Dấu ấn Phật giáo Nam tông tại Sóc Trăng

5 /5
1 người đã bình chọn
Đã xem: 3272 | Cật nhập lần cuối: 2/3/2016 8:53:28 AM | RSS

Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, có 367.568 người, chiếm 28,85% dân số, phần đông theo đạo Phật và sống tập trung ở các khu dân cư.


Đặc biệt hơn là nơi nào có đồng bào dân tộc Khmer sinh sống thì đều có chùa hoặc salatel để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo. Hiện toàn tỉnh có 92 ngôi chùa và 36 salatel với 88 vị chức sắc, 1.326 vị chức việc, 1.834 vị sư và 431.521 Phật tử.

 

wwwM.JPG

Chư Tăng Phật giáo Nam tông Khmer - Ảnh: Bảo Thiên


Là một tổ chức thành viên trong ngôi nhà chung Giáo hội Phật giáo Việt Nam, được thành lập ngày 20-3-1963 với tên gọi là Hội Đoàn kết Sư sãi Yêu nước, trong quá trình hình thành và phát triển tại Sóc Trăng, Hội luôn thể hiện vai trò đại diện cho giới Phật giáo Nam tông Khmer trong các mặt công tác Phật sự.

 

Nhiều năm qua, Hội phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng chương trình phổ biến pháp luật cho sư sãi, BQT (Ban quản trị) và đồng bào Phật tử trong toàn tỉnh; tuyên truyền về phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; tuyên truyền về vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ, luật giao thông, Luật Tố tụng hình sự, Luật Hôn nhân-gia đình, phòng chống các tệ nạn xã hội. Ngoài ra còn có 14 chùa trang bị thêm tủ sách pháp luật phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập của sư sãi và đồng bào dân tộc Khmer.

 

Bên cạnh đó, các chùa còn lòng ghép sinh hoạt phổ biến pháp luật, thông tin tình hình kinh tế-xã hội tỉnh nhà, ứng dụng khoa học kỹ thuật, mô hình sản xuất, tiết kiệm chi phí sinh hoạt v.v.. cho sư sãi và Phật tử vào các ngày lễ lớn trong năm cũng như các ngày thọ giới: mùng 8, 15, 23 và 30 hàng tháng.

 

Song song đó, Hội cũng vận động các cấp, các ngành xây dựng kết cấu hạ tầng, hỗ trợ vốn cho đồng bào đặc biệt khó khăn, vốn trợ giá trợ cước, vốn xây dựng nhà tình thương… giải quyết được nhiều vấn đề bức xúc trong vùng đồng bào dân tộc Khmer. Hiện nay những xã có đồng bào dân tộc Khmer sinh sống đều có đường ô-tô liền xã và có đường ô-tô đi đến trung tâm xã, 65,5% hộ dân tộc Khmer ở nông thôn có nước sạch sinh hoạt; 72% hộ có điện sử dụng, hộ đạt Gia đình văn hóa chiếm tỷ lệ 81,6%; tỷ lệ hộ Khmer nghèo đã giảm xuống rất nhiều so với nhiệm kỳ trước. Với kết quả trên đã tạo cho đời sống đồng bào dân tộc Khmer ngày càng ổn định và bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới.

 

Về văn hóa giáo dục, Hội đã kết hợp với Sở GD-ĐT tổ chức mở được 5 lớp nghiệp vụ sư phạm cho 131 vị Achar, mở được 230 lớp Pali và Thomma vini ék, với 3.017 Tăng sinh theo học. Hàng năm đều có tổ chức thi tốt nghiệp Pali Roong để tạo nguồn tuyển sinh vào Trường BTVH Pali Trung cấp Nam Bộ. Các chùa còn tổ chức dạy chữ Khmer trong dịp hè được 1.220 lớp có trên 45.950 vị sư và con em người Khmer theo học; gởi Tăng sinh theo học Học viện Phật giáo Nam tông Khmer tại Cần Thơ và du học ở các nước bạn.

 

HT.Tăng Nô, một trong những vị giáo phẩm của Phật giáo Nam tông Khmer tại Sóc Trăng, lãnh đạo Hội ĐKSSYN cho biết, những thành tựu trên đây cũng nhờ sự hỗ trợ không ngừng của Ban Tôn giáo Chính phủ cũng như HĐTS GHPGVN. “Ngoài sự hỗ trợ xây dựng, sửa chữa trường lớp như Trường BTVH Pali Trung cấp Nam Bộ và Học viện Nam tông Khmer Cần Thơ, còn hỗ trợ in ấn rất nhiều kinh sách, nhất là cho phép nhập Đại tạng kinh từ Campuchia nhằm phục vụ nhu cầu cần thiết trong giảng dạy và học hành của sư sãi trong thời kỳ hội nhập của đất nước”, HT.Tăng Nô nhìn nhận.

 

wwwS2 (2).JPG


HT.Tăng Nô cho biết thêm, trong nhiệm kỳ qua, việc sửa chữa cơ sở thờ tự luôn đươc chính quyền các cấp tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt, nhờ đó các chùa được xây dựng và trùng tu lại khang trang hơn, góp phần tăng thêm cảnh mỹ quan cho tỉnh nhà và cũng là làm giàu thêm bản sắc văn hóa cho đất nước nói chung và Phật giáo nói riêng. Toàn tỉnh có trên 70% ngôi chùa được xây dựng, sửa chữa lại theo từng hạng mục. Có 2 chùa được Bộ Văn hóa-Thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

 

Trong dịp Đại hội Phật giáo tỉnh Sóc Trăng, do sư sãi Nam tông Khmer có truyền thống riêng, việc xuất gia tu học và hoàn tục không ổn định và để đơn giản trong khâu quản lý sư sãi của Hội ĐKSSYN tỉnh, cũng như tránh tình trạng mạo danh nhà sư để gây rối trật tự và làm mất lòng tin của Phật tử, Hội kiến nghị Tỉnh hội cho phép Hội ĐKSSYN tỉnh có quyền cấp chứng nhận tu sĩ cho sư sãi Nam tông Khmer trong tỉnh. Đồng thời kiến nghị đến Bộ Giáo dục-Đào tạo có chính sách hỗ trợ kinh phí cho giáo viên giảng dạy chữ Khmer cũng như giáo viên giảng dạy chương trình sơ cấp Pali - Thomma vini cho con em và sư sãi tại các trường ở các điểm chùa trong tỉnh. Vì đây chính là nơi tạo nguồn Tăng sinh cho Trường BTVH Pali Trung cấp Nam Bộ.

 

Tâm Nhiên

Nguồn: giacngo.vn

Thiet ke web ChoiXanh.net
TOP
Loading...