Gia đình và sự truyền thông trong gia đình

5 /5
1 người đã bình chọn
Đã xem: 2015 | Cật nhập lần cuối: 2/3/2016 8:53:28 AM | RSS

Liên Hội đồng Giám mục Á Châu (FABC) đã đề cập đến nhiều đề tài khác nhau liên quan đến tôn giáo và xã hội tại Á Châu. Trong nhiều năm qua, FABC đã nêu ra những đường lối chỉ đạo thích đáng cho các tác vụ khác nhau của Giáo Hội. Trong số những tác vụ ấy, FABC đặt ưu tiên trên hết việc tông đồ cho các gia đình.


Trong một số tuyên bố cuối các phiên họp khoáng đại, FABC đã nhận xét các gia đình tại Á Châu đang bị tấn công. Có thể nói, các giá trị phản Tin Mừng đã len lỏi vào chính sự thánh thiện của gia đình một cách hết sức hệ thống. FABC gọi đó là những “lực lượng chống phá gia đình” và là những “lực lượng của sự chết”.


Đại hội Khoáng đại của FABC lần IV, tại Tokyo (1986) có nói: “Gia đình tại Á Châu là đơn vị nhỏ nhất tiếp nhận tất cả các vấn đề của Á Châu: nghèo khổ, đàn áp, bóc lột và suy thoái, chia rẽ và xung đột. Các gia đình bị tác động trực tiếp bởi các vấn đề tôn giáo, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá của Á Châu, qua những vấn đề có liên quan đến phụ nữ, sức khoẻ, lao động, kinh doanh, giáo dục,…”.


Đại hội Khoáng đại của FABC lần VI, tại Manila (1995) tuyên bố: “Gia đình tại Á Châu là một tiểu vũ trụ của châu Á. Nó đang bị tấn công từ tứ phía bởi các lực lượng chống phá gia đình nhằm tước bỏ phẩm giá con người và làm chia rẽ gia đình, từ sự nghèo đói vật chất và tinh thần đến các giá trị duy thế tục và những áp lực bên ngoài, dẫn người ta tới chỗ có những kiểu phản ứng huỷ hoại sự sống trong đạo đức sinh học, những hành vi phá thai và ngừa thai. Trẻ em - và nhiều lĩnh vực khác trong đời sống - trở thành những nạn nhân miễn cưỡng và vô tội. Các thiếu niên nam nữ cũng bị khai thác qua lao động bất hợp pháp và dịch vụ du lịch tình dục”.


Ba mươi năm sau ngày FABC ra đời, năm 1970, nay lại phải đối mặt với những lực lượng của sự chết đang trực tiếp nhắm tới các gia đình: “Vào thời điểm này của lịch sử, chúng ta đau đớn chứng kiến sự đổ vỡ của gia đình ở nhiều  nơi trên lục địa này, nhất là tại các trung tâm đô thị. Có rất nhiều lực lượng chống lại sự thánh thiện và bền vững của các giá trị trong đời sống gia đình. Từ chủ nghĩa cá nhân, khoái lạc, duy vật, tiêu thụ cho đến sự can thiệp của nhà nước, phương pháp tránh thai và lối sống công nghiệp, tất cả đều tác động không tốt tới sự ổn định của đời sống hôn nhân và gia đình, đe doạ sự ổn định cũng như các giá trị của xã hội” (Đại hội Khoáng đại FABC lần VII tại Samphran, năm 2000).


Nhưng “gia đình vẫn là sức mạnh của xã hội Á Châu” (Hội nghị các Giám mục lần III về việc Tông đồ Truyền giáo tại Đài Loan, năm 1982). “Gia đình Kitô giáo là một Giáo hội thu nhỏ, Giáo hội tại gia. Công cuộc truyền giáo và ơn gọi truyền giáo phải được thực hiện và cổ vũ trước hết trong các gia đình Kitô giáo” (Ibid).


FABC “tin rằng, như một đơn vị xã hội, gia đình chính là một kho tàng thánh thiêng và quan trọng. Gia đình Kitô giáo đã được gọi một cách đúng đắn là ‘giáo hội tại gia’, nơi đó mọi thành viên giúp đỡ nhau để tiến tới một đời sống sung mãn trong Đức Kitô, thông qua những biến cố thường ngày của cuộc sống” (Đại hội Khoáng đại FABC lần IV, tại Tokyo, năm 1986).


