hạn chế đồ uống có ga, nước uống ngọt nhiều đường vì sẽ làm tăng nguy cơ béo phì, một trong những yếu tố tăng nặng bệnh gout.

Giảm các đồ uống có tính toan như: nước cam, chanh, nước trái cây giàu vitamin C vì làm tăng nguy cơ kết tinh urate ở ống thận, tăng nguy cơ sỏi thận.

2. Những thức ăn, đồ uống có lợi cho người bị bệnh gout

Thức ăn: Các thực phẩm giàu chất xơ nói chung như dưa leo, củ sắn, cà chua… giúp làm chậm quá trình hấp thu đạm, làm giảm thoái hóa biến đạm để sinh năng lượng nên giảm sự hình thành acid uric.

Đồ uống: Nên uống nhiều nước (tối thiểu 2,5 đến 3 lít nước mỗi ngày).

Nên uống nước khoáng không ga có độ kiềm cao giúp tăng đào thải acid uric và hạn chế sự kết tinh urate tại ống thận, làm giảm nguy cơ sỏi thận.

BS Tăng Hà Nam Anh
Nguồn: gdptvietnam.com
Thiet ke web ChoiXanh.net
TOP
Loading...