Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔ và Phật giáo thời đại (6)

5 /5
1 người đã bình chọn
Đã xem: 3262 | Cật nhập lần cuối: 2/3/2016 8:53:28 AM | RSS

Chương ba: Cuộc đời của Đức Huỳnh Phú Sổ


E. Quê hương bừng dậy trong cách mạng và kháng chiến.


Trong năm 1945 nhiều biến cố quan trọng đã xẩy ra và đưa toàn dân VN một cơ hội giành lại độc lập sau 80 năm bị Thực Dân pháp thống trị. Ngày 9/9/1945 Nhật đảo chánh lật đổ chính quyền Pháp ở đông Dương và đặt sự cai trị lên trên ba nước Việt, Miên, Lào. Lực lượng Thực Dân Pháp, trong thế yếu, bằng lòng đặt dưới sự điều động của quân đội Nhật. Ngày 12/3/1945 vua Bảo đại ra tuyên cáo hủy bỏ tất cả hiệp ước bất bình đẳng mà nhà cầm quyền VN đã ký với pháp ngày 6/6/1862 và ngày 15/8/1884. Ngày 18/3/1945 một cuộc biểu tình lớn, quỵ 50.000 người tham gia gồm tất cả đảng phái. Ngày 17/4/1945 chính phủ Trần Trọng Kim ra đời với khẩu hiệu "Dân Vi Quý". Tháng 5/1945 nạn đói khủng khiếp hoành hành miền Bắc, hàng triệu người chết đói, nguyên do quân đội Nhật bắt dân phá đồng ruộng, trồng cây kỹ nghệ phục vụ chiến tranh, thay vì trồng lúa, và một phần khác do tình trạng chiến tranh, máy bay đồng Minh dội bom phá hủy cầu cống nên gạo trong Nam không chở ra Bắc được. Ngày 12/6/1956 Thanh Niên Tiền Phong, một tổ chức thanh niên yêu nước, ra mắt đồng bào và biểu tình tại Sài Gòn. đệ Nhị Thế Chiến đi vào giai đoạn kết thúc, ngày 6 và ngày 8 tháng tám, Hoa Kỳ thả hai trái bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki. Ngày 14/8/1945 Huỳnh Phú Sổ cùng những lãnh tụ quốc gia tại Sài Gòn như Hồ Văn Ngà, Trần Văn Ấn, Nguyễn Văn Sâm, Trần Văn Thạch... đã thành công liên kết tất cả đảng phái và thành lập Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất. Một ngày sau, Nhật tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Ngày 21/8/1945 Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất tổ chức một cuộc biểu tình vĩ đại với trên 200.000 người tham dự, nhưng những người lãnh đạo đã không tuyên bố Việt Nam độc lập và cũng không cướp chính quyền.


Một ngày sau, ngày 22/8/1945 Việt Minh cướp chính quyền tại Hà Nội sau một cuộc biểu tình trước nhà hát lớn Hà Nội, cuộc biểu tình này không do Việt Minh đứng tổ chức, họ chỉ xuất hiện vào phút cuối, căng một số biểu ngữ và hướng cuộc biểu tình tiến chiếm dinh Khâm Sai. Chỉ một ngày sau, ngày 23/8/1945 vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị và trao quyền lãnh đạo cho Việt Minh. Ngày 24/8/1945 Tổng Bộ Việt Minh phái vào Nam Hoàng Quốc Việt (tức Hà Bá Cang) và Cao Hồng Lãnh. Lúc bấy giờ, ảnh hưởng Việt Minh, cũng như ảnh hưởng của đảng Cộng Sản đông Dương, hầu như không có gì đáng kể tại miền Nam. Ngày 25/8/1945 vua Bảo Đại trao quyền và trao ấn, kiếm của Nhà Nguyễn cho đại diện Việt Minh là Trần Huy Liệu.


Việt Minh, tức Việt Nam độc Lập đồng Minh Hội, là một tổ chức ngoại vi của đảng Cộng Sản đông Dương, do đảng này trực tiếp thành lập và chủ động lãnh đạo....


Có thể nói trong giai đoạn này, cũng như trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Phật giáo đã bị tàn sát, bức hại một cách quy mô và vô cùng rộng lớn. Trong khi Thiên Chúa giáo được tập trung thành từng vùng, tuy cô lập nhưng đông đảo, đồng nhất, dễ dàng tự bảo vệ, nên ít bị bắn giết, đàn áp. Trong khi Phật giáo trãi rộng khắp trong nước và thường có những nhân vật, hoặc tăng sĩ hoặc cư sĩ, là những người có uy tín nhất trong địa phương và thường tham gia, ủng hộ các đoàn thể dân tộc chống Pháp đương thời...


