Tìm hiểu Đạo giáo (16)
(tiếp theo)
Tín đồ Đạo giáo quan niệm mối quan hệ của truyền thống của họ với các truyền thống khác ra sao?
Tới đầu thiên niêm kỷ thứ nhất, các tín đồ Đạo giáo có đầu óc triết học từng sát cánh với những vị đề xướng một hệ thống văn hóa và đạo đức thường được cho là thuộc về Khổng Tử. “Tôn giáo”, mà họ chưa có thuật ngữ riêng để đặt tên là một sự hòa trộn mang các nghi thức bói toán cổ xưa, tôn kính tổ tiên, trừ tà, và lễ vật mang ý nghĩa để có được phúc lành và sự che chở từ “Trời” cùng vài sức mạnh thần linh. Đạo giáo tiến triển trong suốt thời kỳ khi mà Phật giáo đang bén rễ tại Trung Hoa. Phải mãi tới khi Phật giáo Trung Hoa đã thành hình được vài thế kỷ các nhà tư tưởng Trung Hoa mới bắt đầu đề cập “ba cách” để vừa là người Trung Hoa lẫn người có đạo. Y như thể người Trung Hoa đã không nghĩ tới các truyền thống cổ xưa của họ như là một thứ gì khác ngoài “cách thức vạn vật hiện hữu”, khá giống với không khí mà họ thở, mãi tới khi một dạng thức tư duy và hành động du nhập được gọi là Con Đường của Đức Phật nhập cuộc. Các quan hệ Phật giáo-Đạo giáo đã trải qua một lịch sử đầy sóng gió. Ban đầu nhiều tín đồ Đạo giáo xem đạo Phật như một trường phái hay một tông phái mới, nhờ nỗ lực của Phật giáo diễn dịch các khái niệm then chốt giúp tín đồ Đạo giáo hiểu được. Chẳng bao lâu, sự thù nghịch trên bình diện rộng đã khai hỏa khi tín đồ Đạo giáo bắt đầu cho rằng tín đồ Phật giáo có đầu óc truyền giáo và như thế là một mối đe dọa. Tín đồ Khổng giáo thường đứng về phe tín đồ Đạo giáo trong việc kết án Phật giáo là “phi-Trung Hoa”. Từ thập niên 1800 các quan hệ Lão-Phật đã trở nên bình ổn hơn, do vậy nhiều người Trung Hoa hiện nay nhận thấy chỉ có vài hoặc không có sự phân biệt quan trọng nào hay rào cản giữa hai truyền thống này. Truyền thống Cộng đồng Trung Hoa (TTCĐTH) đã trở thành một nơi để gặp gỡ. Còn về các quan hệ Lão-Khổng thì cũng đã từng có sự kình địch nhất thời để dành được sự bảo trợ của triều đình. Hai truyền thống này cùng gây cản trở cho nhau khá nhiều về các chủ đề giáo thuyết và văn hóa, chẳng hạn như cái được gọi là vũ trụ quan Âm/Dương và sự tôn kính tổ tiên. Trong suốt thời kỳ phục hưng của Khổng giáo hồi thế kỷ thứ XII và XIII, một phát triển được gán cho cái tên là thuyết Tân-Khổng tử, đã có sự tác động hỗ tương giúp canh tân và tích cực cùng nhau trao đổi tư tưởng. Hiện nay, nói chung, mối quan hệ là thân ái, nhưng không có nhiều thảo luận thiết yếu về niềm tin cốt lõi.
Sự lãnh đạo, quyền lực, sự tổ chức
Các Cộng đồng Đạo giáo và các thành viên của TTCĐTH thường tụ họp ở đâu?
Nơi hội họp chính của Đạo giáo và TTCĐTH là đền chùa và điện thờ địa phương, cùng với những bàn thờ tạm được lập ở ngoài trời để cúng tế. Đền chùa cộng đồng ở trung tâm các thị trấn hay làng mạc thường là phương tiện dành cho nhiều mục đích.
Có một huấn quyền trung ương dánh cho tín đồ Đạo giáo không? Dành cho TTCĐTH?
Từng tông phái, giáo phái, và trường phái Đạo giáo đã xem – và trong một số trường hợp vẫn còn xem – cơ quan huấn giáo của họ có một vai trò trang trọng và khắt khe. Nhưng xét chung, tín đồ Đạo giáo hay những người sống theo TTCĐTH không nghĩ rằng bản thân họ đang theo bất cứ giáo thuyết riêng nào, kể cả những tuyên bố chính thức của các bậc thầy. Ở đây, tiêu chuẩn giáo thuyết được thay thế bởi truyền thống thuần túy – “chúng tôi luôn luôn làm như thế”.
(còn tiếp)
John Renard
Tri thức tôn giáo qua các vấn nạn và giải đáp, NXB Tôn giáo, 2005, tr.427-429.
---------------------------------------