Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔ và Phật giáo thời đại (22)
Chương chín: Hình thức tín ngưỡng của Phật Giáo Hòa Hảo
B. Hình thức thờ phượng, lễ bái, cầu nguyện & sự ăn ở, giao tiếp, sinh hoạt của tín đồ PGHH.
Trong bài "Cách thờ phượng, hành lễ và sự ăn ở của một tín đồ PGHH", viết tại Sài Gòn vào đầu năm 1945, Huỳnh Phú Sổ, khi đó chỉ mới 26 tuổi, đã có những nhận định dứt khoát, minh bạch và những cải cách quan trọng, mạnh dạn như sau:
"Thờ Phượng"
Từ trước đến nay, các chùa chiền đã tạo quá nhiều hình tượng. đành rằng vì tôn kính đấng Từ Bi mới làm ra thờ phượng Ngài, nhưng cũng có kẻ lợi dụng để thủ lợi. Bây giờ chúng ta không nên tạo thêm nữa. Làm thế chúng ta không có ý hủy báng sự phượng thờ của các chùa chiền. Cách thờ phượng ấy tùy theo điều kiện các sư mà chúng ta cũng thể sùng ngưỡng đặng. Nhưng riêng về cư sĩ ở nhà không nên tạo thêm nữa, nên thờ đơn giản cho lòng tin tưởng trở lại tâm hồn, hơn ở vào sự hào nhoáng bề ngoài.
Từ trước chúng ta thờ trần điều là di tích của đức Phật Thầy Tây An để lại. Nhưng gần đây có nhiều kẻ thờ trần điều tự xưng cùng tông phái với chúng ta, làm sái phép, sái với tôn chỉ của đức Phật, nên toàn thể trong đạo đổi lại màu đà. Lại nữa, từ trước đến giờ các sư dùng màu đà để biểu hiện cho sư thoát tục của mình, và mà ấy là sự kết hợp của tất cả các màu sắc khác nên có thể tượng trưng cho sự hòa hiệp của nhân loại không phân biệt chủng tộc và cá nhân. Vì vậy chúng ta dùng nó trong chỗ thờ phượng để tiêu biểu cho tinh thần vô thượng của nhà Phật.
Nếu trong nhà chật, nội bàn Thông Thiên với một lư hương không cũng được, bởi vì sự tu hành cốt ở chỗ trau tâm trỉa tánh hơn là do sự lễ bái ở ngoài. Còn người nào có cốt Phật trong nhà để vậy cũng đặng. Hình tượng bằng giấy không nên chừa lại và phải đốt đi.
Kẻ nào phải ở chung đậu với người khác không có tu hiền hay không cùng một đạo với mình hoặc nhà cửa nhỏ hẹp quá không có chỗ phượng thờ, thì đến giờ cúng kiếng chỉ vái thầm và niệm Phật trong tâm cũng đặng.
Về cách cúng Phật, chỉ nên cúng nước lạnh, bông hoa và nhang thôi. Nước lạnh tiêu biểu cho sự trong sạch, bông hoa tiêu biểu cho sự tinh khiết, còn nhang dùng đặng bán (tẩy) mùi uế trược. Ngoài ra chẳng nên cúng một món gì khác cả. Bàn thờ ông bà cúng món chi cũng đặng.
Ngoài sự thờ Phật, tổ tiên, ông bà, cha mẹ và những vị anh hùng của đất nước, không nên thờ vị tà thần nào khác mà mình không rõ căn tích.