Riêng Phật Giáo Hòa Hảo thì chỉ trong năm 1945, sau vụ biểu tình chống độc tài ngày 8/9 ở Cần Thơ, trên dưới 10.000 cán bộ và tín đồ đã bị sát hại. Nếu kể luôn cả thời kỳ tàn sát quy mô, sau khi Giáo Chủ Huỳnh Phú Sổ bị ám hại, thì con số tín đồ PGHH bị chết có thể lên đến trên 25.000 người...


Ngày 4/10/1945 tướng Pháp Leclerc đến Sài Gòn với một quân lực hùng hậu và tuyên bố tái lập trật tự trên toàn Nam Kỳ trong vòng ba tháng và sau khi chiếm tất cả các nơi, cuối cùng, ngày 4/2/1946, quân Pháp chiếm tỉnh lỵ Cà Mâu, tỉnh cực Nam của miền Nam. Trước cuộc tái xâm lăng của Thực Dân Pháp, những người Cộng Sản đứng đầu Lâm Ủy Hành Chánh, được cải tổ thành Ủy Ban Nhân Dân Nam Bộ do Việt Minh lãnh đạo, theo nguyên tắc, đã cướp được chính quyền trên toàn miền Nam, đã bỏ chạy tứ tán, kẻ chạy tuốt ra miền Bắc như Dương Bạch Mai, Huỳnh Thiện Nghệ, kẻ chủ chốt là Trần Văn Giàu chạy tuốt qua Thái Lan. Trong khi đó các lực lượng không Cộng Sản liều chết chống quân giặc. Trước sự tan rã thảm hại của Việt Minh (Nguyễn Thành Phương) vào Nam xây dựng kháng chiến Nam Bộ theo đường lối lãnh đạo của đảng Cộng Sản đông Dương.

 

F. Dấn thân hoạt động cách mạng kháng chiến cứu quốc.


Cuộc đại tàn sát năm 1945 và việc ký kết Hiệp định Sơ Bộ ngày 6/3/1946 giữa Hồ Chí Minh và Pháp, cho phép quân Pháp đổ bộ lên miền Bắc làm cho giới kháng chiến quốc gia phải xét lại toàn bộ vấn đề và họ quyết định phải phối hợp hành động và nắm lấy thế chủ động, không để cho Cộng Sản đệ Tam thao túng kháng chiến. Bởi vậy, Vũ Tam Anh, tư lịnh đệ nhị sư đoàn dân quốc cách mạng, đã triệu tập một hội nghị chịnh trị - quân sự bao gồm tất cả các lực lượng đang kháng chiến chống Pháp tại miền Nam, kể cả Việt Minh.


Hội nghị này đã quy tụ đại diện các tôn giáo, đặc biệt Cao đài và Phật Giáo Hòa Hảo, của Việt Nam Quốc Dân đảng, Tổng Công đoàn và Kỳ Bộ Việt Minh, Việt Nam quốc Gia độc Lập đảng, đảng Huỳnh Long và đại diện tất cả các lực lượng võ trang kể cả các lực lượng võ trang của Việt Minh (Vệ Quốc đoàn), Bình Xuyên, Phật Giáo Hòa Hảo, Cao đài. Huỳnh Phú Sổ đã có vai trò quan trọng trong hội nghị này và uy tín ông, dù khi đó chỉ 26 tuổi, bao trùm tất cả, nên sau ba ngày thảo luận sôi nổi, các đại biểu đã quyết định thành lập một tổ chức chung tên là Mặt Trận Quốc Gia Liên Hiệp với mục tiêu đoàn kết toàn dân chống Pháp và bầu Hoành Anh, bí danh của Huỳnh Phú Sổ, giáo chủ PGHH, làm chủ tịch mặt trận. Các thành phần lãnh đạo mặt trận  và bộ phận võ trang của nó, là Ủy Ban Quân Sự Tối Cao, phản ứng đúng thực trạng kháng chiến lúc đó tại Nam Bộ: đại đa số là không Cộng Sản, Cộng Sản đệ Tam chỉ là thiểu số.