“Gia đình cũng là ‘đường đi của con người’, là nơi con người tập làm quen với cuộc sống và đời sống xã hội. Đó vẫn là nơi cho người ta dấn thân với tình cảm mãnh liệt, là nơi mà mỗi người được nhìn nhận là một ngôi vị. Nó bảo đảm cho sứ mạng giáo dục có được sự ổn định cần thiết. Nó được nhìn nhận là nơi ẩn náu cuối cùng cho con người tránh khỏi nguy cơ bị gạt bỏ” (Đại hội Khoáng đại của Hội đồng Toà thánh về Gia đình, tại Roma, năm 2002).


Gia đình có thể là “các tác nhân hữu hiệu” thực sự, chứ không chỉ là những đối tượng của Phúc Âm hoá. Đại hội Khoáng đại của FABC lần VII, tại Samphran, năm 2000, đã khẳng định điều ấy, lặp lại ý của Đức Thánh Cha trong Tông huấn “Giáo hội tại Á Châu”. Đại hội mạnh dạn cho rằng việc canh tân trong thế giới phải bắt đầu từ gia đình:

“Đối với mỗi thành viên, gia đình là hiện thân mầu nhiệm tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi trong lòng thế giới. Gia đình có thể được gọi là ‘bí tích’ của tình yêu Thiên Chúa và thật sự là giáo hội tại gia. Đó chính là trường học và là thánh điện của tình yêu, nơi con người cảm nghiệm lần đầu tiên về tình yêu, cũng như học tập nghệ thuật yêu thương và cầu nguyện. Á Châu đã có một truyền thống lâu đời tôn trọng đặc biệt món quà của Thượng Đế là các gia đình. Gia đình là nơi cưu mang di sản của nhân loại; và tương lai của nhân loại phụ thuộc vào gia đình. Gia đình cũng là chiếc nôi đào tạo đức tin và là trường dạy các giá trị Tin Mừng, là môi trường đầu tiên cho đứa trẻ được xã hội hoá và phát triển. ‘Gia đình không chỉ là đối tượng cho Giáo Hội chăm sóc mục vụ; gia đình còn là một trong những tác nhân hữu hiệu nhất của công cuộc Phúc Âm hoá’ (Giáo hội tại Á Châu, số 46). Bởi thế, muốn canh tân Giáo Hội, phải bắt đầu từ gia đình”.


Chăm sóc mục vụ cho các gia đình


Đại hội Khoáng đại của FABC lần VI (Manila, 1995) đã liệt kê “gia đình Á Châu” là một trong năm mối bận tâm cần “được sự quan tâm mục vụ”. Đại hội nói: “Các môn đệ Chúa Kitô tại Á Châu phải lên án những áp lực, những chính sách và những hành động huỷ hoại sự sống và chống phá gia đình, đồng thời cổ vũ nền đạo đức sinh học phù hợp với luật Chúa và giáo huấn của Giáo Hội hầu thăng tiến các gia đình trở thành ‘thánh điện và trường học của sự sống’”.


Công tác mục vụ các gia đình “phải được tổ chức thế nào cho phù hợp với ơn gọi căn bản của một cộng đoàn vừa nhân bản vừa mang phẩm chất Kitô giáo. Giáo Hội cần giúp xây dựng đơn vị ấy trở thành đơn vị của tình yêu và hiệp thông, có thể cung ứng mọi nhu cầu cho con cái đang phát triển. Thừa tác viên gia đình cũng phải hướng dẫn mọi người giải quyết các vấn đề hiện tại” (Hội nghị Á Châu về các Thừa tác vụ trong Giáo Hội, Hong Kong, 1977).


Đức Hồng y Macharski của giáo phận Krakow đã liệt kê ba công tác mục vụ cần làm để nâng đỡ các gia đình (“Pastoral Care of the Family”, được trình bày tại Đại hội Thế giới lần IV về các Gia đình, Manila, 2003):