Hành Lễ
Chỉ thờ lạy đức Phật, tổ tiên, ông bà, cha mẹ lúc còn sống và các vị anh hùng cứu quốc. Với những kẻ khác, nên bỏ hẳn sự lạy lục người sống, cho đến Thầy mình cũng vậy, chỉ xá thôi. Tất cả các hành động trong đạo hay ngoài đời, trước khi làm điều gì phải tính toán một cách cẩn thận, đừng làm chuyện ngông cuồng vô ý thức. Một đừng ỷ lại vào kẻ mạnh, hai đừng ỷ lại vào sự cứu vớt của Thần Thánh, ba đừng ỷ lại vào sự cứu vớt của Thầy mình. Luôn luôn, lúc nào cũng phải nhớ câu Nhơn quả của Phật dạy, nếu Nhơn toàn thiện thì Quả cũng sẽ do đó được toàn thiện vậy. Kẻ nào hành động ngông cuồng không suy xét cẩn thận để ến nổi thất bại đem đến sự khó khăn, khổ não rồi trách cứ kẻ mạnh sao không cứu mình, Thầy sao không giúp mình, Trời Phật sao không độ mình, thì sự lầm lạc ấy rất đáng thương hại.
Mỗi người hãy nên lấy trí thông minh nhận xét đạo lý hay lời nói của Thầy mình, chớ đừng lấy đức tin thọ lãnh những lời nói đó trong khi mình chưa hỏi tường tận. Như thế, mình mới có thể tấn hóa trên con đường đạo đức.
Những điều sơ lược giải thích trên đây, mong rằng toàn thể trong đạo hãy suy gẫm kỹ càng và thực hiện để bài trừ sự mê tín ngông cuồng của thiểu số người trong đạo, làm cho tư tưởng thiện hòa của Phật đạo được phát triển mau chóng".
Từ ngàn xưa cho đến năm 1945, không có một nhà lãnh đạo tôn giáo Việt Nam nào đã đưa ra những lời khuyên dạy tiến bộ, tự do, khai phóng, chí lý, sâu sắc, nhưng cũng vô cùng giản dị như thế. Những tư tưởng này hết sức thích hợp cho Phật tử ngày nay và đặc biệt là vẫn thể hiện trung thực, hoàn hảo cốt tủy tư tưởng đạo Phật là lý nhân quả và đặt trọng tâm vào việc tu tâm sửa tánh, chớ không phải vào hình tướng, lễ nghi bên ngoài. Có nhiều Phật tử có lẽ không đồng ý là việc không thờ các hình tượng đức Phật. Về điểm này cần giải thích.
Trước hết tu không có hình tướng khó hơn là tu có hình tướng như ảnh, tượng, chuông, mõ v.v... trợ lực. Nhờ có hình tướng, chúng ta sẽ dễ tu tập hơn, nhưng cũng dễ đi sai với giáo lý đạo Phật. đức Phật chỉ tự coi mình là một bậc đạo sư chỉ dẫn con đường tu tập cho chúng sanh, chớ Ngài không bao giờ tự xưng là tần linh vạn năng có thể cứu giúp những kẻ cầu khẩn Ngài. Hơn nữa Phật pháp lấy giáo lý nhân quả, hay nhân duyên, làm nền tảng, gieo nhân gì thì gặp quả ấy, không thể vì cầu khẩn, lễ bái mà làm sai lác lý nhân quả được.
Mặt khác, ngay cả toàn thể giáo lý, kinh điển Phật giáo cũng chỉ là những phương tiện, những chiếc bè để qua sông hay những ngón tay chỉ mặt trăng, chấp vào Phật pháp, là nội dung của đạo Phật, còn bị chính đức Phật bài bác, huống gì là chấp vào các hình tướng, lễ nghi, phần lớn là có tính cách mê tín dị đoan. Về hình ảnh, tượng của đức Phật thì nếu Ngài được thấy những hình ảnh và tượng ấy, có lẽ Ngài cũng không nhận biết đó là ai. Phần lớn, nhất là những hình, tượng màu, đã trình bày đức Phật như một ngưới ái nam ái nữ: Ngài bị kẻ lông mày, lông mi, đánh môi son đỏ chói, trét phấn hồng lên má và với hào quang đủ màu.
