Tìm hiểu Đạo giáo (4)

5 /5
1 người đã bình chọn
Đã xem: 5959 | Cật nhập lần cuối: 5/6/2016 2:17:31 PM | RSS

(tiếp theo)

Nguồn thông tin chính về cuộc đời Lão Tử là gì?

Tìm hiểu Đạo giáo (4)Nguồn thông tin chính về cuộc đời Lão Tử là một tiểu sử được nhà sử học Tư Mã Thiên (145-86 trước Công nguyên) viết trong tập Những Ghi chép của Sử gia (Records of the Historian). Lúc đó đang lưu truyền một số niềm tin về vị sáng lập Đạo giáo Trung Hoa mà chính Tư Mã Thiên không chắc về tính chính xác của chúng. Quả thật, bản tiểu sử bao gồm một tường thuật về không phải một, nhưng là ba, người có tên là Lão Tử. Lão Tử thứ nhất là một người tên là Lý Nhĩ (Li Er) hay Lão Đan (Lao Dan) quê ở làng Chu ren, miền Nam Trung Hoa thuộc nước Chu. Lý Nhĩ là một sử gia đảm trách văn khố của vương triều ngay tại kinh đô La Dương Trung Huốc. Ông là người cùng thời với Khổng Tử, và người ta thuật lại rằng ông đã phỏng vấn đạo sư Khổng Tử khi ông này đến La Dương tìm hiểu về nghi lễ nhà Chu.

Một người khác được đồng hóa với vị sáng lập Đạo giáo là Lão Lai Tử (Lao Lai Zi), người cũng xuất thân từ nước Chu. Ông được coi là người cùng thời với Khổng Tử và được cho là tác giả của cuốn sách mười lăm chương giải nghĩa các giáo thuyết của trường phái Đạo giáo. Người ta không biết gì hơn về ông. Theo bản tường trình thứ ba, Lão Tử chính hiệu sống 129 năm sau khi Khổng Tử qua đời. Người này được biết đến với cái tên là Đam (Tan), sử gia nhà Chu.

Truyền thống Đạo giáo có lan rộng vượt ra ngoài Trung Hoa không?

Đạo giáo đã tạo một số ảnh hưởng nào đó vào những thời kỳ khác nhau trên khắp vùng Đông và đông nam Á. Người Trung Hoa đi tới bất cứ đâu, Đạo giáo đều theo gót và để lại vết tích, nhưng hiếm khi nào nó làm cho người ta rõ ràng cảm thấy sự hiện diện của nó ở bên ngoài Trung Hoa và những lãnh thổ dưới quyền kiểm soát của Trung Hoa. Tuy nhiên, giáo thuyết của Đạo giáo đã có một tác động đáng kể đối với Phật giáo Trung Hoa trong suốt nhiều thế kỷ, để rồi Phật giáo lại truyền bá tác động âm thầm ấy trên con đường truyền giáo của mình ra khắp châu Á. Vào thời tương đối gần đây, Đạo giáo, và các giáo thuyết được khẳng định là của Đạo giáo, đã khởi sự được phổ biến ngày càng tăng ở châu Âu và châu Mỹ, nhưng trên một quy mô hẹp hơn các truyền thống khác có nguồn gốc ở châu Á.

Tóm lại, lịch sử của Đạo giáo là gì?

Đạo giáo đã xuất hiện như một truyền thống có quyền được thừa nhận trong suốt các thập niên sau cùng của nhà Hán (202 trước Công nguyên-221 Công nguyên). Khổng giáo đã được vua chúa biệt đãi như là tín ngưỡng chính thức của vương quốc. Nhưng khi nhà Hán suy tàn, cả Đạo giáo lẫn Phật giáo đều tìm được chốn để phát triển. Trường phái Thông Thiên học nguyên thủy thống lĩnh phần lớn môi trường Đạo giáo. Các hình thức thuyết pháp của nhiều trường phái Đạo giáo đã sớm phát triển và còn tiếp tục suốt hai ngàn năm qua. Thêm nữa, giữa thế kỷ thứ III và IV, các thiên khải mới được các đạo sư khác nhau xác nhận đã phát sinh thêm vài trường phái mới, đó là những thời kỳ phân hóa chính trị. Cùng với sự tái hợp nhất chính trị trong suốt đời nhà Tùy (581-618), nhiều trường phái Đạo giáo khác nhau đã cố tìm cách tồn tại dù rất ít được sự bảo trợ của vua chúa. Nhiều tu viện nở rộ nhưng vẫn xa cách đại bộ phận công chúng. Cơ sự đã được cải thiện dưới đời nhà Đường (618-906), khi Đạo giáo lại có những người ủng hộ đang ở các địa vị cao. Dưới đời nhà Tống (960-1279), Tân-Khổng giáo đã tỏ ra là một đối thủ mạnh của Đạo giáo tại triều đình. Nhưng dù sao, Đạo giáo vẫn yên ổn, vì nhiều tín đồ Tân-Khổng giáo hiếu hòa với những nhân vật lỗi lạc hàng đầu của Đạo giáo. Trong suốt đời nhà Tống phía Nam (1127-1279) dù hầu như thiếu hẳn sự bảo trợ của nhà vua, một vài trường phái Đạo giáo mới đã xuất hiện. Sự việc bỗng dưng trở nên tồi tệ hơn dưới đời nhà Nguyên (1260-1368). Các tín đồ Đạo giáo được mời tham dự các cuộc tranh luận tại triều đình, đã phải chịu những tổn thất nặng và phải trả giá rất đắt cho sự mất đi những tu viện và thư viện quý giá. Trong suốt đời nhà Minh cuối thời trung cổ (1368-1644), vận may của Đạo giáo lại được cải thiện đáng kể và nhiều đạo sư Đạo giáo đã đảm nhận những địa vị chính thức đầy danh giá. Nhưng dưới thể chế quân chủ cuối cùng, đời nhà Thanh (hay Mãn Châu) (1644-1911), quả lắc đã đổi chiều và Đạo giáo đã phấn đấu để tồn tại trong giao đoạn đầu hiện đại. Và sau những biến chuyển của lịch sử cận đại, các nhóm Đạo giáo lại đang phấn đấu tụ họp trở lại.

Các niềm tin tôn giáo

Đạo giáo hay TTCĐTH có một công thức tuyên tín nào?

Vì Đạo giáo và TTCĐTH chú trọng về tập tục chuẩn, họ đã không công thức hóa những gì được coi là tương đương công thức tuyên tín/tín điều như các truyền thống của Do Thái giáo, Hồi giáo và cả Phật giáo. Tất nhiên, Đạo giáo và TTCĐTH vẫn tiền giả định những niềm tin cơ bản và những giả thiết về cách thức vũ trụ hoạt động. Đa phần những niềm tin này đều liên quan tới việc nhận thức, và hiểu biết cách thức đối phó và hưởng lợi từ những sức mạnh thiêng liêng từng tồn tại nơi vạn vật. Do vậy, toàn bộ những đa dạng của Đạo giáo và TTCĐTH đều có những tin tưởng cốt yếu, nhưng không nhất thiết đòi hỏi sự đồng thuận của mọi tín đồ.

(còn tiếp)

John Renard
Tri thức tôn giáo qua các vấn nạn và giải đáp, NXB Tôn giáo, 2005, tr.402-404.

---------------------------------------

Tìm hiểu Đạo giáo (1)

Tìm hiểu Đạo giáo (2)

Tìm hiểu Đạo giáo (3)

Thiet ke web ChoiXanh.net
TOP
Loading...