1. Giáo Hội phải “tìm những phương cách đào sâu mối liên hệ giữa Thiên Chúa và gia đình, giúp các gia đình khám phá ngày càng đầy đủ hơn sự hiện diện của Chúa, đồng thời giúp các gia đình hoạ lại theo ơn Ngài soi sáng”. Giáo Hội làm những việc này bằng cách công bố Lời Chúa, vì “Lời ấy mạc khải cho các gia đình Kitô giáo biết diện mạo đích thực của mình, gia đình là gì và gia đình phải như thế nào theo đúng kế hoạch của Chúa. Bằng cách cử hành các bí tích, Giáo Hội vừa củng cố vừa làm giàu cho các gia đình Kitô giáo nhờ ơn Chúa, để họ có thể nên thánh và tôn vinh Thiên Chúa Cha. Giáo Hội còn chăm sóc cho các gia đình được phát triển về tâm linh bằng cách cầu nguyện cho chính các gia đình. Bằng cách đó, Giáo Hội đã bao bọc mọi gia đình và góp phần  làm cho các gia đình được mạnh lên nhờ sức mạnh của Chúa”.


2. “Giao ước hôn nhân dựa trên nền tảng của lòng trung thành với Chúa và với nhau” cần phải được củng cố. Các vợ chồng cần phải hiểu “yếu tính của hôn nhân là hiệp thông” và “hướng tới việc truyền sinh”. Người trẻ cũng phải được hướng dẫn và chuẩn bị cho đời sống hôn nhân. Họ cần hiểu sâu sắc gia đình là Giáo hội tại gia, và thế nào là “một tình yêu trưởng thành trong bối cảnh một cộng đoàn sự sống”. Điều này sẽ “giúp làm cho toàn thể Giáo Hội được phong phú hơn” (Hội đồng Toà Thánh về Gia đình, ‘Chuẩn bị lãnh bí tích Hôn phối’, Roma, 1996, 2)”.


3. Cần thiết lập những cơ chế thích hợp, bằng nhân lực cũng như bằng những nguồn hỗ trợ khác, để chăm sóc “mọi cuộc hôn nhân và gia đình về mọi mặt”. “Để chu toàn các bổn phận mục vụ đối với gia đình, các hiệp hội và các nhóm gia đình, ‘trong đó, người ta thấy mầu nhiệm Giáo hội Đức Kitô và phần nào thực hiện mầu nhiệm ấy’ (Đời sống gia đình, số 72),  đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Đó là những nơi biểu hiện sức năng động lớn của các gia đình và của những người đã hiểu vai trò quan trọng của tế bào cơ bản của xã hội - tức là gia đình - trong đời sống con người”.


Nhu cầu cần có những nhóm hỗ trợ cũng được nhắc tới trong Hội nghị Đông Á của FABC (Đài Loan, 2002) như một giải pháp để giải quyết các vấn đề của các gia đình Á Châu hiện nay. Các nhóm ấy sẽ lưu ý hơn tới các thành phần nào trong gia đình đang gặp khủng hoảng, tới việc giáo dục con cái và việc nâng cao vai trò phụ nữ trong gia đình.


Công tác truyền thông cho các gia đình


Hội nghị Giáo dân Khu vực Đông Á lần III của FABC (Korea, 1982) có đề nghị một hình thức khác để chăm sóc các gia đình. Các tham dự viên hội nghị ấy nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc “truyền thông” trong gia đình:

“Cánh cửa mở ra cho giáo dân tham gia vào đời sống và sứ mạng của Giáo Hội là gia đình. Và công cuộc Phúc Âm hoá trong gia đình sẽ bắt đầu bằng cách dành nhiều thời giờ hơn để truyền thông giữa các thành viên trong gia đình, với một sự quan tâm lo lắng cho nhau nhiều hơn. Cầu nguyện trong gia đình cũng là một yếu tố quan trọng trong việc Phúc Âm hoá các thành viên gia đình và giúp họ trở thành những người truyền giảng Tin Mừng. Vì người Công giáo chúng ta chỉ là một thiểu số trong khu vực, nên việc gầy dựng ‘các cộng đồng gia đình trong khu phố’ để chăm sóc và khích lệ nhau sẽ giúp cho giáo dân có dịp tham gia nhiều hơn vào đời sống Giáo Hội”.

Tiến trình truyền thông theo ba hướng cần phải diễn ra thường xuyên trong gia đình. Trước hết và trên hết là truyền thông với Chúa qua kinh nguyện và các bí tích. Hiệp thông với chính nguồn sống rất cần thiết để duy trì đời sống trong gia đình. Thứ đến là truyền thông giữa các thành viên trong gia đình. Trao đổi thân mật giữa cha mẹ và con cái, giữa con cái với nhau sẽ làm lan  truyền và phát huy các chuẩn mực đạo đức nơi người trẻ. Thứ ba là truyền thông giữa các gia đình. Liên đới với các gia đình khác chính là hiệu quả trực tiếp của việc khám phá hay làm mới lại sự liên đới với Thiên Chúa và với các thành viên trong gia đình. Đó chính là sống trọn vẹn cái khái niệm “cộng đồng”, trong đó các gia đình giúp nhau trong cuộc lữ hành trần thế.