Thiền sư Nhất Hạnh đã hoàn toàn có lý khi viết nếu không tìm được một bức hình hay pho tượng Phật đẹp, nghĩa là toát ra được sư uy nghi, trang nghiêm, hùng tráng và nét từ bi, an lạc và giác ngộ, thì nên thờ một bông hoa thì có ý nghĩa hơn. Trước Nhất Hạnh 50 năm, Huỳnh Phú Sổ đã khuyên dạy tín đồ chỉ nên thờ một miếng vải màu đà (thời đó chưa có cờ Phật giáo) thay vì thờ các hình vẽ đức Phật, một cách lệch lạc, giả tạo.
Việc này còn có ý nghĩa quan trọng hơn: ông muốn Phật tử hãy hướng vào nội tâm, tìm Phật tánh của mình, để chính mình cũng trở thành Phật, chớ không lười biếng, dễ dãi quỳ lạy một hình vẽ và cầu mong đủ thứ, chỉ phát triển thêm lòng tham và sự ỷ lại, là hai chướng ngại lớn trong con đường tu tập và giải thoát.
Không những trình bày rõ ràng, đơn giản cách thờ phượng, Huỳnh Phú Sổ còn quan tâm và hướng dẫn việc tang lễ, hôn nhân cũng như những vấn đề thực tế khác của đời sống, liên quan đến mọi người, từ việc giải trí, học vấn đến việc thể dục, ăn ở hàng ngày, một cách rất hợp thời đại, giống khá nhiều với các nước tân tiến ngày nay, nhưng vẫn giữ đúng truyền thống dân tộc và hoàn toàn phù hợp với đạo Phật chân chính. Tiếc rằng, từ đức Phật đến ngày nay, những vấn đề quan trọng này vẫn chưa được tăng, ni, Phật tử áp dụng một cách thống nhất và thể hiện đứng đắn bản chất trí tuệ, lành mạnh, trong sáng của đạo Phật:
"Tang lễ"
Lúc ông bà, cha mẹ từ trần, tục để tang chúng ta vẫn theo cổ lệ, chỉ cần sửa đổi các sự như sau đây:
Bây giờ chúng ta đã quy y đầu Phật, thì phải do sự thành tâm cầu nguyện, và đem sức khấn vái của anh chị em trong đạo cầu nguyện cho vonh linh người chết được siêu sinh nơi cõi thọ. Chẳng nên rước những ông thầy dưng bông, đốt giấy tiền vàng bạc, xá phướn lầu kho, vì đó là chuyện tốn tiền vô ích, bởi vì người ta nhận định rằng xác thịt là hư hoại, thì trong lúc chết chỉ đem chôn cất cho kín đáo, đừng để hôi thúi có hại cho người sống, như thế là đủ rồi. Còn hiếu sự do hồi còn sanh tiền và do sự tu hành, sự thành tâm cầu nguyện chớ không có tiền rước người khác cầu nguyện mà đạt được hiếu thuận nhơn nghĩa. Chỉ vọng bàn giữa nhà hay giữa trời cầu nguyện, rồi im lặng đi chôn.
Về việc cúng kiếng ông bà cha mẹ, có chi cúng nấy trong những ngày kỷ niệm theo như tục lệ. Còn về việc đãi đằng hương đảng thì tùy ý. Những điều nào xét ra giản tiện, ít lãng phí cứ làm.
Cách cầu nguyện cho người chết.
Mỗi người đứng trước bàn Phật niệm "Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật" (ba lần) và "Nam mô A Di đà Phật" (ba lần).
Vái "Phật Tổ, Phật Thầy, nay con thành tâm cầu nguyện cho ... (tên người chết), nhờ ơn đức Phật từ bi cứu độ vong linh được thoát chốn mê đồ, vãng sanh miền cực Lạc"...
Nên Lưu ý: Tang gia đừng nên khóc lóc làm trở ngại sự siêu thoát anh linh của người chết.
Hôn nhân
Bổn phận cha mẹ phải chọn lựa đôi bạn cho con một cách xứng đáng bằng sự quan sát tường tận về đức tánh đôi trai gái. Không nên ép uổng con cái quá đáng vì như thế làm cho khốn khổ nó về sau, nhưng cũng không nên để chúng quá tự do mà sự thiếu kinh nghiệm làm cho đời chúng phải hư hỏng.