Tuy là Giáo Chủ một tôn giáo và chủ tịch của Mặt Trận, nhưng Huỳnh Phú Sổ, trong giai đoạn kháng chiến gian nan này, đã sống chung với các dân quân, cùng họ xông pha lằn tên mũi đạn. Một hôm ngủ với các chiến sĩ của Trung đoàn 25, sáng dậy có một thanh niên thấy chân mình đang gát lên bụng của ông, anh ta vội rút chân chửa thẹn: "Thưa Giáo Chủ, đêm qua tôi mơ thấy có đám mây nhỏ dám che khuất mặt trời", ông cười đáp: "Có sao. đó là sự tuần hoàn của tạo hóa". (TN, t 383-397).


Mặt khác, tuy em ruột của Huỳnh Phú Sổ và nhiều đệ tử, tín đồ ruột thịt bị sát hại, nhưng vì đại nghĩa, vì việc kháng chiến chống ngoại xâm, ông bỏ qua, không thù oán gì Việt Minh mà còn đem hết lòng thành ra hợp tác, trong tinh thần xóa bỏ hận thù, đoàn kết toàn dân chống giặc, ông đã nhận lời, ngày 14/11/1946, tham gia Ủy Ban Hành Chánh Kháng Chiến Nam Bộ (do Việt Minh và Cộng Sản đệ Tam lãnh đạo) với chức vụ Ủy Viên đặc Biệt (Ủy Viên Quân Sự của Ủy Ban này là trung tướng Nguyễn Bình). Tham gia Ủy Ban Hành Chánh Kháng Chiến, ở cương vị khiếm tốn là ủy viên đặc biệt, là một hy sinh vì đại nghĩa chống Pháp, vì lý tưởng hòa giải, đoàn kết dân tộc và nói lên tinh thần từ bi hỹ xã, không hận thù, không coi ai là kẻ thù của ông, cũng như thể hiện lập trường bất di bất dịch của Phật giáo là mong ước mọi người Việt Nam, không phân biệt chủ nghĩa, chính kiến, tôn giáo, địa phương, giai cấp, quá khứ, cùng sống chung hòa bình với nhau, cùng nắm tay nhau để cứu nước dựng nước. Huỳnh Phú Sổ tuyên bố về sự tham chính này như sau:


- để tỏ cho quốc dân và chánh phủ Việt Minh thấy rõ ông chủ trương thống nhất lãnh thổ và độc lập quốc gia;


- để biểu dương tinh thần đoàn kết của dân tộc hầu mau đem lại thắng lợi cuối cùng;


- để tỏ cho các đảng phái thấy rằng ông không khi nào có những tham vọng cao sang vương bá hay vì hiềm riêng mà hờ hững với phận sự cứu quốc. (Dật Sĩ & Nguyễn Văn Hầu, sđd, t 272).


Ngày 21 tháng 9 năm 1946, Huỳnh Phú Sổ và một số trí thức khuynh hướng dân tộc, dân chủ, công bố việc thành lập chính đảng mang tên Việt Nam Dân Chủ Xã Hội đảng, gọi tắt là Dân Xã đảng. ông chính là linh hồn, lành lãnh tụ tối cao của chính đảng cách mạng này. Và ông đã truyền một thông điệp sau đây cho toàn thể tín đồ PGHH:


"1/ Việt Minh tranh đấu chánh trị, nếu Thầy đem đạo (PGHH) ra tranh đấu thì không thích hợp. Vì đạo lo tu hành chơn chất. Nên Thầy phải tổ chức đảng chánh trị, mới thích ứng nhu cầu tình thế nước nhà;


2/ Các nhà ái quốc chơn chánh trong nước mặc dầu nhận Thầy là một nhà ái quốc, nhưng không hề cùng hiệp chung với Thầy dưới danh Nghĩa PGHH để lo việc quốc gia, bởi lẽ anh em ấy không tu hành như mình, hoặc giả đã có đạo rồi thì không thể bỏ đạo quy y PGHH. Vì vậy Thầy phải tổ chức chánh đảng để anh em ấy có điều kiện tham gia. Họ chỉ phải giữ kỷ luật của đảng mà thôi, còn tôn giáo thì riêng ai nấy giữ;


3/ Vậy tất cả tín đồ anh em, nếu thấy mình còn nặng nợ với Non Sông Tổ Quốc, thương nước thương dân, hãy tham gia đảng VNDCXHđ mà tranh đấu. đây là phương tiện để anh em hành xử Tứ Ấn". (Thành Nam, sđd, t 405).