Tuy nhiên, các lực lượng cạnh tranh đã cản đường, không cho sự truyền thông theo ba hướng ấy diễn ra. Chẳng hạn phần lớn các gia đình ở đô thị không còn điều kiện thuận lợi để có những buổi trò chuyện thân mật, tâm sự giữa các thành viên trong gia đình, càng ít hơn nữa cho việc thưa chuyện với Chúa. Phòng tiếp khách bây giờ đã đầy ắp những thiết bị máy móc lớn nhỏ - tức những phương tiện truyền thông - thường chi phối những cuộc trò chuyện trực tiếp tại chỗ. Các thành viên trong gia đình thường nói về những sự kiện và những nhân vật đang xuất hiện trên màn hình TV, thay vì nói về bản thân mình. Những ảnh tượng thánh trưng bày trên bàn thờ gia đình xưa kia là trung tâm cho biết bản sắc và mục đích của mọi người trong gia đình, nay chỉ còn là những đề tài lặt vặt để trò chuyện. Kiểu cách truyền thông trong gia đình đã thật sự thay đổi.

 

Quang cảnh truyền thông của Á Châu


Chúng ta hãy nhìn sơ qua môi trường truyền thông ở Á Châu và tìm ra những trở ngại có thể có đối với việc chia sẻ và trao đổi thân mật trong gia đình.


Truyền hình


Truyền hình đã xâm nhập vào các xã hội châu Á trong năm mươi năm qua. Tổ chức UNESCO (năm 2000) đã báo cáo rằng trong 10 nước đứng đầu thế giới về việc thay đổi chiếc tivi hàng năm, từ 1980-1997, có 5 nước châu Á, với Trung Quốc và Sri Lanka đứng đầu, Mông Cổ, Ấn Độ và Thái Lan tiếp theo sau, bên cạnh các nước Senegal, Oman, Ghana, Guinea và Benin (Nguồn: Báo cáo Văn hoá Thế giới năm 2000 - Những Dị biệt về Văn hoá, Sự Xung đột và Đa nguyên).


Khoảng 1/3 dân số châu Á là trẻ em dưới 15 tuổi. Tỉ lệ tương tự trong số khán giả truyền hình tại châu lục này cũng là người trẻ. Nhưng trẻ em thật sự có được những chương trình phù hợp với lứa tuổi của mình không? Tổ chức AMIC (Asian Media Information and Communication Centre - Trung tâm Truyền thông và Thông tin châu Á) đã nghiên cứu các cách xem phim và các chương trình truyền hình của trẻ em tại 7 nước châu Á năm 1996. Những kết quả này đã được công bố trong tập sách mang tên “Lớn lên cùng với truyền hình, Kinh nghiệm của Trẻ em châu Á” (2000). Sau đây là một số phát hiện:


Tại Trung Quốc, hơn 60 % trẻ em, tuổi từ 6 đến 8, xem các chương trình của thiếu nhi, còn hơn 80 % trẻ em, tuổi từ 12 đến 15, xem các chương trình của người lớn hay xem tất cả mọi thứ. Trẻ em tuổi từ 6 đến 10 dành nhiều thời giờ hơn các nhóm tuổi khác để xem hầu hết các bộ phim hoạt hình của Nhật và Hoa Kỳ (60% phim hoạt hình trên thế giới được sản xuất tại Nhật, theo báo cáo của TIME - châu Á năm 2003). Khoảng 22% giờ xem truyền hình của nhóm tuổi 15 dành cho các chương trình sản xuất tại Hong Kong hay Đài Loan. Đây là những chương trình dành cho người lớn về đề tài tình yêu và đời sống gia đình hay về đề tài “anh hùng mã thượng” thời xưa. Thời gian trung bình cho các thiếu nữ xem truyền hình là 57 phút mỗi ngày; cho thiếu niên nam là 53 phút mỗi ngày. Những chương trình phổ biến nhất từ tháng 3 và tháng 4 năm 1996 là những chương trình dành cho người lớn, sản xuất tại Trung Quốc hay tại Đài Loan. Các bậc phụ huynh rất lo lắng vì truyền hình làm uổng phí quá nhiều thời giờ của con cái, chi phối cả việc học hành của chúng. Những cảnh bạo lực và yêu đương cũng là vấn đề mà các bậc phụ huynh băn khoăn.


