Tìm hiểu Đạo giáo (14)

5 /5
1 người đã bình chọn
Đã xem: 3989 | Cật nhập lần cuối: 6/17/2016 1:01:35 PM | RSS

(tiếp theo)

Trường phái Pháp Luân Công đương đại có thuộc Đạo giáo không?

Pháp Luân Công (Fa Lun Gong, Dharma Wheel Cultivation), còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp (Fa Lun Da Fa, Dharma Wheel of the Buddha Way), được Lý Hoằng Trị (Li Hong Zhi) thành lập năm 1992 và được chính thức phê chuẩn của “Hội Nghiên Cứu Khoa Học Khí Công” của Trung Hoa. Biểu tượng chính của nó là một vòng tròn có một chữ vạn quay theo chiều kim đồng hồ tại tâm điểm. Xung quanh chữ vạn trung tâm là bốn biểu tượng thái cực nằm ở bốn phương chính, xen kẽ bởi bốn chữ vạn nữa. Chữ vạn là một biểu tượng cổ xưa bắt nguồn từ miền nam hoặc Trung Á vốn từ lâu đã có liên quan với Ấn giáo và Phật giáo. Ý nghĩa hình tượng của các biểu tượng xoay chiều hướng có liên quan với khái niệm các luân xa (chakra), hay các tâm lực, bên trong cơ thể. Do đó, bên trong mỗi người hiện hữu có một vật thu nhỏ của toàn bộ vũ trụ đang xoay tròn. Sự tương hợp này giữa tiểu vũ trụ của cá nhân và đại vũ trụ của vũ trụ là mối liên lạc với tư tưởng của Đạo giáo. Pháp Luân Công tự quảng cáo như một thay thế cho các truyền thống tôn giáo cổ xưa, chẳng hạn như Đạo giáo và Phật giáo, và cho các thực hành như khí công (qi gong)thái cực quyền (tai ji chuan). Vị lãnh tụ tinh thần của nó, Lý Hoằng Trị, nói rằng mục đích của ông là làm cho trí huệ cổ xưa lại đạt tầm với con người bình thường vốn nhận thấy các hệ thống truyền thống không còn ích lợi nữa. Trong khi tiếp cận một hình tượng Đạo giáo, phương pháp thiền của Pháp Luân Công, được phối hợp với phong trào nghi lễ, nhằm giúp cho những người thực hành được cân bằng, tối đa hóa, và phóng các năng lực của họ ra.

Tìm hiểu Đạo giáo (14)Trong Đạo giáo có các Cộng đồng phụ hoặc Các giáo phái phụ không?

Khá nhiều trường phái và tông phái đã phát sinh xuyên suốt lịch sử lâu dài của Đạo giáo. Trường phái Thượng Thanh (Shang Qing), còn được gọi là Đạo giáo Mao Sơn (Mao Shan), đã xuất hiện hồi cuối thế kỷ thứ IV. Trường phái này xác nhận một bộ kinh thánh trên ba mươi tập như là thiên khải chủ yếu của họ. Hầu như đồng thời với trường phái đó là một trường phái khác có tên là Linh Bảo (the Ling Bao), trường phái cũng khẳng định sự mạc khải kinh sách riêng, một phần dựa trên kinh sách của Thượng Thanh. Đạo giáo Thiên Tâm (Tian Xin), nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc trừ tà và cũng dựa trên sự thiên khải kinh sách riêng của họ, khởi từ cuối thế kỷ X. Trường phái Thần Hiếu (Shen Xiao), có từ thế kỷ XII, nổi tiếng về bùa phép và sự diễn giải mối tương quan giữa tiểu vũ trụ và đại vũ trụ. Đạo giáo Thái Y (Tai Yi), cũng từ thế kỷ XII, trường phái tu trì độc thân tích hợp các yếu tố của Khổng giáo và Phật giáo. Dù hiện không trường phái nào trong số những trường phái này còn hoạt động, tất cả đều đã đóng góp đáng kể về mặt lịch sử cho thực tại rộng lớn và phức tạp của Đạo giáo.

Truyền thống Đạo giáo có sai phái các vị truyền giáo đi cải đạo người khác không?

Nói chung Đạo giáo không phải là truyền thống có xu hướng truyền giáo, dù một số hoàng đế Trung Hoaa đã lấy Đạo giáo làm quốc giáo. Nhưng xét chung, truyền thống không có hoạt động truyền giáo hệ thống như Hồi giáo, Phật giáo và Kitô giáo. Việc Đạo giáo và TTCĐTH lan rộng chủ yếu là dựa vào cộng đồng dân cư.

(còn tiếp)

John Renard
Tri thức tôn giáo qua các vấn nạn và giải đáp, NXB Tôn giáo, 2005, tr.424-426.

---------------------------------------

Tìm hiểu Đạo giáo (1)

Tìm hiểu Đạo giáo (2)

Tìm hiểu Đạo giáo (3)

Tìm hiểu Đạo giáo (4)

Tìm hiểu Đạo giáo (5)

Tìm hiểu Đạo giáo (6)

Tìm hiểu Đạo giáo (7)

Tìm hiểu Đạo giáo (8)

Tìm hiểu Đạo giáo (9)

Tìm hiểu Đạo giáo (10)

Tìm hiểu Đạo giáo (11)

Tìm hiểu Đạo giáo (12)

Tìm hiểu Đạo giáo (13)

Thiet ke web ChoiXanh.net
TOP
Loading...