 

Thật là rõ ràng minh bạch. Và chỉ thông điệp ngắn ngủi này của Giáo Chủ PGHH Huỳnh Phú Sổ trong tức thời Việt Nam Dân Chủ Xã Hội đảng đã có hàng vạn đảng viên: hầu hết tìn đồ PGHH đều đáp ứng lời kêu gọi này và gia nhập "đảng của đức Thầy". Tuy hầu như tất cả đảng viên là tín đồ PGHH, nhưng đặc biệt hơn nữa, là Huỳnh Phú Sổ đã mời những nhà ái quốc, những nhà trí thức dân tộc không phải là tín đồ PGHH tham gia trong vai trò lãnh đão đảng như các ông Nguyễn Bảo Toàn, Trần Văn Ấn, Nguyễn Văn Sâm, Lê Văn Thu...


Khi tín đồ lo ngại việc đem giao trọn quyền lãnh đạo đảng cho các nhân sĩ ngoài đạo, Huỳnh Phú Sổ giải thích: "Phàm đã hợp tác thì nên thành thật. đã tín nhiệm thì phải giao phó nhiệm vụ, đặt để đúng chỗ, xứng với tài năng. Việc cứu nước là việc mình nên ủng hộ người ta làm, chớ đừng tỵ hiềm, tranh giành địa vị mà hư việc lớn. Mình nên thực tâm đem khối quần chúng hùng hậu của PGHH mà ủng hộ các chiến sĩ cách mạng tranh đấu cho đất nước" (Thành Nam, sđd, t 417).


Thật là một cái nhìn sáng suốt, cao cả của một nhân cách lớn và một nhà ái quốc lớn. Các tăng sĩ Phật Giáo dính dự vào chính trị trong thập niên 60, 70 sau này đã thiếu cái sáng suốt, cao cả này, cái nhân cách lớn  và tấm lòng yêu nước vĩ đại này.


Đặc điểm khác nữa là ngay từ giữa thập niên 40, Huỳnh PHú Sổ và VNDCXHđ đã khẳng định trong Tuyên Ngôn lập đảng rằng: "VNDCXHđ là một đảng Dân Chủ, chủ trương thiệt thi triệt để nguyên tắc chánh trị của chỉa nghĩa dân chủ: Chủ quyền ở nơi toàn thể nhân dân. đã chủ trương toàn dân chánh trị nên đảng chống độc tài bất cứ dưới hình thức nào. VNDCXHđ là một đảng cách mạng xã hội... " (Tuyên Ngôn 21/9/1946).


Vì chủ trương dân chủ, chống độc tài nên số phận của VNDCXHđ và những người lãnh đạo thật là thảm khốc khi đất nước bị những chế độc độc tài thống trị: Người sáng lập và linh hồn là Huỳnh Phú Sổ cùng các ủy viên trung ương Nguyễn Văn Sâm, Trần Văn Tâm đều bị ... gian ám hại và tổng bí thư Nguyễn Bảo Toàn bị chế độ Ngô đình Diệm thủ tiêu ... và vị tư lịnh Quân lực Hòa Hảo, tướng Lê Quang Vinh bị chế độ độc tài Diệm-Nhu xử tử hình và đem xác dấu mất biệt, không cho thân nhân chôn cất thờ cúng.


Sau 1975, hai vị Tổng Bí thư VNDCXHđ là Trình Quốc Khánh và Phan Bá Cầm đều chết trong lao tù ... và hàng ngàn, hàng vạn các bộ, chiến sĩ Dân Xã hết bị ... giết. Thật là một sự hy sinh tột cùng, vô bờ bến mà Huỳnh Phú Sổ và các đệ tử, tín đồ, cán bộ, đảng viên và chiến hữu của ông đã dâng hiến cho Tổ Quốc Việt Nam suốt 50 năm qua. Đây mới thật là Tứ Ấn, đây mới thật là hạnh nguyện Bồ Tát, mới thật là đại thiền sư, đại Phật tử...


Lúc đầu Mặt Trận Quốc Gia Liên Hiệp với hai nhân vật đầu não là chủ tịch Hoàng Anh (Huỳnh Phú Sổ) và ủy viên tuyên huấn Lê Trung Nghĩa đã mạo hiểm về đặt cơ sở lãnh đạo tại Chợ Lớn, trong vòng kiểm soát của Thực Dân. ở đây ông giả trang làm một người Hoa kiều. Một thiếu nữ đã tỏ tình yêu ông và ông đã làm một bài thơ tình tuyệt diệu để cảnh tỉnh giai nhân, đây là một giao thoại lý thú giữa Giáo chủ, Lãnh Tụ và giai nhân. Nhan đề của bài thơ là Tình Yêu, và có rất nhiều chữ yêu, chữ tình, nhưng đây là tình yêu của bồ tát, của bậc siêu phàm và giai nhân là một chúng sanh đang được khai ngộ, cứu độ khỏi bể tình hạn hẹp, đau khổ để vươn tới biển tình nhân loại bao la, cao đẹp. Có lẽ đây là bài thơ về tình yêu tuyệt vời nhất trong lịch sử thi ca thế giới:


"Ta có tình yêu rất đượm nồng,

Yêu đời, yêu lẫn cả non sông.