Nên bỏ tục lệ thách giá đòi tiền và đòi lễ vật. Thông gia hai bên không nên làm khó cho nhau. Cũng chẳng nên bày ra tiệc lễ linh đình tốn kém nhiều tiền làm cho trở nên nghèo khó.
Những điều được tránh hẳn hoặc được châm chế hoặc nên làm.
Uống rượu: Phải cử tuyệt, nhưng khi có tiệc lễ với người ngoài và không phải nhằm ngày chay lạt, có thể dùng một đôi chút rượu thật nhẹ để đừng có tỏ sự chia rẽ với kẻ ngoại đạo. Nếu say sưa sẽ phải tội lỗi.
Thuốc phiện: Phải cử tuyệt không được hút một điếu nào hết. Những kẻ hút muốn vào đạo, phải bỏ hút rồi mới nhìn nhận. Trừ những người đau mà thầy thuốc bảo phải dùng một chút ít hợp với các vị thuốc khác mới có thể châm chế đặng.
Cờ bạc: Phải cử tuyệt, những kẻ cờ bạc muốn bào đạo, phải thệ nguyện bỏ cờ bạc rồi mới được nhìn nhận. Về sự này, chẳng có cuộc vui nào có thể châm chế đặng.
Đối đãi các tăng sư: Tất cả bổn đạo nên cung kính các tăng sư tu hành chân chính. Nếu các ông ấy có dạy điều chánh lý, phải nghe lời. đối với những hạng tu hành mà mình biết rõ là dối thế (như mấy ông thầy đám...) hãy tìm cách khuyên can các ông trở lại con đường chân chính của đạo Phật. Nếu các ông vẫn tiếp tục làm điều tà mị, mình phải bài trừ triệt để và giảng giải cho quần chúng cùng những tín đồ nhà Phật hiểu đặng xa lánh họ.
Đối với chùa chiền: Những ngày vía của các đức Phật, ngày rằm hay ba mươi, mình muốn đi chùa cũng tốt, đặng lễ Phật dưng hoa, không có cấm. Nếu chùa nào nghèo, hư, rách, mà mình giúp đỡ được càng tốt (có điều mình không nên mua sắm hình tượng cho nhiều).
Khi đến chùa cũng phải tôn trọng sự thờ phượng trong chùa không nên hủy báng.
Đối với các tôn giáo khác và nhân sanh.
Đối với những người theo tôn giáo khác, không nên đụng chạm đến cách thức tu hành của họ. Nhứt là không ỷ đông hiếp đáp hoặc nói xấu người ta. Nếu họ có làm dữ với mình, thì mình cũng chẳng được phép vì sự dữ của họ mà trả thù, và phải luôn luôn làm lành với họ. Mình phải hoài hoài làm phải với những kẻ ấy dầu họ có làm quấy với mình cũng mặc và phải nhẫn nhịn họ.
đối với nhân sanh, bao giờ cũng phải hòa hợp với họ và làm cho đôi đàng có thiện cảm với nhau. Phải biết thương xót đến họ và nếu khi nào họ cần dùng, phải rán hết sức giúp đỡ họ.
Để tóc:
Tất cả bổn đạo nên biết rằng Thầy không có buộc để tóc, vì đó thuộc về phong tục chớ chẳng phải về tôn giáo, nhưng sở dĩ Thầy để tóc là muốn giữ kỷ niệm cái phong tục cổ của tổ tiên và tỏ cho thiên hạ biết Thầy không chịu ảnh hưởng cái đời văn minh cặn bã của phương Tây. Thấy vậy, nhiều người trong bổn đạo yêu mến Thầy liền bắt chước, vì thế số đông người hiểu lầm rằng để tóc là tu. Thật ra tu là tu, để tóc là để tóc, và tu không phải là để tóc, để tóc không phải là tu. Nếu để tóc mà không chịu trau tâm sửa tánh cũng chẳng phải là kẻ tu hành. Từ rày trở đi đã thoát được ách người Pháp và tùy theo phong trào tiến hóa của nước nhà, Thầy cho phép bổn đạo tự do cải cách hầu hòa hợp với lương dân cùng tôn giáo khác.