Tại Ấn Độ, các chương trình dành cho thiếu nhi hầu hết chỉ là phim hoạt hình và các chương trình thiếu nhi ngoại quốc. Những chương trình ấy vốn dành cho các trẻ em rất nhỏ, ít có chương trình cho các trẻ em lớn hơn. Các trẻ em này cho rằng các chương trình thiếu nhi ấy quá “trẻ con”. Không có chương trình dành cho thiếu nhi nào do Ấn Độ sản xuất, mà chỉ có những chương trình lồng các thứ tiếng Ấn Độ. “Trẻ em tại Ấn Độ, hay ít ra trẻ em sống tại các đô thị lớn, bắt kịp rất nhanh các trẻ em cùng lứa tại phương Tây về số thời gian dành cho truyền hình. Trung bình, tại Ấn Độ, trẻ em dành khoảng 26 giờ mỗi tuần cho truyền hình, bất kể thuộc hoàn cảnh kinh tế - xã hội nào. Như thế, xem truyền hình đã chiếm thời giờ nhiều hơn giờ đến lớp, chơi đùa, tán gẫu với bạn bè hay với các thành viên khác trong gia đình, hay nhiều hoạt động giải trí khác. Gần 90% những gì chúng xem là những chương trình dành cho người lớn hay cho hết mọi người, đáng kể nhất là các phim truyện, các chương trình dựa trên phim và các phim nhiều tập. Giờ xem phim cao điểm của trẻ em vào những ngày thường trong tuần là từ 8 giờ tối đến 10 giờ tối. Đây cũng là giờ cao điểm cho người lớn xem truyền hình. Nói thế có nghĩa là nếu nhà nào không có hơn một chiếc tivi thì mọi người sẽ phải xem cùng một chương trình.

Trong bốn phương tiện truyền thông cho trẻ em sử dụng tại Indonesia, tivi được coi là phương tiện mang tính giải trí nhiều nhất, sau đó là radio và báo chí. Trẻ em từ 6 đến 15 tuổi dành trung bình mỗi ngày khoảng 3 giờ rưỡi để xem truyền hình. Tuy nhiên, các chương trình được thiết kế riêng cho trẻ em chỉ chiếm 3,62%, tức 4,6 giờ mỗi tuần trong toàn bộ chương trình truyền hình hàng tuần. Vì thế, trẻ em phải xem các chương trình khác, thường không dành cho mình. Các phim dành cho người lớn được cho là “hấp dẫn, hồi hộp và thường vui hơn”.


Hầu như nhà nào ở Malaysia cũng có tivi (97%) và radio (96%). Khoảng 82% trẻ em từ 5 đến 9 tuổi dành thời giờ rảnh để xem truyền hình, video tại nhà hay chơi trò chơi điện tử. Đối với chúng, xem truyền hình rất vui và rất bổ ích, là một cách để “cho thời giờ trôi qua” và là “người bạn đồng hành” rất tốt để làm mình bớt buồn chán. Cũng như tại các nước khác, các đài truyền hình tại Malaysia chỉ cung ứng một số chương trình rất ít cho trẻ em. Vì thế, trẻ em cũng xem các chương trình dành cho cả gia đình. Tuy nhiên, các trẻ lớn tuổi hơn đã tỏ ra chủ động hơn khi tìm kiếm các chương trình thông tin, như các chương trình đặc biệt về địa lý quốc gia (National Geographic Specials), cùng với các chương trình Hồ Sơ Mật, Siêu Nhân và phim Trung Quốc. Các trẻ em nhỏ hơn thường bị cha mẹ kiểm soát về chương trình truyền hình chúng xem. Nhưng cha mẹ cần phải chịu đựng sự giận dỗi của con cái khi chúng không bằng lòng với các chương trình do họ lựa chọn. Dù sao, đối với nhiều bậc phụ huynh, xem truyền hình còn tốt hơn là làm những việc vô bổ khác. Phương tiện truyền thông đúng là một “cô bảo mẫu thay cho cha mẹ”.