Tình yêu chan chứa trên hoàn vũ,

Không thể yêu riêng khách má hồng.

Nếu khách má hồng muốn được yêu,

Thì trong tâm trí hãy xoay chiều.

Hướng về phụng sự cho nhơn loại,

Sẽ gặp tình ta trong khối yêu.

Ta đã đa mang một khối tình,

Dường như thệ hải với sơn minh.

 

Tình yêu mà chẳng riêng ai cả,

Yêu khắp muôn loài lẫn chúng sinh."

                                                   Huỳnh Phú Sổ

 

Những tháng cuối năm 1946, ông di chuyển về Hậu Giang và gởi ông Nguyễn Bảo Toàn sang Trung Hoa và Hồng Kông, tiếp xúc với các đảng phái quốc gia, từ đó đưa đến việc hình thành Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Toàn Quốc ngày 27/2/1947 tại Nam Ninh với Nguyễn Hải Thần (Việt Nam Cách Mạng đồng Minh Hội) làm chủ tịch, Nguyễn Tường Tam, (Việt Nam Quốc Dân đảng, nguyên là bộ trưởng ngoại giao trong chính phủ liên hiệp) ủy viên ngoại giao. Tổng thư ký là Nguyễn Bảo Toàn thuộc Việt Nam Dân Chủ Xã Hội đảng và đại diện cho Phật Giáo Hòa Hảo và Cao đài. Nguyễn Văn Sâm, thuộc Việt Nam Dân Chủ Xã Hội đảng, là đại diện trong nước. (TN, sđd, t 407-423).


Đây là lần đầu tiên các tổ chức do Huỳnh Phú Sổ thành lập đã có những sinh hoạt vượt ra ngoài Việt Nam để đi ra hải ngoại, trước đó, vào đầu năm 1945, ông cũng đã gởi một đại diện tháp tùng xứ bộ Nam Kỳ của Việt Minh để đi dự hội nghị Tân Trào của Mặt Trận Việt Minh. Chính Mặt Trận Toàn Quốc này đã là lực lượng nồng cốt đưa đến việc hình thành giải pháp Bảo đại, làm tiền đề cho một "Miền Nam Quốc Gia" về sau.


Tuy nhiên, khi đó, tất cả những nhà cách mạng dân tộc đã góp máu xương cho sự hình thành một Miền Nam Tự Do thì đều đã bị sát hại và kẻ thừa hưởng sự hy sinh của bao chiến sĩ quốc gia lại là những người không đổ xương máu gì cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, đó là tập đoàn Ngô đình Diệm. Không những thế, sau khi nắm quyền nhờ dựa vào ngoại bang, họ còn tàn sát khốc liệt những nhà ái quốc còn sống sót đã hy sinh tất cả cho đại cuộc kháng chiến chống Thực Dân và đấu tranh chống độc tài Cộng Sản, Vũ Tam Anh, tư lịnh đệ tam sư đoàn và tổng thư ký Mặt Trận Thống Nhứt Quốc Gia, Nguyễn Bảo Toàn, tổng bí thư Dân Xã đảng đều bị chế độ Diệm-Nhu thủ tiêu, sát hại là những bằng chứng của tội ác tiêu diệt các lãnh tụ quốc gia của chế độ "quốc gia" giả hiệu và chế độ độc tài phát xít chính cống này.


Đầu năm 1947, Huỳnh Phú Sổ và các chiến hữu của ông tiến hành việc tái bố trí các lực lượng quân sự kháng chiến chống Pháp bao gồm các đơn vị võ trang của Cao đài, Phật Giáo Hòa Hảo, đại Việt, Bình Xuyên, theo "chiến thuật liên khu miền Tây", nhằm chiếm đồng Tháp Mười nhưng đã bị Thực Dân Pháp oanh kích liên tục bằng máy bay và trên bộ bị các đơn vị quân sự của Việt Minh phục kích đánh phá, nên chỉ có các lực lượng thuộc Phật Giáo Hòa Hảo và đại Việt rút được về đồng Tháp Mười (TN, sđd, ch 10).


(còn tiếp)


Lê Hiếu Liêm

Nguồn: phatgiaohoahao.net

Thiet ke web ChoiXanh.net
TOP
Loading...