Sự học:
Sự học hành không làm trở ngại cho đạo đức. Trái lại, nhờ nó mình được biết rõ ràng giáo lý coa siêu của các tôn giáo. Nó tránh cho mình những sự lầm lạc, bỏ các điều dị đoan mê tín. Nó làm cho mình dịp bỏ những điều huyễn hoặc không bàn bạc những chuyện xa vời (như tiên đoán thiên cơ chẳng hạn).
Vậy hãy tự mình học hỏi (học chữ quốc ngữ, v.v...) và hãy cho con cháu mình vào trường học tập đặng sự hiểu biết của chúng thêm rộng rãi. Vả lại, sự hiểu biết về khoa học không cản trở sự tu hành và nó giúp cho mình nghiên cứu đạo Phật thêm rành rẽ.
Thể dục:
Người trong bổn đạo nam nữ bất luận, phải giữ gìn thân thể cho khỏe mạnh. Như thế nên luyện tập những môn thể dục nào hợp với sực khỏe nếu mình muốn, bởi vì xác thịt có khỏe mạnh, tinh thần mới sáng suốt, như thế mình mới có thể làm sự đạo nghĩa một cách đắc lực.
Ăn ở:
Kẻ tu hành ăn uống phải có điều độ. Tránh những món ngon sống nấu toàn đồ độc cho cơ thể ăn vào sanh bịnh. Phải giữ gìn thân thể sạch sẽ và từ nhà cửa cho đến chỗ ăn, chỗ nằm, phải biết trọng vệ sinh. Bỏ những thói quen ăn ở dơ bẩn, vì xác thịt dơ dáy thì tinh thần không thể nào mở mang được, và vì Thần Thánh chỉ gần những kẻ trong sạch, nên nếu ai muốn được tiếp độ phải trong sạch vừa tinh thần lẫn vật chất.
Cách làm ăn:
Cách làm ăn phải y như trong mục Bát Chánh đã dạy:
- Bỏ những sự bất chánh: lường cân, tráo đấu, buôn lậu, đầu cơ, buôn rượu, bán thuốc phiện...
- Làm những nghề lương thiện, không có lường gại ai, bỏ những thói gian xảo.
Điều kiện vào đạo:
Người nào muốn quy y phải có hai người bổn đạo cũ, có đức hạnh tiến cử và bảo lãnh, đến ban trị sự trong làng cho người làm đầu biết và người làm đầu phải đọc hết thể lệ về sự tu hành cho người quy y nghe, hỏi coi có bằng lòng quy y như lời nguyện dạy và răn cấm trong đạo chăng. Nếu họ bằng lòng, biểu họ về nhà cho ông bà cha mẹ biết, hoặc nguyện trước bàn thờ ông bà tổ tiên rằng: Ngày... tháng... con chịu quy y theo đạo. Sau đó người làm đầu (hội trưởng) cho cuốn sách nhỏ này. Chỗ nào không có Ban Trị Sự, hai người bổn đạo cũ phải dìu dắt người mới, rồi sau sẽ dẫn lên Ban Trị Sự gần dó, không bắt buộc thề thốt chi hết, vì người muốn tu do nơi sự phát nguyện của mình thôi. Khi nào mình không muốn giữ đạo, mình phải cho người tiến cữ hay đặng bôi tên mình ra. Không người nào được phép xưng mình là người trong đạo mà không giữ luật. Kẻ nào làm trái luật lệ trong sự đạo đức dầu không xin thôi đạo hay là chưa bị bôi tên cũng bị trách nhiệm việc làm của họ và bị coi như người ngoại đạo.
Nên nhớ rằng: đức Phật sẽ dìu dắt và ủng hộ những kẻ nào làm ăn chơn thật, hiền lành đúng the