Nepal khác hẳn với các nước được khảo sát. Năm 1996, chỉ có 250.000 người dân Nepal xem truyền hình, với tỉ lệ cứ 1.000 người thì chỉ có 13 người xem truyền hình. Khoảng 64% nhà có tivi; 72% ở thành phố và 52% ở các vùng bán đô thị. Vào các ngày thường trong tuần và các ngày chủ nhật, thời gian xem truyền hình trung bình của trẻ em là một giờ; vào ngày thứ bảy có thể lên đến 3 giờ. Hơn một nửa (53%) trẻ em hầu như xem các chương trình giải trí dành cho người lớn. Khoảng 15% trẻ em xem các chương trình giáo dục dành cho người lớn; 18% xem các chương trình giáo dục dành cho thiếu nhi; và 14% xem các chương trình giải trí của thiếu nhi. Khoảng 88% người xem truyền hình nói rằng các chương trình trẻ em xem là do chúng chọn, và 11% cho rằng  đó là các chương trình do người khác trong gia đình chọn hay áp đặt. “Xem truyền hình trong hầu hết các gia đình tại Nepal là một sinh hoạt gia đình, đặc biệt đối với những nhà chỉ có khả năng xem một kênh và vì thế, chương trình nào xuất hiện trên tivi thì cả nhà cùng xem, bất luận tuổi tác thế nào, vì không có sự lựa chọn nào khác”. “Trải qua các nhóm tuổi, càng lớn trẻ em càng xem các chương trình giải trí của người lớn nhiều hơn”. Những lý do nêu ra cho xem truyền hình là “để giải trí” (59,8%), “để học thêm một điều gì đó” hay “để biết các sự kiện đang diễn ra” (22%).

Singapore thì ngược lại. “Do diện tích đất nước nhỏ bé, trình độ công nghệ cao và bản chất đô thị đồng nhất, nên việc cung cấp các dịch vụ truyền thông trên bán đảo” đã được thực hiện và rất hiệu quả. Một phương pháp theo dõi mức độ sử dụng truyền hình đã được áp dụng, theo đó, người ta dùng đồng hồ đo chỉ số người xem truyền hình để phát hiện ai xem chương trình gì vào giờ nào. Trẻ em thích những chương trình dành cho mọi người xem như phim truyện, kịch, tấu hài tại chỗ, đa số là những chương trình bằng tiếng Hoa. Một người Singapore xem truyền hình trung bình mỗi ngày 3,6 giờ vào các ngày thường trong tuần và 4,3 giờ vào các ngày cuối tuần. Những em nhỏ hơn thì thích các bộ phim hoạt hình, nhưng càng lớn chúng càng ít xem các chương trình này. Trẻ em xem một số chương trình chỉ “vì thích”, bằng chứng cho thấy khán giả Singapore không thụ động với những gì được đem đến cho mình. Họ độc lập trong việc lựa chọn các chương trình để xem.

Tại Việt Nam, điều kiện sống đã ảnh hưởng đến việc trẻ em tiếp cận với truyền hình. Trẻ em trong các gia đình nông thôn nghèo ít có cơ hội tiếp cận hơn trẻ em cùng trang lứa ở các đô thị. Khoảng 62% trẻ em ở đô thị xem truyền hình mỗi ngày. Còn tại nông thôn, khoảng 59% trẻ em có thể xem truyền hình mỗi ngày. Khoảng 37% trẻ em dành từ 30-60 phút mỗi ngày trước màn hình tivi, 26,5% dành tới 2 giờ và 1/5 (tức 20%) dành tới 3 giờ. Dẫu vậy, xem truyền hình đối với trẻ em tại Việt Nam vẫn chưa thường xuyên bằng trẻ em ở các nước khác tại châu Á. Khoảng 6,5% nói rằng chúng không có giờ để xem truyền hình, khoảng 14,3% nói rằng không có tivi hay không được cha mẹ cho xem. Hơn 7% cho biết tại vùng của chúng không có điện. Các đài truyền hình trung ương như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh sẽ truyền hầu hết các chương trình của mình cho khoảng 50 đài địa phương. Cả hai đài lớn này đã sản xuất được những chương trình có chất lượng và hấp dẫn cho trẻ em.


Có nhiều tiến triển kể từ khi tiến hành cuộc nghiên cứu này. Đã có nh

Thiet ke web ChoiXanh.net
TOP
Loading...