Ý nghĩa những ngày "Ăn chay kỳ" theo Phật giáo Hòa Hảo

5 /5
1 người đã bình chọn
Đã xem: 6496 | Cật nhập lần cuối: 2/3/2016 8:53:28 AM | RSS

Vì sao mỗi tháng người tu theo Phật giáo Hòa Hảo ăn chay vào những ngày mùng 8, 14 ,15 (rằm) , 23, 29, và 30 âm lịch? Xin cho biết ý nghĩa những ngày ấy?


Là tín đồ Phật giáo Hòa Hảo (PGHH), hẳn ai cũng nhớ rất rõ lời chỉ dạy hết sức rành mạch của Đức Thầy về sự tu và ăn chay:

    Tu hành nào luận mặn chay,
    Miễn tâm thanh tịnh có ngày an cư.
    Chữ Nam ô trì giái giữ chay ,
    Chay được tánh chay tâm mới quí .


Phật chẳng buộc ai ăn ở khổ hạnh và cũng chẳng biểu ai ăn ở sung sướng, chẳng ép ai ăn chay, chẳng xúi ai ăn mặn, tùy theo trình độ và lòng nhơn của mình.

    Chay bốn bửa ấy là qui tắc,
    Của kẻ Khùng chỉ dắt chúng sanh .


Ăn chay ngày 14 , 15 , 29 , 30 - tháng thiếu 29 và mồng 1. Hằng năm đến ngày xuân nhựt thì ngày 29, 30 và mồng 1 phải ăn chay, trong mấy ngày ăn chay phải cúng chay, qua đến ngày mồng 2 có chi cúng nấy cũng được.

    Đến ngày đơm quảy có chi cúng nấy .
    Tu hành giả dối khuyên khá đổi ,
    Cúng kiến trai đàn cũng nên thôi .


Rõ ràng trong việc tu hành, vấn đề ăn mặn hay ăn chay (kể cả cúng kiến giỗ quảy) là do trình độ và lòng nhân của mình.

Cái quí là ở "tâm chay, tánh chay". Tuy nhiên, Đức Thầy có dặn dạy trong một năm phải ăn chay 3 ngày xuân nhựt là 29, 39 và mồng 1. Còn mỗi tháng theo qui tắc thì ăn chay 4 ngày là 14, 15, 29 và 30 âl (tháng thiếu thì mồng 1). Trước hết , tưởng cũng nên nói qua về 2 từ bữangày. Bữa, nếu đếm tính về thời gian thì có nghĩa là ngày, thuở. Còn nói về ăn thì có nghĩa là buổi, là lần ăn. Nói cụ thể hơn, trong một ngày có 2 lần (bữa) ăn (cơm) chính là sáng và chiều (Miễn cho đủ ngày hai cơm tẻ - Đức Thầy) - Dù vẫn biết rằng việc ăn chay trường là nhằm trợ trưởng cho quá trình tu tâm sửa tánh ngày thêm tinh tấn là đúng, đáng hoan nghinh - nhưng thiết tưởng không nên giải thích là Đức Thầy dạy trong ngày phải ăn bốn bữa (!) để khiến cho đồng đạo hiểu sai lệch rằng người tín đồ PGHH phải trường chay khổ hạnh.

Về ý nghĩa 4 ngày ấy, tuy Đức Thầy không giải thích nhưng ta có thể hiểu như sự dàn trải, mang tính phân bố thời biểu cốt để tĩnh tâm, nhớ chừng, hầu tránh lạm sát một cách thái quá. Do ý nghĩa của những ngày này có sự trùng hợp với cách giải thích của những người xưa nên tiện thể xin ghi lại để biết thêm. Chúng ta đều biết một cách vắn tắt rằng, để có được lịch can chi (thường gọi âm lịch) các nhà làm lịch phương Đông ngày trước theo dõi sự tuần hoàn của mặt trăng. Người xưa có một loạt cách miêu tả riêng nói về hình dạng của trăng:

    * Mồng một gọi là sóc , "sóc" đồng âm với "tô" (sống lại), có nghĩa là mặt trăng sống lại.


    * Ngày rằm (15) gọi là vọng, ý nghĩa là trăng đầy, trăng tròn.


    * Ngày cuối tháng (30) gọi là hối , nghĩa là hết trăng, không có ánh sáng.


    * Ngày mồng 8 gọi là tai (sơ), sinh phách (ngày chủ của khoảng thời gian từ trăng hình bán nguyệt đến hình tròn).


    * Ngày 23 gọi là Tai tử phách (ngày chủ của khoảng thời gian từ trăng bán nguyệt đến mất hẳn).


    * Ngày 14 và 29 chuẩn bị sắp bước vào ngày vọng và ngày hối , lúc này diện mạo trăng không có gì đặt biệt.

Đa phần người tín đồ Phật giáo Hòa Hảo đều ăn chay mỗi tháng 4 ngày vào các ngày 14, 15, 29, 30, và không ít người ăn chay mỗi tháng 6 ngày tức thêm 2 ngày mồng 8 và 23, đều trùng hợp với những thời điểm có lên quan đến sự vận hành, chuyển hóa diện mạo của mặt trăng (nơi dân gian đã văn nghệ hóa là cõi tiên, cõi của Hằng Nga tiên nữ ngự trị). Ngoài ý nghĩa như đã nói ở trên phải chăng còn mang thêm ý nghĩa tạo sự kết gắn mật thiết giữa hai cõi ta bà và tiên cảnh?

P.V.H.

Nguồn: nammoadidaphat.org

Thiet ke web ChoiXanh.net
TOP
Loading...