Ý nghĩa ngày lễ Vía Trời mùng chín tháng Giêng

5 /5
1 người đã bình chọn
Đã xem: 12319 | Cật nhập lần cuối: 2/3/2016 8:53:28 AM | RSS

Vài tên gọi của ngày mùng 9 tháng Giêng

Ngày xưa, khi đi làm đồng, trai gái hay hò vè đối đáp thử tài nhau, vừa để cho vui quên nhọc mệt, vừa để có dịp làm quen hay kín đáo bày tỏ tình cảm. Có cô gái đố chàng trai thế này:

Thấy anh hay chữ, em hỏi thử đôi lời,

Thuở tạo thiên lập địa ông Trời tròn ai xây?

Như thế là hỏi khó chàng trai, vì đâu ai biết Trời sinh ra do đâu và sinh ra từ lúc nào. Nhưng dân gian lại cho ngày mùng 9 tháng Giêng âm lịch là ngày vía Trời.


Vía là tiếng Việt cổ. Huỳnh Tịnh Paulus Của giảng: "Ngày vía: Ngày sinh" [1]

Lại giảng thêm: Mồng chín vía Trời, mồng mười vía Đất: Ngày mồng 9 mồng 10 tháng Giêng thói tục hay cúng Trời cúng Đất, hiểu là ngày Trời Đất sinh.”


Chữ Hán gọi ngày sinh là đản nhật 誕日, nói tắt là đản . Ngày sinh của Phật gọi là Phật Đản . Ngày mừng Chúa Giêsu giáng sinh gọi là Thánh Đản Tiết (tiết: ngày mừng).

Chữ Hán cũng gọi mừng ngày sinh là Khánh Đản (khánh: mừng). Đức Lý Giáo Tông đã gọi ngày mùng 9 tháng Giêng là ngày Khánh Đản Đức Chí Tôn, tức là ngày mừng Trời sinh ra:

“Chư hiền đệ muội! Hôm nay, ngày này nơi thế gian cũng là ngày Khánh Đản Đức Chí Tôn Thượng Phụ. Chư Phật, chư Tiên khắp tam thập lục thiên, tam thiên thế giới đều đến triều phục, hỷ chúc thâm ân đức háo sanh Chúa Tể muôn loài vạn vật.” [2]

Ngày mùng 9 tháng Giêng được Đức Pháp Lực Kim Tiên (Nguyễn Bửu Tài) gọi bằng một tên khác:

“… Lời nói đầu tiên là Tiên Huynh rất cảm động và hoan hỷ được thấy tinh thần thương Thầy mến Đạo của các em trong ngày lễ Cửu Thiên Khai Hóa này…” [3]

Cửu Thiên Khai Hóa có nhiều cách giảng khác nhau. Căn cứ theo ngữ cảnh của đoạn thánh giáo trên, có thể giảng như sau:

Cửu Thiên: Chín phương trời, nói chung là cả vũ trụ.

Khai Hóa: Mở mang, giáo hóa về văn minh, phong tục, đạo đức.

Cửu Thiên Khai Hóa là đấng có công giáo hóa cho tất cả càn khôn thế giới, tức là Đức Chí Tôn Thượng Đế.

Ngày mùng 9 tháng Giêng là tín ngưỡng Trung Quốc xa xưa

Từ điển bách khoa điện tử Wikipedia (chữ Hán) cho biết hai chi tiết:


1. Sách Lãi Hải Tập của Vương Quỳ đời Minh chép: “Thần minh giáng sinh, lấy nghĩa khởi lên. Ngọc Đế sinh ngày mùng 9 tháng Giêng; số dương bắt đầu là 1 mà cực điểm là 9. Khởi đầu phải có kết thúc.” [4]


2. Sách Nguyệt Lệnh Minh Nghĩa của Hoàng Đạo Chu đời Minh chép: “Ngày mùng 9 tháng Giêng, các thần trên trời và dưới đất triều bái Tam Thanh Ngọc Đế. Ngày mùng 9 là ngày sinh của Ngọc Hoàng Đại Đế.” Sách Nguyệt Lệnh Chú Giải của Hoàng Thích đời Thanh cũng chép tương tự như vậy.[5]


3. Trong một bài viết Hán-Anh tại một mạng giáo dục của Đài Loan, có mấy chữ sau: Chính nguyệt sơ cửu nhật Thiên Công sinh đương thiên. , và được dịch sang tiếng Anh là “the ruler of heaven born on the same day on the annual the ninth day of the first month of the lunar calendar”.[6]

Thiet ke web ChoiXanh.net
TOP
Loading...