Madrasa 66 Đông Du cần sự giúp đỡ của những nhà hảo tâm

5 /5
1 người đã bình chọn
Đã xem: 3471 | Cật nhập lần cuối: 2/3/2016 8:53:28 AM | RSS

Alhamdulillah, mọi lời ca ngợi và tụng niệm đều kính dâng lên Allah, chúng tôi tạ ơn Ngài và cầu xin Ngài tha thứ. Cầu xin Allah che chở cho chúng tôi tránh khỏi mọi điều xấu xuất phát từ bản thân về mọi việc làm của chúng tôi. Ai đã được Allah dẫn dắt sẽ không bao giờ lầm lạc và ai đã bị Allah bỏ mặt sẽ không bao giờ tìm được chân lý. Tôi tuyên thệ không có Thượng Đế nào xứng đáng được chúng tôi thờ phụng và không bao giờ nhận ai hay vật gì để cộng tác hay đối tác cùng Ngài, và xin chứng nhận rằng Muhammad là bề tôi và cũng là vị Thiên Sứ của Ngài, cầu xin Allah ban mọi sự bình an và phúc lành cho Người, cùng gia quyến của Người và tất cả bằng hữu của Người, cũng như những ai noi theo tấm gương đức hạnh của Người cho đến Ngày phán xét và cầu xin Ngài ban sự bình an ngày càng nhiều hơn. Amma Ba'd:


(…)

 

Islam tại Việt Nam nói riêng hay Islam trên thế giới nói chung, nơi nào có cộng đồng Muslim thì nơi đó phải có Masjid để làm nơi hành lễ solah và sinh hoạt hàng ngày, nơi nào có Masjid thì cộng đồng cũng ao ước phải có một Madrasa (Trường học) để làm nơi truyền bá kiến thức Islam cho con cháu của họ. Dù đây không phải là một nguyên tắc hay một bộ luật tôn chỉ của Islam, nhưng hầu như đó là một phương châm sống của người Muslim trong sự song song đời và đạo.


Masjid 66 Đông Du tại TPHCM cũng không ngoại lệ, khi Masjid được hình thành thì Madrasa (Trường học giáo lý và Qur’an) cũng được cha – ông cố gắng tiến hành xây dựng kế bên Masjid xem như một công trình bắt buộc phải có theo lời của Rosul đã giảng dạy qua ý nghĩa đại khái như sau:

 

Ông Abu Hurairoh thuật lại là Rosul Muhammad đã nói:


“Những việc làm phước thiện của người tin tưởng sẽ đem lại hữu ích sau khi chết là: ‘Đem kiến thức hiểu biết truyền lại cho người khác - Dạy dỗ con cái có đạo hạnh - Tiếp thu Kinh sách (để phổ biến) - Xây cất Masjid (Thánh đường) hay nhà cửa cho những người nghèo khổ - Đào kinh rạch (phân phát nước) hay xây cầu cống để giúp đỡ cho mọi người – Khi có tiền (bổng lộc) thì thường xuyên xuất ra để làm việc từ thiện (xuất tiền bố thí) – Nuôi trẻ mồ côi...’ Những điều nầy sẽ mang lại hữu ích vào Ngày Sau.”

 

Bởi những điều trên thuộc diện là Sođakoh Al Ja’riyah (Al Awqof), là sự bố thí có tính cách lâu dài, trường cữu mà Rosul đã xác định:

 

“Nếu nô lệ của Allah chết đi mà để lại ba điều hữu ích khi còn sống trên thế gian nầy là một sự tốt đẹp cho Ngày sau: ‘Truyền bá kiến thức cho người khác để đem lại hữu ích cho người đời, Sođakoh (bố thí) Ja’riyah (có tính cách trường cữu), và có con cái đạo hạnh luôn cầu nguyện cho cha mẹ của chúng’.” Do Muslim ghi lại.

 

Sự kiến thức ở đây nói về tổng quát đạo và đời, nếu chúng ta chịu khó học hỏi những kiến thức đúng thật, rồi dùng kiến thức đó truyền lại cho người khác để áp dụng thì chúng ta sẽ được hưởng những phước đức của người thực hành nó cho đến Ngày Sau. Nhưng đâu là nơi thích hợp để truyền đạt kiến thức tôn giáo cho hậu thế?

 

Chính những lời giảng dạy của Rosul đã ăn sâu vào tâm huyết của những bậc làm cha làm mẹ, người có công – ông bà có của rồi cuối cùng cũng hoàn thành nguyện vọng khi Allah cho phép. Vậy mà, chính những người đảm nhận chức vụ “Quản lý tài sản của Allah” đã bán rẻ lương tâm lợi dụng quyền hành “cướp đi mái ấm, nơi phổ biến kiến thức tôn giáo” của bao nhiêu sinh linh đang trong tuổi tư tưởng còn đang non dại để mang lại nguồn thu nhập riêng tư cho gia đình họ, chắc chắn đây là những “tội đồ” mang những hành vi không thể chấp nhận được, bởi những ai dùng tài sản của Masjid để thủ lợi riêng thì xem như là mang tội trộm cắp, tội này Allah sẽ trừng phạt rất khủng khiếp vào Ngày Sau, nhưng trước mắt “Gây gió thì gặp bão” là hậu quả phải trả lại sự công bằng cho nhân loại.

 

Masjid 66 Đông Du trải qua hơn hàng chục năm u tối dưới sự quản lý và kiểm soát của nhóm “đội lốp thầy tu”, họ đã biến Ngôi trường (Madrasa) thân yêu ngày nào thành một khu nhà trọ cho những người bất tín vào chiếm đóng. Masjid và Madrasa là những nơi luôn giữ thanh tịnh và sạch sẽ để tín đồ yên tâm cầu nguyện và học hỏi, vậy mà vì lợi nhuận họ nhắm mắt làm ngơ miễn sao có lợi, còn hư hao hay ô uế họ không cần biết tới… Chính vì thế, chính vì chỉ biết xài mà không tu bổ nên ngày nay nhìn cảnh mái trường đã rong rêu đầy lổ hỏng, những tường vôi trắng thanh lịch ngày xưa nay đã thâm ô rạng nức, những bàn ghế học trò không cánh mà bay… đó là những “chiến lợi phẩm” đã để lại sự suy nghĩ cho Ban Quản Trị mới của Thánh đường.

 

Alhamdulillah, sau khi 7 Sim bị cách chức và thanh lọc những phần tử xấu xa, Haji Mohamad Amine được đề cử làm Trưởng Ban Quản Trị Thánh Đường thay thế 7 Sim, chỉ hơn một năm lãnh đạo và làm việc với những tín đồ Muslimin thì Masjid 66 Đông Du đã được một phần khôi phục lại hình ảnh “Ngôi Nhà Trang Nhã Hùng Vĩ và Tôn Nghiêm” như thời Cha Ông còn tại thế (xem bài Masjid Jamiul Musulman – Catinat).


Haji Mohamad Amine

Trưởng ban Quản trị Thánh đường

Nguồn: chanlyislam.net

Thiet ke web ChoiXanh.net
TOP
Loading...